quản lý văn hóa
3.2.3.1. Thực trạng về ngạch công chức quản lý văn hóa
Trình độ nghiệp vụ của công chức QLVH còn được biểu hiện thông qua cơ cấu ngạch công chức. Thực trạng về ngạch công chức QLVH của Bộ VHTTDL được thể
hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Ngạch công chức QLVH của Bộ VHTTDL giai đoạn 2011- 2016
Đơn vị tính: người
Ngạch công chức và tương đương
Số lượng công chức
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Chuyên viên cao cấp
và tương đương 27 27 28 28 29 34
Chuyên viên chính và
tương đương 214 220 225 224 225 299
Chuyên viên và tương
đương 320 325 331 364 356 308
Cán sự và tương đương 25 24 24 21 21 20
Nhân viên 72 72 72 70 70 75
TỔNG CỘNG 658 668 680 707 701 736
Nguồn: Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bảng 3.5 phản ánh cơ cấu giữ ngạch của công chức QLVH phát triển theo xu hướng tích cực. Điều đó thể hiện, ngạch chuyên viên chính và chuyên viên có xu hướng tăng lên: ngạch chuyên viên chính tăng từ 32,5% năm 2011 lên 40,6% vào năm 2016; ngạch chuyên 48,6% năm 2011 giảm 41,8% vào năm 2016 (giảm 6,8%); ngạch cán sự 3,8% năm 2011 giảm xuống còn 2,7% năm 2016; ngạch nhân viên cũng
giảm từ 10,6% năm 2011 xuống còn 10,1% năm 2016. Tuy nhiên, ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương chiếm tỷ trọng còn thấp và ổn định đều giữ mức từ 4,1 đến 4,6% qua các năm.
3.2.3.2. Về trình độđào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
Công chức QLVH là đội ngũ cần phải có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn thì mới đáp ứng hoàn thành được công việc, nhiệm vụ của mình. Vì công việc, nhiệm vụ của công chức QLVH chủ yếu là nghiên cứu, tham mưu chuyên môn về từng chuyên ngành, lĩnh vực trong ngành văn hóa đối với việc ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản, pháp luật về văn hóạ Với nhiệm vụ lớn lao và nặng nềđó, nếu công chức QLVH không có được một trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, phù hợp với từng vị trí, công việc cụ thể thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ được phân công.
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ đối với thực hiện nhiệm vụ của công chức QLVH, những năm qua Bộ VHTTDL đã luôn chú ý, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức QLVH về chuyên môn, nghiệp vụ.
Giai đoạn 2011-2016, số công chức QLVH có trình độ trên đại học tăng dần lên qua các năm. Biểu hiện cụ thể, công chức có trình độ tiến sĩ tăng từ 6,1% năm 2011 lên 8,8% năm 2016; công chức có trình độ thạc sĩ tăng từ 28,2% năm 2013 lên 37,7% năm 2016. Còn trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và sơ cấp đều giảm dần qua các năm. Trong đó số công chức có trình độ đại học giảm từ 54,7% năm 2011 xuống còn 43,1% năm 2016; số công chức có trình độ cao đẳng giảm từ 1,3% năm 2011 xuống còn 0,5% năm 2016; tương tự như vậy số công chức trình độ trung cấp giảm từ 4,1% xuống còn 2,7% và trình độ sơ cấp giảm từ 8,2% xuống còn 7%. Điều này chứng tỏ
phần nào chất lượng chuyên môn, nghề nghiệp của công chức QLVH có xu hướng
Bảng 3.6: Trình độ đào tạo chuyên môn của công chức QLVH của Bộ VHTTDL giai đoạn 2011-2016
Đơn vị tính: người Trình độ Tỷ lệ Số lượng công chức 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tiến sỹ 40 42 46 59 59 65 % 6,1 6,3 6,8 8,3 8,4 8,8 Thạc sỹ 168 181 192 216 225 278 % 25,5 27,1 28,2 30,5 32,1 37,7 Đại học 360 357 356 353 339 317 % 54,7 53,4 52,4 49,9 48,3 43,1 Cao đẳng 9 7 7 4 4 4 % 1,3 1,0 1,0 0,5 0,6 0,5 Trung cấp 27 27 26 20 20 20 % 4.1 4.0 3.8 2.8 2.9 2.7 Sơ cấp 54 54 53 55 54 52 % 8,2 8,0 7,8 7,8 7,7 7,0 TỔNG CỘNG 658 668 680 707 701 736
Nguồn: Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ngoài ra, thông qua các hội thảo, tập huấn, trại sáng tác, luyện tập... công chức QLVH cũng được bồi dưỡng kỹ năng và nghiệp vụ, kiến thức chuyên ngành. Với thành tựu của công tác thu hút tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ công chức QLVH cùng với sự chăm lo, quan tâm chú ý nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, kết quả là Bộ VHTTDL hiện nay đã có một lực lượng công chức có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, khá tốt.
3.2.3.3. Về trình độ lý luận chính trị
Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức QLVH, Bộ VHTTDL luôn chú ý, lựa chọn cán bộ công chức tham dự các khóa đào tạo về Lý luận chính trị.
Qua bảng 3.7 ta thấy, trình độ cử nhân và trình độ trung cấp về Lý luận chính trị của đội ngũ công chức QLVH ngày càng tăng. Trình độ cử nhân tăng từ 1,1% năm 2011 lên 2,4% năm 2016; trình độ trung cấp tăng từ 23,1% năm 2011 lên 25,1% vào năm 2016. Tuy nhiên mức tăng đó không đều và không ổn định qua các năm 2011
đến năm 2016.
Bảng 3.7: Trình độ đào tạo lý luận chính trị của công chức QLVH của Bộ VHTTDL giai đoạn 2011-2016
Đơn vị tính: người Trình độ Tỷ lệ Số lượng công chức 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số lượng công chức 658 668 680 707 701 736 Cử nhân 11 11 12 18 16 18 % 1,7 1,7 4,8 2,7 2,4 2,4 Cao cấp 232 237 243 240 238 288 % 35,5 36,0 36,9 36,5 36,2 39,1 Trung cấp 152 155 158 149 175 185 % 23.1 23.6 24.0 22.6 26.6 25.1 Sơ cấp 100 109 116 76 61 61 % 15,2 16,6 17,6 11,6 9,3 8,3
Cộng số công chức được đào tạo
lý luận chính trị 495 512 529 483 490 552
% 75.2 76.6 77.8 68.3 69.9 75.0
Nguồn: Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Công chức QLVH được cửđi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị có ý thức tổ
chức tốt trong học tập đã góp phần vào sự thành công của các khóa học, cũng là góp phần vào việc nâng cao kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành văn hóạ Qua đó, chất lượng công chức QLVH ngày được tăng lên, góp phần nâng cao thực thi công vụ, năng lực công tác, đổi mới phong cách làm việc theo
hướng tích cực, thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn; đáp ứng yêu cầu công tác quy hoạch, đề bạt cán bộ. 3.2.3.4. Về trình độ quản lý nhà nước Trình độ đào tạo về QLNN của công chức QLVH thể hiện trình độ hiểu biết, trình độ nhận thức về QLNN, cơ cấu tổ chức nhà nước của nền hành chính quốc gia, về cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước… Với chức năng, nhiệm vụ của mình, công chức QLVH của Bộ VHTTDL cần phải có trình độ đào tạo về QLNN và đây là một trong những tiêu chuẩn chính để nâng ngạch công chức. Trình độ QLNN của Bộ
VHTTDL được thể hiện thông qua bảng 3.8.
Qua bảng 3.8 ta thấy số công chức QLVH được đào tạo kiến thức về QLNN ngày càng tăng. Năm 2011 mới có 75,8% số công chức có kiến thức QLNN, thì năm 2016 con số đó đã là 89,9%. Trong đó đáng chú ý là số công chức có trình độ
chuyên viên cao cấp và tương đương tăng từ 7,9% năm 2011 tăng lên 11,9% năm 2015 và lên 12,9% vào năm 2016. Đặc biệt là số công chức có trình độ chuyên viên chính và tương đương tăng khá cao: từ 29,6% năm 2011 lên 50,6% vào năm 2016.
Bảng 3.8: Trình độ đào tạo về QLNN của công chức QLVH của Bộ VHTTDL giai đoạn 2011 – 2016
Đơn vị tính: người
Trình độ Số lượng công chức
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Chuyên viên cao cấp
và tương đương 52 60 67 76 78 79
Chuyên viên chính
và tương đương 195 207 221 287 302 335
Chuyên viên và tương
đương 252 246 239 226 203 198
Cộng số công chức
được đào tạo QLNN 499 513 527 589 583 662
Nguồn: Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3.2.3.5. Về trình độ tin học
- Trình độ tin học không phải là chuyên môn hẹp của công chức QLVH, nhưng trình độ tin học của công chức QLVH có vai trò rất quan trọng, là yếu tố hỗ trợđắc lực thực hiện nhiệm vụ của công chức QLVH. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát
triển mạnh mẽ như ngày nay mọi công việc của công chức QLVH hầu nhưđều có liên quan đến tin học. Trình độ tin học cao sẽ là yếu tố có tính chất đặc biệt quan trọng trong việc tăng năng suất lao động trong hầu hết các công việc, nhiệm vụ của công chức QLVH, làm giảm đáng kể thời gian hoàn thành công việc và nâng cao chất lượng của công việc QLVH.
Hiểu rõ vai trò quan trọng của tin học đối với thực hiện và hoàn thành công việc, nhiệm vụ của công chức QLVH, trong những năm qua Bộ VHTTDL đã có nhiều biện pháp, phối hợp cá nhân và tập thểđể công chức QLVH đạt được một mức độ nhất
định đáp ứng cơ bản nhiệm vụ được giaọ Trình độ tin học của đội ngũ công chức QLVH được thể hiện qua biểu 3.2 dưới đâỵ
Biểu đồ 3.2: Trình độ tin học của công chức QLVH của Bộ VHTTDL giai đoạn 2011-2016
Nguồn: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Qua biểu đồ 3.2 ta thấy trình độ tin học của công chức QLVH không ngừng tăng lên. Nếu năm 2011 chỉ có 09 công chức (chiếm 1,4%) có trình độ trung cấp tin học trở
lên, năm 2016 tăng lên 19 công chức (chiếm 2,9%). Chứng tỏ rằng, công chức QLVH ngày càng áp dụng công nghệ thông tin vào thực hiện công việc được giao, thể hiện xu hướng phát triển của công chức hiện đạị
Về chứng chỉ tin học, nếu năm 2011 có 545 người (chiếm 82,9%), năm 2013 có 576 người (chiếm 84,7%) thì năm 2016 đã có 628 người (chiếm 85,3%).
Tuy nhiên, trình độ tin học của công chức QLVH mới chủ yếu là có chứng chỉ, trình độ trung cấp trở lên là rất thấp. Trong khi làm việc trong thời đại bùng nổ thông tin, cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì trình
độ tin học như trên khó đáp ứng tốt được nhiệm vụ đặt rạ Chính vì vậy, thông qua số
liệu khảo sát, điều tra của tác giả khi đặt câu hỏi về công chức QLVH hiện nay có đáp
ứng được trình độ tin học trong thực hiện nhiệm vụ không? Kết quả thu được có đến 80% có ý kiến cho rằng còn một số ít công chức không đáp ứng được; 18% có ý kiến cho rằng hoàn toàn đáp ứng được; chỉ có 2% cho là đáp ứng tốt. Điều đó chứng tỏ rằng tin học cũng là một trong những vấn đề cần phải nâng cao thêm nhiều, đặc biệt là những năm tới khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ (Hình 3.1)
Biểu đồ 3.3: Mức độ đáp ứng tin học của công chức QLVH Bộ VHTTDL giai đoạn 2011-2016
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (tháng 5/2016) 3.2.3.6. Về trình độ ngoại ngữ
Cũng như tin học, ngoại ngữ không phải là chuyên môn chính của công chức QLVH, nhưng ngoại ngữ là yếu tố bổ trợ, có tác động khá lớn đến thực hiện và hoàn thành công việc đối với công chức QLVH của Bộ VHTTDL. Ngoại ngữ có vai trò lớn
đối với công chức QLVH trong điều kiện HNQT sâu rộng hiện nay; tạo điều kiện cho công chức nhận thức và tiếp thu tốt hơn những tinh hoa, thành công và tránh được
những kinh nghiệm không thành công của các quốc gia để vận dụng kinh nghiệm của họ trong phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Với vai trò quan trọng đó của ngoại ngữ, trong thời gian qua cơ quan Bộ VHTTDL
đã quan tâm, chú ý tạo điều kiện và có các biện pháp khuyến khích công chức nâng cao trình độ về ngoại ngữ. Kết quả là trình độ ngoại ngữ của công chức QLVH của Bộ
VHTTDL đặc biệt là trình độ tiếng Anh đã đạt được những thành tựu khá tốt (xem bảng 3.9).
Bảng 3.9: Trình độ ngoại ngữ của công chức QLVH giai đoạn 2011 – 2016
Đơn vị tính: người Năm Trình độ Số lượng công chức 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số lượng công chức 658 668 680 707 701 736 Tiếng Anh 529 546 566 599 598 641 Đại học trở lên 47 55 63 75 70 74 Chứng chỉ (A,B,C) 482 496 503 524 528 567 Ngoại ngữ khác 99 100 101 69 70 75 Đại học trở lên 24 26 27 27 25 25 Chứng chỉ (A,B,C) 75 74 74 42 45 50 Cộng số công chức
được đào tạo ngoại ngữ 628 651 667 668 668 716
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Qua bảng 3.9 ta thấy, trình độ tiếng Anh của công chức QLVH không ngừng tăng. Năm 2011 mới chỉ có 80,4% số công chức có tiếng Anh, năm 2016 con sốđó đã tăng lên 87%. Trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm tới 13,4% (tiếng Anh là 10%; ngoại ngữ khác là 3,4%)
Tuy nhiên, để có trình độ ngoại ngữ tốt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian học liên tục hay không; năng khiếu, điều kiện hoàn cảnh học ngoại ngữ của từng
trường, vị trí của từng công việc, có liên quan nhiều đến ngoại ngữ hay không… Vì vậy, trình độ ngoại ngữ của công chức QLVH của Bộ VHTTDL không đồng đều, và nhìn chung trình độ ngoại ngữ chưa cao, mức độ, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong
đáp ứng thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế. (xem hình 3.2)
Biểu đồ 3.4: Mức độ đáp ứng ngoại ngữ của công chức QLVH Bộ VHTTDL
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5/2016
Qua kết quả khảo sát của tác giảđối với việc tựđánh giá về trình độ ngoại ngữ
của công chức QLVH trong đáp ứng công việc, thì còn tới 22% ý kiến được hỏi trả lời là đại bộ phận công chức không đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ. Tuy nhiên có tới 38% trả lời là cơ bản công chức QLVH đáp ứng được và 40% trả lời là một số ít không đáp ứng được.
3.2.3.7. Về kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp, nhất là kỹ năng làm việc, trong đó có kỹ năng làm việc
độc lập và kỹ năng làm việc nhóm là hết sức quan trọng. Đối với chất lượng công chức QLVH, kỹ năng nghề nghiệp là một thuật ngữ có nội hàm rất rộng, bao gồm cả các kỹ
năng nhận thức, kỹ năng vận dụng kiến thức chuyên môn, vận dụng lý thuyết, văn hóa, pháp luật vào hoạt động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của công chức QLVH. Ngoài ra, các kỹ năng sử dụng, vận dụng tin học, ngoại ngữ trong công việc; kỹ năng hiểu biết, nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm của mình và của tổ chức mà bản thân công chức đang làm việc; kỹ năng phối hợp, hợp tác, kết hợp giữa các công
chức trong một đơn vị, tổ chức, để thực hiện tốt công việc của mỗi công chức và của tổ chức…
Biểu đồ 3.5: Kỹ năng làm việc độc lập của công chức QLVH
Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 5/2016
Như vậy, nếu có kiến thức tốt thì chưa chắc một công chức đã thực hiện và hoàn thành tốt được nhiệm vụ được giaọ Muốn thực hiện, hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao thì người công chức còn cần phải có kỹ năng nghề nghiệp tốt.
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với người công chức nói chung và người công chức QLVH nói riêng. Trong kỹ năng nghề nghiệp, thì kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm là đặc biệt chú ý đối với đội ngũ công chức QLVN.
Những năm qua, cơ quan Bộ VHTTDL đã tập trung mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng nghề nghiệp cho công chức QLVH, nên kỹ năng làm việc của đội ngũ công chức QLVH đã đạt được những thành tựu đáng kể, thể hiện qua hình 3.3 và 3.4.
Về kỹ năng làm việc độc lập (xem hình 3.3), số ý kiến nhận xét về kỹ năng làm việc độc lập của công chức QLVH ở mức độ khá chỉ chiếm 21%, mức độ tốt là 19%, mức độ trung bình chiếm tới 60%. Như vậy kỹ năng làm việc độc lập của đội ngũ công chức QLVH ở mức trung bình là quá caọ Điều này ảnh hưởng không tốt tới kết quả
thực hiện nhiệm vụ của Bộ VHTTDL.