2.1.2.1. Quan niệm quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh KTTT và HNQT, xét từ góc độ văn hóa, có thể thấy xuất hiện những thuận lợi, thời cơ, trong đó hòa bình, hợp tác, phát triển, toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, hội nhập và phát triển văn hóạ Các hoạt động văn hóa nhờ công nghệ mà hiện đại hóa, có sức lan tỏa nhanh, mạnh, sâu trên phạm vi toàn cầu, không chỉở vùng thành thị mà còn tỏa vềđược vùng núi cao, nông thôn hẻo lánh. Giao thoa văn hóa trở nên mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện để
tiếp thụ tinh hoa văn hóa nhân loại và truyền bá văn hóa từ mỗi quốc gia ra thế giớị Trên đường đổi mới, các điều kiện KT-XH phát triển tạo thuận lợi cho văn hóa phát triển. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa trong đời sống xã hội tiếp tục được nâng cao, tạo
động lực cho phát triển văn hóa của các quốc giạ Trình độ nhận thức, văn hóa của con người ngày một cao hơn, giúp cho mặt bằng văn hóa được nâng lên, tạo điều kiện cho việc sáng tạo văn hóa có chất lượng hơn, phong phú, đa dạng hơn.
Tuy nhiên, trong nền KTTT và HNQT, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở mỗi quốc gia cũng đang đứng trước những nguy cơ, thách thức không nhỏ, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Với tiến trình toàn cầu hóa, văn hóa của quốc gia sẽ chịu tác động tiêu cực văn hóa không lành mạnh của thế giớị Văn hóa của các nước lớn, giàu có đã lan tỏa rộng, tác động sâu đến đời sống văn hóa của các nước
đang phát triển. Sự tiếp thụ thiếu chọn lọc văn hóa ngoại lai sẽ làm tha hóa văn hóa dân tộc. Tác động tiêu cực của KTTT càng làm cho văn hóa biến dạng, nhiều mặt xuống cấp, kéo theo sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Lối sống vị kỷ, cá nhân, hành vi bạo lực càng chi phối xã hộị Nhu cầu giải trí qua các hoạt động văn hóa ngày càng tăng, xu hướng kiếm lợi nhuận qua các hoạt động văn hóa ngày càng phát triển, khiến cho văn hóa dần dần buông lơi vai trò giáo dục, định hướng thẩm mỹ. Quan hệ giữa văn hóa và chính trị có nguy cơ bị giãn cách ngày càng xa, do vậy tác
động tích cực vốn có của văn hóa vào đời sống xã hội có nguy cơ bị xem nhẹ, giảm sút. Nhìn chung, tình hình và xu hướng nêu trên sẽ tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xen đối với sự phát triển của quốc giạ Do vậy, trên bình diện văn hóa, sự
phát triển mạnh lên, phong phú, đa dạng, hiện đại hơn là xu hướng tất yếu, trong đó
đan xen mặt tích cực và mặt tiêu cực. Từ những nguyên nhân trên, cần thiết phải có sự
QLNN về văn hóa, đó là sự cần thiết khách quan, đặc biệt là trong điều kiện phát triển KTTT và HNQT.
Theo nghĩa chung nhất, QLNN là sự tác động một cách có ý thức, có tổ chức của Nhà nước đối với kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm thực hiện mục đích phát triển KT- XH. Như vậy, QLNN có nội hàm rất rộng, mọi lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng đều là đối tượng của QLNN. Mỗi lĩnh vực, mỗi ngành, mỗi nghề khác nhau đều có QLNN riêng về lĩnh vực đó. Vì vậy, trong lĩnh vực văn hóa thì có QLNN về văn hóa (gọi tắt là QLVH).
Khái niệm QLNN về văn hóa cũng có những cách hiểu và diễn đạt khác nhau,
đặc biệt là trong những bối cảnh điều kiện khác nhaụ Theo tác giả, khái niệm QLNN về văn hóa trong điều kiện KTTT và HNQT có thểđược hiểu như sau:
QLVH là hoạt động có ý thức, có tổ chức của Nhà nước thông qua việc sử dụng tổng hợp các biện pháp, công cụ, phương pháp quản lý phù hợp với KTTT và HNQT tác động vào hoạt động văn hóa, nhằm ổn định và phát triển nền văn hóa theo mục tiêu đã định.
Như vậy, QLNN về văn hóa cũng bao gồm chủ thể quản lý và khách thể (đối tượng) quản lý. Chủ thể QLNN về văn hóa là cơ quan QLNN về văn hóa ở các cấp hành chính. Ở Trung ương, chức năng này được giao cho một cơ quan thuộc Chính phủ (cấp Bộ). Ở Việt Nam chủ thể QLNN về văn hóa cấp trung ương chính là Bộ
VHTTDL. Đây là sự phối hợp quản lý của các bộ phận trong toàn bộ bộ máy tổ chức của Bộ, bao gồm: Lãnh đạo Bộ; các Vụ, Cục, Tổng cục và tương đương. Cơ quan QLNN về văn hóa cấp địa phương là các Sở, Phòng văn hóạ
Đối tượng của QLNN về văn hóa là các hoạt động về văn hóa của cả nước, bao gồm các lĩnh vực: văn hóa cơ sở, văn hóa dân tộc, di sản văn hóa; điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; bản quyền tác giả; mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; thư viện; gia đình...
2.1.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Mục tiêu QLNN về văn hóa là làm cho mọi hoạt động văn hóa đều phát triển lành mạnh, ổn định theo đúng chiến lược phát triển văn hóa đã định của quốc gia, tạo nền tảng, động lực, mục đích cho chiến lược phát triển KT-XH nhanh và bền vững trong điều kiện KTTT và HNQT ngày càng sâu rộng. Cụ thể là:
- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích, tạo động lực cho các hoạt
động sáng tạo văn hóa, làm cho văn hóa phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ
cho sự nghiệp phát triển KT-XH cùng với sự phát triển của nền KTTT và HNQT ngày càng sâu rộng của các quốc giạ
- Tổ chức thực hiện phát triển các hoạt động văn hóa ở trên phạm vi cả nước, từng khu vực, từng vùng, từng địa phương, cơ sở, tức là ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa, hạn chế, ngăn ngừa, xử lý các hiện tượng tiêu cực, chống phá văn hóa và lợi dụng hoạt động văn hóa để chống phá sự
nghiệp cách mạng của nhân dân, nhằm phục vụ mục đích của các cá nhân, lợi ích nhóm làm chệch hướng phát triển nền văn hóa của đất nước.
Các mục tiêu trên luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ nhau, tạo sự thống nhất nhằm mục tiêu chung nhất là phát triển nền văn hóa của quốc gia dân tộc, hội nhập với phát triển văn hóa khu vực và quốc tế.
2.1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Một là, ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách về phát triển văn hóa phù hợp với KTTT và HNQT nhằm tạo môi trường pháp lý cho QLVH.
Để nền văn hóa phát triển đúng định hướng trong nền KTTT và HNQT, cần phải có môi trường hành lang, pháp lý cho QLNN về văn hóa, đó chính là pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa do Nhà nước ban hành. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ
quan QLNN về văn hóa các cấp thực hiện QLVH, buộc mọi tổ chức, cá nhân trong tổ
chức các hoạt động văn hóa trong lãnh thổ quốc gia phải tuân theọ Nếu tổ chức, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm.
Hai là, xây dựng bộ máy tổ chức QLVH.
Để thực hiện các văn bản, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, cần phải xây dựng bộ máy tổ chức QLVH thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Bộ máy QLVH ở cấp trung ương là Bộ VHTTDL, bao gồm các Tổng cục, Vụ, Viện, Cục, ... mà lực lượng thực hiện QLVH chính là công chức QLVH cấp Bộ. Bộ máy QLVH cấp
địa phương là các Sở VHTTDL tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Phòng, Ban văn hóa của các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.
Ba là, tổ chức thực hiện phát triển văn hóạ
Trên cơ sở các văn bản, quy định luật pháp Nhà nước đã ban hành, các cơ
QLNN về văn hóa các cấp có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện phát triển các hoạt động văn hóa trong phạm vi khuôn khổ các văn bản, pháp luật của Nhà nước, nhằm quản lý các hoạt động văn hóa phát triển lành mạnh và đúng hướng trong nền KTTT và HNQT.
phát triển văn hóạ
Các hoạt động văn hóa luôn diễn ra thường xuyên và hết sức đa dạng, phong phú. Trong nền KTTT và HNQT có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động văn hóa với nhiều mục đích khác nhau, do đó văn hóa dễ hoạt động, phát triển tự phát, thiếu lành mạnh, không có định hướng phát triển đúng đắn... Vì vậy, các cơ quan QLNN về văn hóa phải luôn giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động văn hóa để các hoạt động văn hóa diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách và các quy định của Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân nào cố tình làm sai trái phải có những hình thức xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Đồng thời, qua giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động văn hóa phát hiện ra những điểm hạn chế của một số văn bản, pháp luật chưa hoặc không còn phù hợp để sửa chữa, bổ sung, nhằm làm cho nền văn hóa phát triển đúng hướng trong nền KTTT và HNQT.
2.1.2.4. Phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về văn hóa
QLNN về văn hóa luôn được hoàn thiện theo hướng:
Một là, hoàn thiện thể chế văn hóa, xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển văn hóa,
đặc biệt là chính sách văn hóa trong kinh tế, kinh tế trong văn hóa; gắn kết giữa phát triển văn hóa với phát triển du lịch, giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển KT-XH.
Hai là, hoàn thiện bộ máy tổ chức QLNN; xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH và HNQT. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực.
Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóạ Xây dựng những thiết chế văn hóa mới xứng tầm thời đại, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần tạo dựng môi trường văn hóa phong phú, lành mạnh.
QLNN về văn hóa có nhiều phương pháp và công cụ quản lý khác nhaụ Mỗi lĩnh vực, mỗi đối tượng quản lý đòi hỏi chủ thể quản lý phải lựa chọn những phương pháp và công cụ quản lý phù hợp, thì kết quả của quản lý mới đạt hiệu quả caọ
Để quản lý văn hóa đạt hiệu quả cao, cơ quan QLNN về văn hóa có thể sử dụng phối kết hợp hài hòa các phương pháp quản lý, như: phương pháp quản lý hành chính; phương pháp tổ chức; phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục; phương pháp kinh tế; phương pháp giám sát, kiểm tra, thanh trạ...
Đi đôi với lựa chọn, sử dụng đa dạng các phương pháp quản lý, trong QLNN về
văn hóa cũng được thực hiện thông qua việc lựa chọn, sử dụng tổng hợp đa dạng các công cụ QLVH, như: hệ thống pháp luật của Nhà nước về văn hóa; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển văn hóa; chính sách tài chính, đào tạo, đãi ngộ; công cụ
kinh tế, khoa học công nghệ; ...
Lực lượng tổ chức thực hiện QLNN về văn hóa là đội ngũ công chức QLVH các cấp từ trung ương đến địa phương, trong đó quan trọng là đội ngũ công chức QLVH cấp Bộ.
2.1.3. Quan niệm, đặc điểm và vai trò công chức quản lý văn hóa
2.1.3.1. Quan niệm về công chức quản lý văn hóa
Trong lịch sử thuật ngữ, công chức bắt đầu ra đời và được sử dụng gắn liền với nhà nước ở các nước tư bản, được thể hiện qua Luật công chức.
Ở Vương quốc Anh, khái niệm công chức xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1959, thông qua Luật công chức Anh (Tô Tử Hạ, 1998, tr.16).
Ở Pháp, theo điều 2, khái niệm công chức được đề cập trong chương II của Luật công chức năm 1994 (Tô Tử Hạ, 1998, tr.15).
Ở Việt Nam, khái niệm về công chức lần đầu tiên được đưa ra ngày 20/5/1950, trong Sắc lệnh số 76/SL về Quy chế công chức do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký (Tô Tử
Hạ, 1998, tr.217). Nhưng đến năm 2008, Việt Nam mới bắt đầu có Luật cán bộ, công chức.
Trên cơ sở những khái niệm về công chức của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, theo quan niệm của tác giả thì:
Công chức là công dân của quốc gia được tuyển dụng vào làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập được bổ nhiệm vào ngạch bậc và hưởng lương từ NSNN.
Tiêu chí để xác định công chức ở Việt Nam là gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh (Luật Cán bộ, công chức, 2008).
Mỗi lĩnh vực có một loại công chức chuyên môn nhất định. Trong đó, công chức QLNN là đội ngũ công chức đông đảo và có vai trò cực kỳ quan trọng.
Công chức QLNN là bộ phận công chức có chức năng thực hiện QLNN theo Hiến pháp và pháp luật.
vực văn hóạ Cũng như công chức QLNN, công chức QLVH đến nay cũng chưa có một quan niệm thống nhất. Tác giả hiểu:
Công chức QLVH là bộ phận của công chức QLNN, thực hiện QLNN về văn hóa theo Hiến pháp và pháp luật.
Căn cứ vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ, công chức QLVH được chia thành hai loại chính là: công chức QLVH cấp Bộ (cấp trung ương) và công chức QLVH cấp sở, phòng (cấp địa phương).
Công chức QLVH cấp Bộ là công chức trong biên chế và làm việc tại cơ quan Bộ VHTTDL. Công chức QLVH cấp sở, phòng là công chức trong biên chế và làm việc tại các Sở VHTTDL hoặc Sở VHTT của tỉnh; phòng VHTTDL của huyện.
Công chức QLVH cấp Bộ bao gồm:
- Công chức lãnh đạo, quản lý: là những người thực hiện chức năng quản lý,
điều hành công việc của những công chức dưới quyền, gồm Bộ trưởng, các Thứ
trưởng; Trưởng, Phó các Cục, Vụ, Phòng, Ban và tương đương trong cơ quan Bộ
VHTTDL (gọi chung là khối QLNN); Trưởng, Phó các khối Viện, Trường, Bảo tàng; Nghệ thuật biểu diễn và các khối khác (gọi chung là khối sự nghiệp).
- Công chức chuyên môn, nghiệp vụ: là những người thực hiện một công việc
đòi hỏi có sự hiểu biết trong lĩnh vực chuyên môn mà công chức đó được phân công,
đảm nhiệm trong Bộ VHTTDL.
- Công chức phục vụ: là những người làm công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu phục vụ cho lãnh đạo ra quyết định quản lý, như thư ký, văn thư, đánh máy,…
2.1.3.2. Đặc điểm của công chức quản lý văn hóa
Là một bộ phận của công chức QLNN, nên công chức QLVH cũng có chung những đặc điểm của công chức QLNN:
Thứ nhất, là những người được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ và có đủ trình độ chuyên môn phù hợp với ngạch, chức danh, chức vụ
công chức.
Thứ hai, đảm nhiệm thời gian công tác liên tục từ khi được bổ nhiệm, tuyển dụng cho tới khi nghỉ hưu (Nam đủ 60 tuổi; Nữ đủ 55 tuổi) (Luật Bảo hiểm xã hội, 2014).
Thứ ba, được biên chế và hưởng lương từ NSNN.
chiến lược, chính sách QLNN về văn hóa, nên ngoài những đặc điểm chung trên đây,
đội ngũ công chức QLVH còn có những đặc điểm riêng sau:
Một là, công chức QLVH là lực lượng tham mưu xây dựng để Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, vì thếđòi hỏi công chức QLVH có kiến thức về văn hóa sâu rộng, vừa có kỹ năng chuyên sâu về lập pháp và lập quị