2009-2013
Đề án phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2002-2010 chính thức được triển khai từ đầu năm 2003 cho đến nay. Đây là hợp phần chính trong tổ hợp các chương trình, đề án mà huyện Điện Bàn đã và đang triển khai nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện cơ bản thành huyện công nghiệp vào năm 2010. Qua gần 8 năm thực hiện Đề án đã đạt được những kết quả rất khả quan và tính đến cuối năm 2013 công nghiệp toàn huyện đã có những thành tựu đáng ghi nhận.
Năm 2012, các ngành kinh tế của huyện tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ chậm, sụt giảm so với năm 2011 và không đạt kế hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (giá cố định 94) ước đạt 8,118.58 tỷ đồng, đạt 92.92% kế hoạch, tăng 12.38% so với năm 2011. Trong đó: nhóm ngành nông – lâm – thuỷ sản đạt 99.3% KH, tăng 2.81%; CN-XDCB tăng 11.48%; nhóm ngành dịch vụ tăng 19.25%. Cơ cấu nền kinh tế: CN-XDCB chiếm 75.26%, Thương mại – dịch vụ 19.35%; nông lâm thủy sản chiếm 5.39%. Năm 2013, các ngành kinh tế của huyện đã có tăng trưởng nhưng chỉ đạt xấp xỉ kế hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (giá cố định 94) ước đạt 9,215.66 tỷ đồng, đạt 99.48% kế hoạch, tăng 13.63% so với
năm 2012. Trong đó: nhóm ngành nông – lâm – thuỷ sản đạt 99.81% KH, tăng 2.80%; CN-XDCB đạt 99.30%KH, tăng 12.91%; nhóm ngành dịch vụ đạt 100.05%KH, tăng 19.44%. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị thương mại, dịch vụ: CN-XDCB chiếm 74.76%, Thương mại – dịch vụ 20.36%; nông - lâm - thủy sản chiếm 4.88%.( Theo báo báo KTXH 2012-2013)
Kinh tế tăng trưởng nhanh, khá toàn diện và vững chắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều ngành công nghiệp ra đời với những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước. Cùng với sự vận hành của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hút vốn đầu tư, huyện đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Chính vì vậy, công nghiệp của huyện đã đạt được những kết quả to lớn trên các mặt:
2.3.1.1 Tăng trưởng công nghiệp
Song song với quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư trên địa bàn huyện, từ những thành quả nổi bật trong việc thu hút vốn trong và ngoài nước đến với huyện, sản xuất công nghiệp trong huyện những năm vừa qua đã có bước phát triển vượt bậc. Huyện Điện Bàn, năm 2010 được công nhận là một huyện công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng qua các năm: năm 2011 đạt 10,280,720 triệu đồng năm 2012 tăng lên 11,589,679 triệu đồng tăng 12,7% so với năm 2011. Năm 2013 giá trị tổng sản lượng ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của huyện theo báo cáo tình hình hoạt động CN năm 2013 đạt 12,898,638 triệu đồng tăng 11.3% so với năm 2012.
Theo phụ lục 1 ta thấy, Gía trị sản xuất công nghiệp của huyện năm 2008 chỉ đạt 3,605,511 triệu đồng (giá hiện hành), nhưng đến năm 2012 đạt 11,589,679 triệu đồng, tăng gấp 3.2 lần. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng nhanh trong giai đoạn 2009-2011 và tăng chậm trong năm 2012. Năm 2009 đạt 6,411,493 triệu đồng,
năm 2010 tăng 28% so với năm 2009 đạt 8,209,823 triệu đồng. Năm 2011 đạt 10,280,720 triệu đồng tăng 25%/2010, đến năm 2012 GTSX CN tăng chậm tăng 12%/2011. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng qua các năm trong đó công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn đặc biệt là ngành thuộc da, sản xuất thực phẩm và đồ uống..., công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước chiếm tỷ trọng thấp. Tốc độ tăng của ngành CN huyện thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.7: Tốc độ tăng bình quân của các chỉ tiêu tổng hợp của ngành công nghiệp huyện Điện Bàn
(Đơn vị tính: %) Các chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012 GTSX ngành CN- TTCN 156.29 177.82 125.22 112.73 121.02 Cơ sở sản xuất CN 102 104.78 102.26 101 102 Lao động SX CN 112.5 105.28 105.1 106.68 107.23
( Nguồn: niên giám thống kê)
Nhìn vào bảng 2.7 có thể nói tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN qua các năm đều tăng, năm 2010 tốc độ tăng bình quân là 77.82 % so với năm 2009. Đến năm 2011 thì tốc độ tăng giảm dần, thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2010 chỉ tăng 25.22 %, năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 12.73% năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 21.02%. Về cơ sở sản xuất CN năm 2013 tăng 2% so với năm 2012, năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 1%, năm 2011 so với năm 2010 là 2.26%, năm 2010 so với năm 2009 là gần 5%. Xu hướng tăng giảm dần. Nhìn chung cùng với biến động của nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước kinh tế địa phương trong giai đoạn này cũng có nhiều biến động. Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2012 giảm kéo theo số lượng lao động SX CN trên địa bàn cũng giảm.
2.3.1.2 Về số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp
Tính đến hết ngày 31/12/2012 niên giám thống kê huyện Điện Bàn trên địa bàn huyện Điện Bàn có 1,923 cơ sở sản xuất công nghiệp và TTCN đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó phân theo thành phần kinh tế có 7 cơ sở kinh tế nhà
nước giảm 1 cơ sở. Trong giai đoạn 2008-2013 huyện có 14 cơ sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có 1,902 cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh. Nhìn chung giai đoạn 2008- 2013 số cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài nhà nước tăng lên về số lượng và chất lượng. Phân theo ngành công nghiệp thì chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến 1,918 cơ sở năm 2012.
Trên địa bàn đã hình thành nhiều ngành công nghiệp, TTCN đa dạng, phù hợp với tiềm năng vốn có của địa phương. Các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, chiếm gần 80% giá trị sản lượng công nghiệp của cả huyện. Số cơ sở công nghiệp theo ngành tập trung nhiều nhất vào các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống 852 cơ sở, may đo 235 cơ sở…và một số ngành khác.( phụ lục 2: số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện).
2.3.1.3 Về lao động công nghiệp
Tính đến hết ngày 31/12/2012 số lao động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện 29,471 người chiếm 36 % tổng số lao động đang làm việc của huyện năm 2012. Trong đó, lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước quản lý có 1,910 người chiếm 6.48% giảm 1,846 người so với năm 2011(9.12%). Lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 15,180 người (51.51%) tăng hơn so với năm 2011 là 11,864 người (42.95%), khu vực ngoài quốc doanh là 12,381 người năm 2012( 42.01%). Số lượng lao động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện tăng lên về số lượng và chất lượng. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế trong 2 năm 2011, 2012 thể hiện trong bảng 2.8
Bảng 2.8: Bảng cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: %)
Năm 2011 2012
Kinh tế nhà nước 9.12 6.48
Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài 42.95 51.51
Kinh tế ngoài quốc doanh 47.93 42.01
Lao động phân theo ngành công nghiệp qua các năm thể hiện trong bảng 2.9 Qua bảng ta thấy lao động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện tăng qua các năm tập trung vào ngành công nghiệp chế biến có 29,352 lao động và nhiều nhất là ngành công nghiệp thuộc da, sơ chế da, giày dép da...năm 2011 là 8,646 người, năm 2012 có 12,493 người tăng 3,847 người. Năm 2012 cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chiếm 99.6%; ngành CN SX, phân phối điện, nước, khí ga... chiếm 0.38% còn lại là ngành khai khoáng. (Theo niên giám thống kê)
Bảng 2.9: Lao động đang làm việc ở khu vực công nghiệp - xây dựng qua các năm (Đơn vị: Người) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 23,236 24,464 26,284 27,625 29,471 CN khai khoáng 9 9 12 10 7 CN chế biến 23,050 24,259 26,123 27,501 29,352 CN SX&PP điện, khí đốt 177 196 149 114 112
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Điện Bàn)
Trong tương lai gần, cùng với sự phát triển nhanh về công nghiệp, huyện cần tổ chức tốt việc đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ lao động trên địa bàn huyện. Đầu tư phát triển công nghiệp, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
2.3.1.4 Tỷ trọng ngành công nghiệp
Dựa vào bảng phụ lục 3 giá trị sản xuất các ngành kinh tế ta tính được tỷ trọng các ngành kinh tế thể hiện trong bảng 2.10
Bảng 2.10: Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế
(ĐVT: %)
Ngành kinh tế 2008 2009 2010 2011 2012
Nông, lâm nghiệp, thủy
sản 16.6 10.9 10.6 10.1 10.2
Công nghiệp và xây dựng 70.0 78.5 79.2 79.7 79.1
Dịch vụ 13.4 10.6 10.2 10.2 10.7
( Nguồn: niên giám thống kê huyện Điện Bàn)
Qua bảng 2.10 ta thấy tỷ trọng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng khá cao 70%/năm và tăng dần qua các năm. Riêng năm 2012 chiếm 79.1% giảm hơn so với năm 2011. Năm 2012, các ngành kinh tế của huyện tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ chậm, sụt giảm so với năm 2011 và không đạt kế hoạch đề ra.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản là 2.91%, công nghiệp là 22.49%, dịch vụ là 15.62% (theo niên giám thống kê- những chỉ tiêu tổng hợp).
Như vậy cơ bản huyện Điện Bàn đã phấn đấu trở thành 1 huyện công nghiệp vào năm 2010; phấn đấu đến năm 2015 đưa Vĩnh Điện trở thành thị xã, tiếp tục phát triển kinh tế địa phương theo định hướng CNH HĐH đất nước