Quy hoạch phát triển ngành CN của huyện đến 2020

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 60 - 63)

Công tác tập trung quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Điện Bàn đến năm 2020 được tập trung vào các công tác sau:

Sau khi thực hiện các kế hoạch năm năm và hằng năm về đầu tư phát triển ngành công nghiệp trên huyện địa bàn huyện Điện Bàn mang về những kết quả đáng ghi nhận và thấy được những mặt còn hạn chế rút ra được những bài học kinh nghiệm. Từ đó huyện đã chú trọng đầu tư trọng tâm, trọng điểm vào các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Các ngành công nghiệp được xem là mũi nhọn của huyện là CN dệt may và da giày. Đây là ngành công nghiệp chủ lực của huyện, nó tận dụng được nguồn nhân lực phổ thông, giải quyết được việc làm cho hàng nghìn lao động, khuyến khích mọi thanh phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất trong ngành dệt may, giày da, có chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài...

 Lựa chọn cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý:

Cần xác định rõ cơ cấu công nghiệp theo các xu hướng sau:

Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp đi từ các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế so sánh về lao động và tài nguyên sang các ngành công nghiệp chế biến sâu hơn.

Phát triển các ngành công nghiệp kế tiếp sau các ngành công nghiệp ban đầu với sự liên kết chặt chẽ và bền vững.

Nâng cao trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp từ trình độ thấp lên trình độ cao, tranh thủ đi thẳng hoặc đi nhanh vào công nghệ hiện đại hoặc công nghệ cao, gắn bó mật thiết với phát triển công nghệ.

 Phát triển công nghiệp địa phương và làng nghề truyền thống

a. Phát triển công nghiệp địa phương:

- Rà soát lại các nhà kho trên địa bàn toàn huyện tiến hành kêu gọi đầu tư, phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn, làm vệ tinh cho các công ty lớn, giải quyết lao động tại địa phương.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế và người dân đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp bằng các chính sách khuyến công, vay vốn ưu đãi lãi suất thấp phục vụ sản xuất công nghiệp (theo chương trình hỗ trợ vay vốn phát triển làng

nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - MHB, chi nhánh Quảng Nam).

- Nghiên cứu phát triển một số loại hình sản xuất công nghiệp trong nông thôn có lợi thế về nguồn nguyên liệu tại địa phương như chế biến tươi ớt, chế biến dầu phụng,... tại vùng Gò Nổi.

b. Phát triển các làng nghề truyền thống:

- Lựa chọn nhà đầu tư phù hợp đưa Nhà trưng bày sản phẩm làng đúc Phước Kiều đi vào hoạt động vào quý I năm 2014.

- Các làng nghề truyền thống như đúc đồng Phước Kiều, chiếu chẽ Triêm Tây phát huy lợi thế về tiềm năng phát triển du lịch, nghiên cứu phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch, đa dạng các hình thức sản xuất, biểu diễn sản xuất, kết hợp sản xuất với thương mại và phát triển du lịch cộng đồng.

- Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại thông qua tổ chức các hội chợ triển lãm, hỗ trợ tham gia triển lãm trong nước, quảng bá trực quan, qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Hướng dẫn cho các làng nghề truyền thống hình thành các tổ chức, hội, hiệp hội phù hợp để liên kết các hộ làm nghề nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới mẫu mã, quản lý chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đăng ký và bảo vệ thương hiệu, tiếp cận và tạo chỗ đứng vững chắc trong thị trường.

c. Công tác khuyến công:

Hoạt động khuyến công nhằm khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất. Hằng năm hướng dẫn cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng các đề án khuyến công dựa trên nhu cầu cần thiết của từng cơ sở công nghiệp nông thôn. Giai đoạn 2014 - 2015, ngoài việc bố trí nguồn vốn khuyến công của tỉnh mỗi năm khoảng 650 - 700 triệu đồng, ngân sách huyện bổ sung hằng năm khoảng 300 - 350 triệu đồng để thực hiện một số nhiệm vụ trong tâm sau:

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn bình quân mỗi năm khoảng 350 - 400 người, hình thức đào tạo nghề cho người lao động phải gắn với nhu cầu của cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp, tạo việc làm ổn định cho người lao động sau đào tạo

(đào tạo và giải quyết việc làm). Kinh phí thực hiện đào tạo nghề mỗi năm khoảng

200 triệu đồng.

- Hỗ trợ mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước thay thế các hình thức sản xuất thủ công sang chuyên môn hóa các công đoạn sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Giai đoạn 2014 – 2015 và đến 2020 cần ưu tiên cho các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp vào đầu tư tại Cụm làng nghề và tiểu thủ công nghiệp Đông Khương. Kinh phí bố trí thực hiện nội dung này hằng năm khoảng 250 triệu đồng.

- Hằng năm bố trí khoảng 50 triệu đồng để tổ chức hội thi sản phẩm lưu niệm, sản phẩm du lịch hằng năm cho các làng nghề truyền thống, cơ sở thủ công mỹ nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch, từng bước phát triển du lịch làng nghề truyền thống.

- Nghiên cứu hỗ trợ phát triển một số cơ sở ép dầu (dầu phụng, dầu mè,...) tại khu vực Gò Nổi nhằm phát huy lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Kinh phí thực hiện được phân kỳ mỗi năm khoảng 250 triệu đồng.

- Hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống tham gia triển lãm trong nước mỗi năm khoảng 100 triệu đồng.

- Giai đoạn 2014 – 2015 đến 2020 cần tập trung xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm đặc trưng của huyện như bê thui Cầu Mống, mỳ Quảng Phú Chiêm. Hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để từng bước đứng vững trên thị trường. Kinh phí thực hiện mỗi năm khoảng 200 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w