Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 35 - 37)

2.2.3.1 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp theo nguồn vốn

Thực hiện mục tiêu “nội lực là chính, ngoại lực là quan trọng”, trong thời gian qua huyện Điện Bàn đã vừa tận dụng nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấp đồng thời áp dụng nhiều ưu đãi, chính sách để tận dụng nguồn vốn trong dân. Và kết quả mang lại là tổng vốn đầu tư tăng qua các năm.

Lượng vốn cho đầu tư phát triển của huyện được hình thành từ các nguồn vốn chính sau:

1/ Vốn ngân sách:

-Vốn ngân sách trung ương -Vốn ngân sách địa phương

+ Ngân sách tỉnh + Ngân sách huyện 2/ Vốn vay

3/ Vốn ngoài nhà nước

Bảng 2.2: Bảng cơ cấu vốn ĐTPT CN huyện theo nguồn vốn giai đoạn 2009-

2013

(Nguồn: Niên giám thống kê)

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn ĐTPT CN huyện Điện Bàn

Vốn ĐTPT CN (triệu đồng) Cơ cấu (%)

Tổng 2,808,539 100

1. Vốn NS trung ương 157,278 5.6

2. Vốn NS Địa phương 1,707,591 60.8

Ta thấy, nguồn vốn dành cho công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách địa phương chiếm 61%, vốn ngoài nhà nước chiếm 34% và từ ngân sách trung ương chiếm 5%. Qua đó ta thấy huyện Điện Bàn rất chú trọng vào phát triển công nghiệp huyện nhà. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đảm bảo an ninh trật tự đô thị, trong đó lấy việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, làm khâu đột phá để mở đường cho việc xây dựng Vĩnh Điện thành đô thị loại 4.

2.2.3.2 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp phân theo ngành

Với các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như Huyện Điện Bàn có nhiều làng nghề nổi tiếng. Xã Điện Phương có nghề đúc đồng Phước Kiều, gỗ mỹ nghệ truyền thống Nguyễn văn Tiếp, bánh tráng Phú Triêm... Nghề trồng dâu nuôi tằm cùng với việc trồng thuốc lá ở các xã thuộc khu vực Gò huyện Điện Bàn tận dụng các lợi thế đó tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trọng tâm như công nghiệp chế biến, công nghiệp chế biến và phân phối điện nước, công nghiệp khai khoáng, phát triển các làng nghề truyền thống. Cơ cấu vốn được phân theo ngành cụ thể:

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện theo ngành giai đoạn 2009-2013

Vốn ĐTPT CN (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Tổng 2,808,539 100

Công nghiệp chế biến 2,808,539 100

Công nghiệp SX&PP điện, nước 0 0

( Nguồn: Niên giám thống kê)

Qua bảng 2.3 ta thấy được huyện chỉ tập trung vốn vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung cho ngành công nghiệp chế biến tại các cụm công nghiệp, KCN để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển công nghiệp địa phương. Huyện đang có 10 cụm công nghiệp cụ thể: Cụm công nghiệp Trảng Nhật 1 và 2, Cẩm Sơn, An Lưu, Thương Tín 1 và 2, Nam Dương, Bồ Mưng, Vân Ly, Bích Bắc. Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như trên đã nêu nên huyện chỉ tập trung đầu tư vào công nghiệp nhẹ hơn là công nghiệp nặng, khai khoáng...

Các ngành công nghiệp khác trên địa bàn huyện chủ yếu là do doanh nghiệp, hộ gia đình, tư nhân bỏ vốn thực hiện đầu tư, khai thác.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w