Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng côngchức quản lý văn hóa

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Trang 65 - 70)

2.2.3.1. Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với công chức QLVH

Trong quá trình phát triển KT-XH dù ở bất cứ lĩnh vực nào muốn xây dựng, hình thành và phát triển thì không thể thiếu được vai trò của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước là “bà đỡ” cho sự ra đời và phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Vai trò của Nhà nước đối với phát triển các hoạt động KT-XH được thực hiện thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, bao gồm các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, luật, nghịđịnh, quyết định… của Nhà nước.

Vai trò của Nhà nước đối với phát triển, nâng cao chất lượng công chức QLVH cũng được thể hiện thông qua việc Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy, cơ chế, luật pháp, các quy định liên quan đến đội ngũ công chức QLVH, như các quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền lợi, chế độ làm việc, nghỉ phép, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, khen thưởng, kỷ luật của đội ngũ công chức QLVH.

Việc ban hành, thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với công chức QLVH là cực kỳ quan trọng đối với nâng cao chất lượng công chức QLVH. Bởi lẽ, các cơ chế, chính sách của Nhà nước có tác dụng kích thích công chức hăng hái trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hết lòng, hết sức phục vụ cho sự nghiệp phát triển văn hóa của đất nước hoặc có thể có tác dụng ngược lạị

Nếu các cơ chế, chính sách của Nhà nước xây dựng ban hành có cơ sở khoa học, phù hợp với các điều kiện KT-XH,… thì sẽ kích thích thúc đẩy đội ngũ công chức không ngừng tự hoàn thiện bản thân, không ngừng nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ... Ngược lại, nếu cơ chế, chính sách của Nhà nước

được xây dựng thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với các đặc điểm, điều kiện KT-XH, với đặc thù ngành văn hóa sẽ làm kìm hãm sự nỗ lực vươn lên, sự nhiệt huyết và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của công chức, theo đó kìm hãm chất lượng đội ngũ công chức QLVH.

2.2.3.2. Sự phát triển của văn hóa và hội nhập quốc tế về văn hóa

Văn hóa càng phát triển, sẽ tạo điều kiện và đồng thời đòi hỏi chất lượng công chức QLVH càng phải được nâng caọ Bởi vậy, nếu KT-XH phát triển ở trình độ thấp, thì không đòi hỏi và không thúc đẩy chất lượng công chức QLVH phát triển. Ngược lại, nếu KT-XH phát triển ở trình độ cao, sẽđòi hỏi và tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao chất lượng công chức QLVH ở trình độ cao hơn.

Môi trường văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc kích thích, điều chỉnh lợi ích và xu hướng phát triển của mỗi con người, cộng đồng hướng tới mục tiêu chung của đất nước trong quá trình HNQT. Trong xã hội hiện nay, văn hóa tinh thần có vai trò quan trọng, trở thành một nhân tố cơ bản trong hội tụ các nguồn lực phát triển con người, nguồn nhân lực để phát triển KT-XH.

Trong xu thế quốc tế hóa đang diễn ra và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì hội nhập ngày càng mạnh mẽ về văn hóa cũng là tất yếu khách quan. HNQT sẽ làm cho quá trình giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Trong quá trình giao lưu văn hóa đó, công chức QLVH tất yếu sẽ chịu ảnh hưởng đa chiều của cả những dòng văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, hiện đại, tích cực và cả những dòng văn hóa lai căng, phản động, tiêu cực từ bên ngoàị Trong điều kiện đó, đòi hỏi công chức QLVH phải có bản lĩnh chính trị, thấm nhuần bản sắc văn hóa, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại; đóng vai trò nòng cốt trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách

nhiệm và năng lực đối với thế hệ hiện nay và tương laị

Mặt khác, phát triển văn hóa trong điều kiện HNQT, chúng ta cũng cần phải quảng bá, thúc đẩy đưa nền văn hóa nước ta hoạt động, phát triển trên thế giớị Những hoạt động giao lưu văn hóa đó sẽ có tác động sự giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa công chức QLVH ở trong nước với nước ngoài, do đó HNQT có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công chức QLVH.

2.2.3.3. Quy hoạch phát triển công chức quản lý văn hóa

Tầm quan trọng, vai trò của công tác quy hoạch cán bộđã được Đảng ta khẳng

định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộđi vào nền nếp, chủđộng, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”(Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, 1997).

Quy hoạch công chức là đề cập đến sự lựa chọn một chương trình hành động với nhiều phương án đặt rạ Nó cũng liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cơ bản cho điểm đến để làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theọ Quy hoạch phát triển đội ngũ công chức có thể coi là việc xây dựng trước một kế hoạch để đánh giá tình huống hiện tại, dự báo tình huống tương lai và lựa chọn một chương trình hành động phù hợp để tạo được nhiều cơ hội sẵn có nhất cho sự phát triển.

Chất lượng công chức QLVH phụ thuộc nhiều vào chiến lược quy hoạch phát triển đội ngũ công chức QLVH. Vì con người luôn có nhu cầu phấn đấu vươn lên và phát triển. Chiến lược quy hoạch đội ngũ công chức QLVH phải bao gồm: quy hoạch cả về số lượng công chức, cơ cấu cán bộ, lứa tuổi, giới tính; cơ cấu trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ lý luận,...

Chiến lược quy hoạch phát triển công chức QLVH nhằm mạnh về chất lượng,

đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; có trình độ chuyên môn cao và năng lực thực tiễn; có khả năng tiếp cận, làm chủ và chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, sáng tạo và truyền bá tinh hoa dân tộc và thế giới trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói riêng và

đời sống xã hội nói chung; không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước.

Quy hoạch công chức QLVH cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: (i) Rà soát, sắp xếp lại và quy hoạch đội ngũ công chức QLVH; (ii) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công chức QLVH; (iii) Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức QLVH;

(iv) Nâng cao chất lượng công tác QLVH;

(v) Phát huy vai trò của đội ngũ công chức QLVH.

Do vậy, chiến lược quy hoạch phát triển công chức QLVH đúng đắn, khoa học sẽ có tác động khuyến khích công chức QLVH nỗ lực phấn đấu vươn lên, nâng cao trình độ đểđảm bảo một vị trí nhất định trong đội ngũ công chức QLVH trong cả hiện tại và tương laị Do đó, họ sẽ tranh thủ mọi cơ hội để học tập, rèn luyện kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tư cách, tác phong làm việc và kiến thức liên quan, bổ trợđến nhiệm vụ của họ. Kết quả là chất lượng công chức QLVH sẽ không ngừng được nâng caọ

2.2.3.4. Tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ công chức quản lý văn hóa

Chế độ tuyển dụng, sử dụng công chức QLVH là một trong những nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng công chức QLVH. Gắn liền với tuyển dụng là sử dụng công chức QLVH. Sử dụng công chức QLVH chính là bố trí, giao công việc cho công chức một cách phù hợp với chuyên môn đào tạo, phát huy năng lực, sở trường tốt nhất của mỗi công chức.

Việc xây dựng các quy định tuyển dụng của lĩnh vực văn hóa phải theo quy

định chung của pháp luật, đồng thời xây dựng các quy định tuyển dụng chuyên ngành phù hợp từng vị trí việc làm, ngành văn hóa sẽ đảm bảo tuyển dụng được đúng người, có đức, có tài; đồng thời việc bố trí, sử dụng công chức đúng đắn, đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường của công chức thì sẽ thúc đẩy khuyến khích lòng ham mê, hăng say trong công việc, sự phấn đấu rèn luyện, học tập của công chức để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân công chức.

Trong công tác tuyển dụng và sử dụng công chức QLVH, xác định vị trí việc làm là yếu tố hết sức quan trọng. Xác định vị trí việc làm phân định rõ được yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể của từng công việc, từng bộ phận; yêu cầu về trình độ chuyên môn, cụ thể: về sức khỏe, ngoại hình, thể lực, đạo đức, tác phong... Từ đó tuyển dụng và sử dụng đúng những công chức đáp ứng được các yêu cầu đó. Nếu tuyển dụng và sử dụng đúng những công chức đáp ứng được mọi tiêu chí, yêu cầu của từng vị trí việc làm thì chất lượng công chức QLVH sẽ càng được phát huy và nâng caọ

Công chức QLVH luôn làm việc trong tổ chức, do đặc điểm, điều kiện, môi trường khác nhau, nên ngoài việc phục tùng các quy định của tổ chức, mỗi công chức

đều có đặc tính, tính cách riêng, có khi không thuận chiều với tổ chức. Bởi vậy, trong công tác tổ chức, quản trị nhân lực, thì phải thường xuyên có sự kiểm tra, đánh giá chất lượng công chức QLVH.

Đi đôi với đánh giá chất lượng công chức QLVH, cần có chế độ đãi ngộ công chức hợp lý. Chế độ đãi ngộ công chức QLVH được thực hiện thông qua chế độ tiền lương, chếđộ thưởng, phạt đối với công chức.

Nếu tổ chức cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá công chức QLVH một cách khách quan, công tâm; có chếđộ tiền lương đúng đắn theo đúng chất lượng công chức; chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, kịp thời đối với công chức, thì sẽ

không ngừng khuyến khích nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức QLVH.

2.2.3.5. Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục và ý thức của công chức quản lý văn hóa về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trong điều kiện hiện nay của nước ta, công chức QLNN nói chung và công chức QLVH nói riêng, đa sốđược đào tạo trong thời kỳ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn chức danh, chưa đáp ứng được đầy đủ

yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong điều kiện khoa học và công nghệ thông tin phát triển nhanh, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hộị

Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghề nghiệp cho công chức QLVH sẽ

bảo đảm cho đội ngũ này có thể thích ứng và theo sát kịp với sự phát triển của ngành văn hóa, của khoa học kỹ thuật và công nghệ; đảm bảo cho cơ quan, tổ chức có một lực lượng nhân lực đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu đặt rạ Việc đào tạo, bồi dưỡng

để phát triển công chức QLVH không chỉđơn thuần là việc giúp cho công chức QLVH hoàn thiện các kỹ năng đáp ứng các yêu cầu công việc hiện tại mà còn giúp cho họ

trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc đòi hỏi trong tương laị

Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng công chức QLVH chủ yếu chịu sựảnh hưởng rất lớn vào chính sự nỗ lực của bản thân mỗi công chức. Dù xã hội, tổ chức có cố gắng đến mấy, nhưng nếu không có ý thức tự phấn đấu vươn lên của mỗi công chức thông qua hình thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thì chất lượng của công chức QLVH cũng không thể đảm bảo nâng cao một cách ổn định, bền vững

được. Vì vậy, sự tự ý thức phấn đấu vươn lên của bản thân công chức mang tính quyết

định đối với nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức QLVH.

2.2.3.6. Trình độ phát triển của hệ thống y tế và sự rèn luyện, chăm sóc sức khỏe của công chức quản lý văn hóa

Như đã phân tích ở mục 2.2.1.2 của luận án, chất lượng của công chức QLVH

yếu tố này đều phụ thuộc vào trình độ phát triển của hệ thống y tế, giáo dục, đào tạo của đất nước. Trong đó, trình độ phát triển y tế của quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp

đến chăm sóc sức khỏe, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực của công chức QLVH; còn trình độ phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo sẽ cung cấp và tạo điều kiện cho công chức QLVH có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng vận dụng những kiến thức đó vào hoạt động QLVH, đồng thời trình độ phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo trang bị cho công chức QLVH có phẩm chất đạo đức lành mạnh, trong sáng... do đó chất lượng công chức QLVH sẽ không ngừng được nâng caọ

Đội ngũ công chức QLVH muốn có được sức khỏe, thể lực, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất, phong cách tốt, thì phải có điều kiện thường xuyên tập luyện, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh thường kỳ đều đặn, đầy đủ. Hệ thống chăm sóc, bảo vệ sức khỏe càng tốt, thì chất lượng công chức QLVH sẽ ngày càng

được nâng caọ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)