Thứ nhất, sức khỏe, thể chất của một bộ phận công chức chưa thật sự được đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ:
Nhưở mục 2.3.1 đã trình bày, do sự quan tâm, quản lý sát sao của lãnh đạo các cấp và do sự nỗ lực vươn lên vượt qua khó khăn của mỗi công chức, nên nhìn chung về sức khỏe, thể chất và tinh thần của công chức QLVH về cơ bản là tương đối đảm bảọ Nhưng nhìn chung thu nhập đó chưa đáp ứng được cuộc sống của một số gia đình công chức nhất là khi gia đình gặp rủi ro, phần nào ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của một bộ phận công chức. Do đó, một bộ phận nhỏ trong đội ngũ công chức QLVH chưa thật sựđảm bảo sức khoẻ, thể lực tốt và tinh thần thoải mái để sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụđược giao trong công tác QLVH.
Thứ hai, một bộ phận công chức chưa thật sựđáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp:
Về cơ bản, công chức QLVH đáp ứng tốt được yêu cầu đặt ra về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp trong thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên còn một bộ phận nhỏ công chức QLVH vẫn còn chưa thật sựđáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt rạ Đặc biệt là về trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ; trình độ ngoại ngữ, tin học; kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thực hiện nhiệm vụ; kỹ năng sử
dụng tin học, ngoại ngữ;...
Đặc biệt là kỹ năng mềm, theo kết quả khảo sát của tác giả, năm 2016 còn 22% công chức QLVH về kỹ năng làm việc độc lập chỉ ở mức trung bình; tương tự như
vậy, công chức QLVH về kỹ năng làm việc nhóm ở mức trung bình còn chiếm tới 35% ... (xem hình 3.1 và 3.2).
Thứ ba, phẩm chất đạo đức, ý thức, phong cách làm việc của một bộ phận công chức QLVH chưa cao:
Trải qua thực tiễn của quá trình hoạt động QLVH, nhìn chung tuyệt đại đa số
công chức QLVH luôn có được phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chu đáo trong công việc.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số ít công chức QLVH chưa thật sự tự nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao; thái độ, phong cách phục vụ chưa chuẩn mực, thậm chí nhũng nhiễu, gây phiền hà, làm cho đối tượng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa còn phàn nàn. Tỷ lệ công chức QLVH qua đào tạo Lý luận chính trị năm 2016 mới chiếm 75%.
Thứ tư, kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức QLVH trong một số lĩnh vực còn hạn chế:
Chất lượng của một số văn bản quy phạm pháp luật được soạn thảo chưa được
đảm bảo, chưa thật sự kịp thời giải quyết đúng đắn các vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt rạ Biểu hiện: có những văn bản được ban hành nhưng lại khó đi vào cuộc sống; các văn bản còn có sự trùng chồng chéo; có những văn bản sau khi ban hành khi triển khai trong thực tiễn đã bộc lộ ngay những bất cập, cần sửa đổi; có những văn bản trong quá trình thực hiện tính hiệu quả không caọ Ví dụ như trong quá trình triển khai thi hành Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhac, sân khấu và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 15/2016/NĐ- CP đã bộc lộ một số hạn chế cần nghiên cứu để quy định lại cho phù hợp với xu thế
phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay, cụ thể:
- Hoạt động quản lý, cấp phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; quản lý, cấp phép cho người Việt Nam
định cưở nước ngoài về nước tham gia biểu diễn nghệ thuật; thời hạn có hiệu lực của giấy phép (01 năm) đối với các chương trình sân khấu chưa phù hợp với tất cả các loại hình cấp phép và chủ trương cải cách thủ tục hành chính.
- Quy định thí sinh Việt Nam ra nước ngoài dự thi Hoa hậu quốc tế phải được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép được kế thừa từ quy định tại Quy chế tổ chức thi hoa hậu, hoa khôi, người đẹp ban hành kèm theo Quyết định số 87/2008/QĐ- BVHTTDL ngày 30/12/2008. Tuy nhiên với xu hướng xã hội hóa, HNQT ngày càng mạnh mẽ nên ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân chấp nhận nộp phạt, cố tình vi phạm
để hưởng lợi cho riêng mình. Điều này ảnh hưởng đến tính thượng tôn của pháp luật
đồng thời làm giảm uy tín của cơ quan nhà nước cũng như sự nghi ngại về tính khả thi của quy định hiện hành với dư luận xã hộị
- Quy định các tổ chức, cá nhân khi hoàn thiện hồ sơđề nghị cấp giấy phép tổ
chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang phải có “hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận với các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm” đã làm phát sinh thủ tục hành chính.
- Quy định việc cấp phép đối với các bài hát sáng tác trước năm 1975 đã bộc lộ
những điểm không còn phù hợp tình hình kinh tế - xã hội hiện tại…
Việc phát hiện những bất cập trong các văn bản mới, những nội dung trong văn bản được thực hiện đã tỏ ra lỗi thời, những nội dung không hợp đối tượng quản lý,… và việc sửa chữa, bổ sung, thay thế các nội dung bất cập đó chưa kịp thờị
Nhiều hoạt động văn hóa quản lý chưa hiệu quả, hoặc chưa có cơ sở pháp lý (chưa có các văn bản, chế tài) để xử lý. Do đó, nhiều hoạt động văn hóa còn mang tính tự phát, chưa thực sự nằm trong sự quản lý hoàn toàn của các cơ quan QLVH. Như
còn nhiều hoạt động văn hóa thiếu lành mạnh, lách luật, đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức lễ hội, tín ngưỡng, sân khấu biểu diễn, vi phạm bản quyền tác giả, bạo lực gia đình,…