Tình hình đầu tư phát triển công nghiệp huyện giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 32)

2.2.1 Các ưu đãi về cơ chế chính sách

Ngoài những ưu tiên, ưu đãi theo quy định chung của pháp luật hiện hành. Trong những năm qua để thúc đẩy cho sự tăng trưởng và phát triển của công nghiệp huyện nhà, huyện Điện Bàn đã xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào những ngành, lĩnh vực huyện có lợi thế như chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp, các cụm công nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thực hiện cơ chế một cửa đối với các dự án đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư trong nước vào huyện…

Các chính sách thu hút vốn đầu tư tỉnh đã ban hành như:

- Căn cứ Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư ngành dệt may, da giày, mây tre lá trên địa bàn nông thôn, miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016.

- Quyết định 06/2013/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành quy chế quản lý và ưu đãi đầu tư Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

- Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02/03/2012 của Bộ Tài chín hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

- Thông tư số 230/2009/TT-BTC ngày 08/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn ưu đãi về thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.

2.2.2 Quy mô vốn đầu tư

Vốn đầu tư có vai trò quan trọng góp phần vào việc hoàn thành những mục tiêu kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Điện Bàn huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư khối lượng vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm. Theo niên giám thống kê huyện Điện bàn năm 2012, ta thấy toàn huyện có tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 1,361,374 triệu đồng năm 2012, năm 2011 là 1,084,420 triệu đồng. Năm 2012 tăng hơn 276,954 triệu đồng so với năm 2011, tăng 26%. Năm 2013 tổng vốn đầu tư XDCB là 1,591,224 triệu đồng, tăng 229,850 triệu đồng so với năm 2012. Và nguồn vốn dành cho công nghiệp được thể hiện qua bảng 2.1 Bảng thống kê vốn ĐTPT CN huyện giai đoạn 2008-2013

Bảng 2.1: Bảng thống kê vốn ĐTPT CN huyện giai đoạn 2008-2013

(ĐVT: triệu đồng)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng (giảm)

liên hoàn (%) 78.0 27.4 -5.1 -57.5 134.4

Tốc độ tăng (giảm)

định gốc (%) 78.0 126.9 115.3 -8.6 114.3

( Nguồn:niên giám thống kê 2006-2010, 2012)

Đối với ngành công nghiệp, quy mô vốn đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 tăng qua các năm, từ năm 2010 đến 2013 quy mô vốn đầu tư dành cho công nghiệp có thay đổi cụ thể: năm 2011 đầu tư 653,000 triệu đồng giảm hơn so với năm 2010 là 35,219 triệu đồng, giảm 5.12%. Năm 2012 do nhu cầu thị trường giảm, một số doanh nghiệp trên địa bàn chỉ sản xuất cầm chừng và một số doanh nghiệp khác đã ngưng hoạt động nên việc đổ vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện giảm đáng kể giảm còn 277,300 triệu đồng, giảm hơn một nữa so với các năm về trước. Tốc độ tăng liên hoàn của vốn ĐTPT CN qua các năm có xu hướng giảm dần riêng năm 2013 tăng cụ thể như: vốn ĐTPT CN năm 2013 tăng 134.4% so với năm 2012 tương ứng với số tuyệt đối là 372,700 triệu đồng.

Ta có thể thấy rõ hơn sự thay đổi về lượng vốn đầu tư phát triển công nghiệp Điện Bàn qua biểu đồ sau :

2.2.3 Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp trên địa bàn huyện2.2.3.1 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp theo nguồn vốn 2.2.3.1 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp theo nguồn vốn

Thực hiện mục tiêu “nội lực là chính, ngoại lực là quan trọng”, trong thời gian qua huyện Điện Bàn đã vừa tận dụng nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấp đồng thời áp dụng nhiều ưu đãi, chính sách để tận dụng nguồn vốn trong dân. Và kết quả mang lại là tổng vốn đầu tư tăng qua các năm.

Lượng vốn cho đầu tư phát triển của huyện được hình thành từ các nguồn vốn chính sau:

1/ Vốn ngân sách:

-Vốn ngân sách trung ương -Vốn ngân sách địa phương

+ Ngân sách tỉnh + Ngân sách huyện 2/ Vốn vay

3/ Vốn ngoài nhà nước

Bảng 2.2: Bảng cơ cấu vốn ĐTPT CN huyện theo nguồn vốn giai đoạn 2009-

2013

(Nguồn: Niên giám thống kê)

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn ĐTPT CN huyện Điện Bàn

Vốn ĐTPT CN (triệu đồng) Cơ cấu (%)

Tổng 2,808,539 100

1. Vốn NS trung ương 157,278 5.6

2. Vốn NS Địa phương 1,707,591 60.8

Ta thấy, nguồn vốn dành cho công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách địa phương chiếm 61%, vốn ngoài nhà nước chiếm 34% và từ ngân sách trung ương chiếm 5%. Qua đó ta thấy huyện Điện Bàn rất chú trọng vào phát triển công nghiệp huyện nhà. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đảm bảo an ninh trật tự đô thị, trong đó lấy việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, làm khâu đột phá để mở đường cho việc xây dựng Vĩnh Điện thành đô thị loại 4.

2.2.3.2 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp phân theo ngành

Với các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như Huyện Điện Bàn có nhiều làng nghề nổi tiếng. Xã Điện Phương có nghề đúc đồng Phước Kiều, gỗ mỹ nghệ truyền thống Nguyễn văn Tiếp, bánh tráng Phú Triêm... Nghề trồng dâu nuôi tằm cùng với việc trồng thuốc lá ở các xã thuộc khu vực Gò huyện Điện Bàn tận dụng các lợi thế đó tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trọng tâm như công nghiệp chế biến, công nghiệp chế biến và phân phối điện nước, công nghiệp khai khoáng, phát triển các làng nghề truyền thống. Cơ cấu vốn được phân theo ngành cụ thể:

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện theo ngành giai đoạn 2009-2013

Vốn ĐTPT CN (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Tổng 2,808,539 100

Công nghiệp chế biến 2,808,539 100

Công nghiệp SX&PP điện, nước 0 0

( Nguồn: Niên giám thống kê)

Qua bảng 2.3 ta thấy được huyện chỉ tập trung vốn vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung cho ngành công nghiệp chế biến tại các cụm công nghiệp, KCN để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển công nghiệp địa phương. Huyện đang có 10 cụm công nghiệp cụ thể: Cụm công nghiệp Trảng Nhật 1 và 2, Cẩm Sơn, An Lưu, Thương Tín 1 và 2, Nam Dương, Bồ Mưng, Vân Ly, Bích Bắc. Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như trên đã nêu nên huyện chỉ tập trung đầu tư vào công nghiệp nhẹ hơn là công nghiệp nặng, khai khoáng...

Các ngành công nghiệp khác trên địa bàn huyện chủ yếu là do doanh nghiệp, hộ gia đình, tư nhân bỏ vốn thực hiện đầu tư, khai thác.

2.2.4 Tình hình đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện

Nguồn vốn nhà nước được huyện tập trung đầu tư chiều sâu, tăng cường bổ sung từng bước thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm giữ được nhịp độ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm; đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển nhằm khai thác các tiềm năng sẵn có. Làm tốt công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn, kiểm tra, kiểm soát quản lý thị trường góp phần chống suy giảm kinh tế, chống lạm phát. Tình hình sử dụng vốn trên địa bàn huyện được phân bổ như sau:

2.2.4.1 Đầu tư phát triển làng nghề truyến thống, tiểu thủ công nghiệp.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, làng nghề mới gắn với phát triển du lịch theo hướng xã hội hóa đầu tư. Có cơ chế hỗ trợ để xây dựng doanh nghiệp đầu đàn để làm đòn bẩy cho làng nghề phát triển là mục tiêu mà huyện Điện Bàn đang phấn đấu để đạt được. Huyện có rất nhiều làng nghề truyền thống như: làng nghề đúc đồng Phước Kiều, làng gốm Thanh Hà, làng dệt Mã Châu, đèn lồng Hội An, làng đúc cồng chiêng, làng rau truyền thống Trà Quế và

huyện đã đầu tư ngân sách để phát triển làng nghề truyền thống đặc biệt là làng nghề đúc đồng Phước Kiều cụ thể năm 2013 đầu tư 1,100 triệu đồng tăng tương đối 35%, về tăng tuyệt đối là 291 triệu đồng so với năm 2012 (809 triệu đồng), năm 2011 đầu tư 700 triệu đồng. Nhìn chung trong giai đoạn này huyện đã chú trọng đầu tư vốn nhiều vào TTCN, làng nghề truyền thống để phát triển kinh tế huyện dựa trên điều kiện sẵn có.

2.2.4.2 Đầu tư phát triển khu công nghiệp(KCN), cụm công nghiệp(CCN)

Tính đến đầu năm 2013, trên toàn huyện Điện Bàn có 1,923 cơ sở công nghiệp đang hoạt động, trong đó: Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc có 46 doanh nghiệp, các Cụm công nghiệp có 33 doanh nghiệp, công nghiệp phân tán tại các địa phương là 1.844 cơ sở (kể cả cở sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp nông thôn).

Huyện đã tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình phục vụ tốt nhất cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Qua 3 năm 2011-2013 tổng vốn đầu tư là 1,580,300 triệu đồng, trong đó năm 2012, 2013 tỉ lệ vốn đầu tư giảm hơn so với năm 2011. Năm 2012 giảm 375,700 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 giảm 3,000 triệu đồng so với năm 2011 nhưng tăng 372,700 triệu đồng so với năm 2012 nguyên nhân là do năm 2012 nhu cầu thị trường giảm, một số doanh nghiệp trên địa bàn chỉ sản xuất cầm chừng và một số doanh nghiệp khác đã ngưng hoạt động nên việc đổ vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện giảm đáng kể ( số liệu theo bảng 2.1), chủ yếu là đầu tư cho:

- Phát triển hệ thống lưới điện:

+ Đối với lưới điện tại các Cụm CN: Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa UBND huyện Điện Bàn với Công ty Điện lực Quảng Nam về đầu tư lưới điện tại các cụm công nghiệp. Khi có nhà đầu tư vào đầu tư cho các Cụm CN thì Công ty Điện lực Quảng Nam có trách nhiệm cấp điện đảm bảo cấp điện hạ thế đến tường rào của doanh nghiệp đó.

+ Đối với lưới điện phục vụ sản xuất công nghiệp ngoài các cụm công

nghiệp thì tập trung rà soát những khu vực chưa có điện lưới hoặc đường dây tạm bợ, tổng hợp và kiến nghị ngành điện đầu tư (đối với các địa phương đã bàn giao

lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý) theo dự án ADB và KFW và

chương trình chống quá tải lưới điện triển khai hoàn thiện trong năm 2014 - 2015. - Phát triển Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc:

Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, cấp điện, cấp nước và thu hút đầu tư để lấp đầy 100% diện tích đất dự án đã GPMB tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (còn khoảng 30 ha đã được GPMB và 40 ha

không thể GPMB do quá nhiều nhà dân và vật kiến trúc).

- Phát triển hạ tầng các Cụm CN:

Tiến hành đầu tư một số tuyến đường giao thông huyết mạch tại một số Cụm CN như:

+ Đầu tư đường giao thông đối ngoại và bến đổ thuyền của Cụm làng nghề và tiểu thủ công nghiệp Đông Khương, đường vào CCN Cẩm Sơn, hoàn thiện đường vào CCN Thương Tín 1 (giai đoạn 2) đến giáp CCN Thương Tín 2, đường trục chính CCN An Lưu (giai đoạn 2).

+ Đầu tư hệ thống mương tiêu úng khu vực xã Điện Hòa (chống ngập úng

15 ha đất lúa và khu dân cư) qua khu vực CCN cụm Công nghiệp Trảng Nhật 1.

- Rà soát lại các nhà kho trên địa bàn toàn huyện tiến hành kêu gọi đầu tư, phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn, làm vệ tinh cho các công ty lớn, giải quyết lao động tại địa phương.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế và người dân đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp bằng các chính sách khuyến công, vay vốn ưu đãi lãi suất thấp phục vụ sản xuất công nghiệp (theo chương trình hỗ trợ vay vốn phát triển làng

nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - MHB, chi nhánh Quảng Nam).

- Nghiên cứu phát triển một số loại hình sản xuất công nghiệp trong nông thôn có lợi thế về nguồn nguyên liệu tại địa phương như chế biến tương ớt, chế biến dầu phụng,... tại vùng Gò Nổi.

2.2.5 Tình hình đầu tư phát triển công nghiệp theo nội dung

2.2.5.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Công tác phát triển nguồn nhân lực nằm trong 3 khâu đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra: "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ", mục tiêu chiến lược được đặt ra là đến năm 2020, số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân. Để góp phần thực hiện mục tiêu đề ra của Đảng và nhà nước, huyện Điện Bàn cũng đang thực hiện đầu tư phát triển nguồn nhân lực huyện.

Điện Bàn là một trong những vùng trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh với các khu, cụm công nghiệp tiêu biểu. Vì vậy, vấn đề nguồn nhân lực theo yêu cầu chuẩn hóa luôn là nhiệm vụ bức thiết đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Do đó, công tác giáo dục càng phải được chú trọng, đặc biệt để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ tương đối đồng đều thì vai trò của công tác phổ cấp giáo dục cần được đẩy mạnh.

Trong hơn 10 năm qua, quy mô trường lớp luôn ổn định, hầu hết các xã đều có trường Mầm non, trường Tiểu học, trường THCS. Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư kiên cố, tầng hóa, xây dựng theo hướng trường chuẩn quốc gia, thiết bị dạy học được đầu tư đảm bảo chuẩn theo danh mục tối thiểu do Bộ GD-ĐT ban hành. Để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao, Đề án phát triển GD&ĐT huyện đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn, theo đó đến năm 2015 sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, phát triển trường đạt chuẩn mức độ 2. Dự kiến đến năm 2015, sẽ mở rộng diện tích đất cho các trường Mẫu giáo là 15.562m², Tiểu học là 6.530m², THCS là 12.700m².

Tổng số vốn đầu tư XDCB cho công trình giáo dục trong 3 năm 2011-2013 là 55,056 triệu đồng trong đó năm 2012 được đầu tư nhiều nhất 30,528 triệu đồng chiếm 18.5% tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện. Năm 2013, đầu tư 12,800

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w