Giải pháp về huy động vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 63 - 66)

Để đầu tư phát triển công nghiệp điều kiện cần là nguồn vốn, nhưng để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh và lâu dài, bền vững thì cần có những quan điểm đúng đắn, những giải pháp cụ thể khoa học, giàu tính khả thi nhằm định hướng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và đầu tư, tái đầu tư các nguồn vốn để phát triển các ngành công nghiệp. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng luôn gắn liền với vấn đề

tích lũy vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nơi, đúng chỗ, có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển công nghiệp, cụ thể:

3.2.1.1 Giải pháp thu hút vốn đầu tư trong nước

Để ngành công nghiệp huyện Điện Bàn đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra cần phải huy động nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, vốn ngân sách, tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh và TW về hỗ trợ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư cho công tác qui hoạch, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau:

- Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung cho cho các công trình hạ tầng quan trọng, các công trình trọng điểm như giao thông, thuỷ lợi và công trình phúc lợi như trạm y tế, trường học, công viên, hệ thống công sở... Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế trên địa bàn huyện trên cơ sở tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương và Tỉnh đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, trường học, hệ thống công sở..., bao gồm cả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại của các Tổ chức phi chính phủ (NGO).

- Đối với nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp, dân cư và từ bên ngoài:

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các CCN, KCN lớn trên địa bàn huyện, đồng thời tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các khu du lịch, các cơ sở dịch vụ.

Khuyến khích các nhà đầu tư trong địa bàn đầu tư phát triển những ngành công nghiệp chủ chốt, ưu tiên, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp

trên địa bàn huyện trong công tác vay vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Có những chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, chú trọng công tác phân bổ nguồn vốn, tránh thất thoát, gay lãng phí nguồn vốn do đầu tư không đúng mục tiêu, dàn trải.

Xây dựng hạ tầng ở các CCN, KCN, các làng nghề và thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mở mang các nghề mới. Khuyến khích các dự án lớn bằng các hình thức liên doanh, liên kết, cổ phần hóa, vay vốn nước ngoài; huy động và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phát triển mạnh mô hình công ty cổ phần để huy động vốn của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp.

Áp dụng chính sách đầu tư bằng thuê mua tài chính, huy động vốn ứng trước đối với khách hàng. Phát triển quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Ngân hàng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: nới rộng điều kiện thế chấp, áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho các khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.

3.2.1.2 Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, vốn trong nước không đảm bảo đủ nhu cầu do trình độ tích tụ và tập trung vốn còn chưa cao, thì vốn nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng. Nguồn vốn nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)…

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài

Tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là thông tin liên lạc, điện nước, đường giao thông, nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, tăng cường mạng lưới tư vấn đầu tư, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, giải quyết tranh chấp…

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo và phân bổ lao động phù hợp với các điều kiện của huyện: tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo và dạy nghề trên địa bàn liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo và dạy nghề trong tỉnh để đào tạo nhân lực phù hợp với các lĩnh vực, ngành nghề đã được quy hoạch thu hút đầu tư vào các KCN, CCN của huyện.

Đơn giản hóa thủ tục đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, thủ tục, quy trình đầu tư cần rõ ràng, minh bạch với thời gian giải quyết cụ thể, được dịch sang tiếng nước ngoài, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư như ngân hàng, hải quan,… cần được nâng cấp và luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư một cách hiệu quả nhất về thời gian và chi phí.

Đề nghị với tỉnh Quảng Nam hỗ trợ để được phép tổ chức các hội nghị chuyên đề xúc tiến đầu tư vào khu vực miền Trung nhằm tạo ấn tượng về một thương hiệu kinh tế riêng biệt cho cả huyện, giúp các nhà đầu tư nắm bắt các thông tin cụ thể về môi trường đầu tư tại huyện, đồng thời quảng bá trực tiếp về hình ảnh và môi trường đầu tư tại từng địa phương.

- Thu hút vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)

Căn cứ vào những lĩnh vực ưu tiên của từng nhà tài trợ để rà soát các dự án đầu tư theo quy hoạch, chiến lược đầu tư trên địa bàn được TW phê duyệt để tập trung chuẩn bị hoặc phối hợp với các cơ quan TW tiến hành chuẩn bị chu đáo, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của nhà tài trợ.

Chủ động phối hợp với chủ đầu tư xử lý các vấn đề liên quan đến công tá đền bù, giải phóng mặt bằng thi công, phối hợp tích cực với các sở, ngành liên quan và chủ dự án quản lý các dự án ODA có hiệu quả, nhất là phối hợp giải ngân phần vốn đối ứng.

Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ kế hoạch ban hành, hàng năm bố trí nguồn vốn ngân sách huyện để tổ chức thực hiện, kiểm tra quyết toán đối với những công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Phối hợp cùng phòng Kinh tế & Hạ tầng và các phòng, ban chức năng liên quan kế hoạch hoá nguồn vốn đầu tư để đầu tư vào ngành công nghiệp trong những năm đến.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w