2.3.2.1 Hiệu quả kinh tế
Bảng 2.11: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm qua các năm
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
GO 3,605,511 6,411,493 8,209,823 10,280,720 11,589,679
GO 2,805,982 1,798,330 2,070,897 1,308,959
Ta dùng chỉ tiêu mức tăng của giá trị sản xuất công nghiệp so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.
Ta có: IV GO( ) PHTD GO H IV
Bảng 2.12: Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 GO 3,605,511 6,411,493 8,209,823 10,280,720 11,589,679 GO 2,805,982 1,798,330 2,070,897 1,308,959 IV 540,020 688,219 653,000 277,300 HIV(GO) 5.20 2.61 3.17 4.72
Qua bảng 2.12 chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ta thấy hệ số HIV(GO) >1 nên có thể kết luận rằng hoạt động đầu tư phất triển công nghiệp trên địa bàn huyện đạt hiệu quả tốt.
- Năm 2009: 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng tạo ra 5.2 đơn vị GO - Năm 2010: 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng tạo ra được 2.61 đơn vị GO - Năm 2011: 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng tạo ra được 3.17 đơn vị GO - Năm 2012: 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng tạo ra được 4.72 đơn vị GO
2.3.2.2 Hiệu quả xã hội
a. Các mặt được
Đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Điện Bàn, cụ thể là đầu tư cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã góp phần giải quyết được việc làm cho nhiều lao động. Cụ thể: Các cụm công nghiệp đã tạo việc làm cho hơn 3,206 người, tại khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc tính đến nay đã tạo việc làm cho 20,440 người. Tạo việc làm cho lao động không chỉ giúp cải thiện đời sống người dân mà còn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế huyện.
b. Các mặt hạn chế
Đi đôi với việc đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện là vấn đề ô nhiễm môi trường. Rác thải công nghiệp từ các nhà máy các cụm CN, KCN ngày càng tăng.