2.2.5.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Công tác phát triển nguồn nhân lực nằm trong 3 khâu đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra: "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ", mục tiêu chiến lược được đặt ra là đến năm 2020, số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân. Để góp phần thực hiện mục tiêu đề ra của Đảng và nhà nước, huyện Điện Bàn cũng đang thực hiện đầu tư phát triển nguồn nhân lực huyện.
Điện Bàn là một trong những vùng trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh với các khu, cụm công nghiệp tiêu biểu. Vì vậy, vấn đề nguồn nhân lực theo yêu cầu chuẩn hóa luôn là nhiệm vụ bức thiết đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Do đó, công tác giáo dục càng phải được chú trọng, đặc biệt để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ tương đối đồng đều thì vai trò của công tác phổ cấp giáo dục cần được đẩy mạnh.
Trong hơn 10 năm qua, quy mô trường lớp luôn ổn định, hầu hết các xã đều có trường Mầm non, trường Tiểu học, trường THCS. Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư kiên cố, tầng hóa, xây dựng theo hướng trường chuẩn quốc gia, thiết bị dạy học được đầu tư đảm bảo chuẩn theo danh mục tối thiểu do Bộ GD-ĐT ban hành. Để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao, Đề án phát triển GD&ĐT huyện đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn, theo đó đến năm 2015 sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, phát triển trường đạt chuẩn mức độ 2. Dự kiến đến năm 2015, sẽ mở rộng diện tích đất cho các trường Mẫu giáo là 15.562m², Tiểu học là 6.530m², THCS là 12.700m².
Tổng số vốn đầu tư XDCB cho công trình giáo dục trong 3 năm 2011-2013 là 55,056 triệu đồng trong đó năm 2012 được đầu tư nhiều nhất 30,528 triệu đồng chiếm 18.5% tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện. Năm 2013, đầu tư 12,800 triệu đồng giảm 17,728 triệu đồng so với năm 2012, chiếm 10.05% tổng vốn. Theo phụ lục 5: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2011-2013 của huyện Điện Bàn
Tiếp theo đó là vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Hiện nay, toàn ngành có 64,2% cán bộ giáo dục đạt trên chuẩn, có 32,5% đạt chuẩn và chỉ có 3,3% chưa đạt chuẩn, đây là một thuận lợi lớn cho việc thúc đẩy công tác PCGD các cấp. Theo kế hoạch, đến năm 2015, Điện Bàn phấn đấu có 88,1% cán bộ giáo viên đạt trên chuẩn và 11,9% đạt chuẩn - đây là mục tiêu hết sức khả thi khi toàn huyện đang dốc hết sức vào công cuộc "trồng người".
Trong 10 năm qua, công tác xã hội hóa được Điện Bàn chú trọng, kinh phí từ chương trình mục tiêu qua 10 năm thực hiện là 497 triệu đồng, trong khi đó kinh phí hỗ trợ từ xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện đóng góp qua 10 năm thực hiện PCGD trên 20 tỉ đồng, tức gấp hơn 20 lần kinh phí ngân sách. Rõ ràng, xã hội hóa giáo dục hướng đi đúng đắn mà Điện Bàn đã thực hiện khá tốt.
Với những hướng đi đó, công tác PCGD ở Điện Bàn đã gặt hái được nhiều thành tích. 100% số xã-thị trấn đạt chuẩn PCGDTH, huyện liên tục đạt chuẩn trong 10 năm 2000-2010, tự hào là một trong những huyện hoàn thành sớm nhất của tỉnh và đến nay toàn huyện có 14/20 xã - thị trấn đạt PC bậc Trung học, phấn đấu đến năm 2014 100% số xã-thị trấn sẽ hoàn thành như Đề án đề ra. Đến nay, toàn huyện có 53/69 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 8 trường đạt chuẩn mức độ 2.
Điện Bàn luôn xem phát triển giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu, là khâu then chốt trong quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian tới, Điện Bàn tiếp tục chú trọng đầu tư vào sự nghiệp giáo dục của huyện nói chung và công tác PCGD nói riêng như lời Bác Hồ dạy "vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" nhằm tạo ra nguồn nhân lực mới, có chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển Điện Bàn thành thị xã.
b/ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Bảng 2. 4: Bảng vốn chi cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn
(Đơn vị: đồng)
Năm 2011 2012 2013
Vốn chi cho đào tạo nghề
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động ngành công nghiệp)
Đã triển khai và hoàn thành khoá đào tạo mới và nâng cao tay nghề cho 461 học viên của 10 đơn vị với kinh phí được đầu tư là 215,490,000 đồng năm 2011, năm 2012 chỉ đầu tư 91,509,000 đồng giảm 57% so với năm 2011, đến 2013 đầu tư 215,490,000 đồng tăng 123,491,000 đồng so với năm 2012 để giúp các đơn vị nâng cao tay nghề cho người lao động đáp ứng được hoạt động sản xuất của các đơn vị, cụ thể như sau:
- Đào tạo nâng cao tay nghề gỗ mỹ nghệ cho 25 học viên tại Công ty TNHH
Nguyễn Văn Tiếp.
- Đào tạo mới cho lao động nông thôn với 30 học viên may công nghiệp và hàng gia công xuất khẩu đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp tư nhân Dệt Bằng An.
- Triển khai đào tạo may mặc cho 100 lao động tại Công ty May Huy Hoàng (Cơ sở 2 mới thành lập tại Điện Hồng).
- Đào tạo mới tay nghề và nâng cao tay nghề cho Công ty Gỗ nghệ thuật Âu Lạc xã Điện Phong với số lượng 50 người, Cơ sở gỗ nghệ thuật Lạc Việt: 30 người, cơ sở tre mỹ nghệ Điện An: 40 người, Công ty Cổ Phần Bình Nguyên : 56 người, Công ty làng đúc đồng Phước Kiều: 30 người, Công ty Phong Sơn: 70 người, HTX mây tre Điện Thọ: 30 người
Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề theo đề án giải quyết việc làm của huyện với nhiều hình thức đào tạo tại chỗ, phối hợp với các trường trung cấp nghề trên địa bàn huyện, các trung tâm đào tạo nghề,... phấn đấu mỗi năm thực hiện đào tạo từ 350 - 400 người có nghề và có việc làm ổn định.
Công tác đào tạo nghề theo chương trình Khuyến công phải tập trung ưu tiên cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn mới đi vào hoạt động. Đào tạo lao động dựa trên nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp, cở sở công nghiệp nông thôn vừa giải quyết việc làm cho người lao động vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng lao động có tay nghề.
Huyện Điện Bàn tập trung đầu tư vào công tác khuyến công theo Quyết định số 376/QĐ-UBND. Đầu tư cho hoạt động khuyến công bao gồm các hoạt động: công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ cho các cơ sở CNNT tham gia hội chợ triễn lãm trong nước, hội thảo chuyên đề về phát triển sản xuất cho các cơ sở CNNT, hỗ trợ mua máy móc thiết bị để phát triển sản xuất cho cơ sở CNNT, hoạt động tuyên truyền và quảng bá kêu gọi đầu tư, công tác tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công tại địa phương.
* Kết quả hoạt động khuyến công địa phương:
Tổng kinh phí sự nghiệp khuyến công theo Quyết định số 376/QĐ-UBND là 650.000.000 đồng năm 2013. Thực hiện 11 tháng đầu năm 2013 hết 636.950.000 đồng tăng hơn 372,700,000 đồng so với năm 2012 (277,300,000 đồng), nhưng giảm so với năm 2011(653,000,000) là 3,000,000 đồng.
Bảng 2.5: Bảng kinh phí sự nghiệp khuyến công.
(Đơn vị: đồng)
Stt Nội dung chi theo QĐ 376/QĐ-
UBND 2011 2012 2013
1 Công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn 215,490,000 91,509,000 215,000,000
2 Hỗ trợ cho các cơ sở CNNT tham gia
hội chợ triễn lãm trong nước 150,190,000 63,779,000 152,000,000
3 Hội thảo chuyên đề về phát triển sản
xuất cho các cơ sở CNNT 71,830,000 30,503,000 70,000,000
4 Hỗ trợ mua máy móc thiết bị để phát
triển sản xuất cho cơ sở CNNT 117,540,000 49,914,000 120,000,000
5 Hoạt động tuyên truyền và quảng bá
kêu gọi đầu tư 84,890,000 36,049,000 83,000,000
6 Công tác tổ chức thực hiện các hoạt
động khuyến công tại địa phương 13,060,000 5,546,000 10,000,000
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động ngành công nghiệp)
Qua bảng 2.4 ta thấy năm 2012 hoạt động sản xuất công nghiệp ở huyện giảm mạnh nên nguồn vốn chi cho hoạt động khuyến công năm 2012 cũng giảm mạnh,
đến năm 2013 tình hình nền kinh tế có khởi sắc, hoạt động khuyến công, xúc tiến đầu tư cũng được chú trọng trong đó đầu tư cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn chiếm 33% tổng vốn năm 2012 chi hơn 91 triệu đồng, năm 2013 chi 215 triệu đồng, hỗ trợ cho các cơ sở CNNT chiếm 23% tổng vốn, hỗ trợ mua máy móc thiết bị để phát triển sản xuất cho cơ sở CNNT rất được quan tâm ...và các hoạt động khác. Cụ thể:
- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Hỗ trợ cho các cơ sở CNNT tham gia hội chợ triễn lãm trong nước
Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại 11 tháng đầu năm với kinh phí khoảng 138.950.000 để tham gia các hội chợ như: Hội chợ xuân Quảng Nam 2013, Lễ Hội Thanh Minh Điện Quang năm 2013. Vận động các cơ sở CNNT tham gia hội chợ Miền Trung – Tây Nguyên diễn ra tại Tam kỳ, Hội chợ triễn lãm thành tựu Kinh tế - Xã hội nhân kỷ niệm 10 năm tái lập huyện Đông Giang, Hội chợ Hành lang Kinh tế Đông Tây tại Đà Nẵng ...
Thông qua các hội chợ triễn lãm ở trên, các cơ sở CNNT quảng bá sán phẩm của các đơn vị ra thị trường, ký kết các hợp đồng mua bán, tiêu thụ được lượng hàng tồn kho và đã dần nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để tìm ra được hướng đi đúng cho cơ sở trong thời gian đến.
-Hội thảo chuyên đề về phát triển sản xuất cho các cơ sở CNNT
Triển khai các hội thảo chuyên đề về phát triển công nghiệp huyện năm 2013 với số lượng 200 người tham gia gồm các thành phần: Các doanh nghiệp và các cán bộ quản lý công nghiệp trên 20 xã thuộc huyện về các chuyên đề như: Phương pháp xây dựng chiến lược chương trình, kế hoạch và các đề án dự án trong sản xuất kinh doanh cho các đơn vị CNNT, tìm hiểu, chuyển giao khoa học công nghệ cho các cơ sở CNNT.
-Hoạt động tuyên truyền và quảng bá kêu gọi đầu tư:
Ký kết hợp đồng với đài truyền thanh về chương trình công thương được phát sóng hàng tuần trên đài truyền hình và truyền thanh huyện Điện Bàn hàng năm với kinh phí hàng năm là 5.000.000 đồng.
Đồng thời ký kết với tờ báo Business chuyên mục về kinh tế nhằm quảng bá hình ảnh của huyện để xúc tiến đầu tư với kinh phí 5.000.000 đồng.
Phát hành tờ rơi, tập gấp, Catogue và một số ấn phẩm về hình ảnh của huyện, các cơ sở CNNT ở huyện và vài địa điểm trên địa bàn huyện nhằm tuyên truyền quảng bá và kêu gọi đầu tư hết 73.000.000 đồng.
- Nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn:
Phòng triển khai và phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế và Trung tâm quản lý các dự án TLĐLĐVN, Ban chính sách - Pháp luật tổ chức đào tạo về an toàn vệ sinh lao động và năng lực quản lý cho 9 cơ sở, doanh nghiệp CNNT với 31 học viên.
-Hỗ trợ mua sắm máy móc thiết bị ứng vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Thực hiện hỗ trợ cho HTX DVSX-KDTH Điện Quang và HTX Điện Trung mua máy sấy lúa cho để phát triển sản xuất.
-Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu:
Triển khai và đăng ký nhãn hiệu tập thể cho làng nghề đúc đồng Phước Kiều ở xã Điện Phương.
-Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công:
Thực hiện, triển khai và hướng dẫn các chính sách khuyến công tại địa phương hỗ trợ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở các lĩnh vực như: chính sách vay vốn, chính sách ưu đãi cho các mặt hàng như may mặc, tre...
2.2.5.3 Đầu tư xây dựng CSHT cho phát triển công nghiệp
Nhằm hoàn thành mục tiêu trở thành huyện công nghiệp, một đô thị loại 4, huyện Điện Bàn đã tập trung mọi nguồn lực nhằm xây dựng phát triển kinh tế huyện nhà theo định hướng CNH HĐH nông nghiệp nông thôn, tập trung đầu tư CSHT, MMTB phục vụ cho việc phát triển công nghiệp. Cụ thể huyện đã chi ngân sách để xây dựng các con đường, nhà ở, GPMB tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước về đầu tư.
- Đường vào Cụm CN Thương Tín: Đã thi công hoàn thành khối lượng 100% và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng.
- Đường mặt cắt 3-3 Cụm CN Trảng Nhật: Đã triển khai thi công, ước lượng khối lượng thực hiện đến nay là 40%. Dự kiến đến cuối tháng 12/2014 là hoàn thành
- Đường tuyến số 5 thuộc dự án Cụm làng nghề TTCN- TCMN Đông Khương gắn với phát triển du lịch: đang triển khai thi công, ước lượng khối lượng thực hiện đến nay là 50%. Dự kiến hết tháng 11/2013 sẽ hoàn thành.
Về giải phóng mặt bằng
- Đã triển khai GPMB và bàn giao mặt bằng để triển khai thi công các công trình: Đường vào Cụm CN Thương Tín, Đường mặt cắt 3-3 Cụm CN Trảng Nhật, Đường tuyến số 5 thuộc dự án Cụm làng nghề TTCN - TCMN Đông Khương.
- Đang lập phương án đền bù GPMB công trình Nhà máy nước Điện Nam - Điện Ngọc của Công ty CP cấp thoát nước Quảng Nam tại Cụm CN Trảng Nhật 1.
- Lập phương án bồi thường và đã trình Hội đồng thẩm định phương án xây dựng nhà sản xuất, mua bán các sản phẩm từ gỗ của Công ty TNHH Nguyễn Văn Tiếp và đường giao thông tuyến số 3 Cụm làng nghề TTCN-TCMN gắn với phát triển Du lịch xã Điện Phương.
- Họp triển khai GPMB Cơ sở đất nung Lê Đức Hạ tại làng nghề TTCN - TCMN Đông Khương xã Điện Phương.
Về giải ngân đầu tư xây dựng (đối với xây lắp)
Bảng 2.6: Bảng kinh phí giải ngân vốn đầu tư xây dựng năm 2013
(Đơn vị tính: đồng)
Công trình Tổng dự
toán
Tổng vốn cấp
năm 2013 Đã giải ngân
Giá trị còn lại so với dự
toán Đường vào cụm CN 5,532,872,000 2,700,000,000 2,700,000,000 2,832,872,000
Thương Tín
Đường mặt cắt 3-3 cụm
CN Trảng Nhật 9,891,928,000 2,300,000,000 2,500,000,000 7,391,928,000 Đường giao thông tuyến
số 5 cụm làng nghề Đông Khương
2,424,070,000 2,077,000,000 1,798,000,000 626,070,000
Cây xanh Bãi tắm Hà
My 349,073,000 350,000,000 350,000,000 0
(Nguồn: báo cáo thực hiện nhiệm vụ 2013)