Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước nhằm quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.1.Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại BIDV

Đối với BIDV, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đặt toàn hệ thống trước một thời cơ mới để có thể xử lý nợ xấu nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đây cũng là nội dung gắn chặt với đề án tái cơ cấu hệ thống BIDV.

Với thực trạng BIDV có nợ xấu khoảng 2%, khoản phải thu chiếm 2,1% và nghĩa vụ nợ VAMC tương ứng 2,8% trong năm 2016; Nghĩa vụ nợ của VAMC tính theo phần trăm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng là 124%; Chi phí tín dụng là 128 điểm cơ bản so với mức 121 điểm cơ bản của ngành, các chuyên gia phân tích cho rằng, việc xử lý nợ xấu nhanh hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho năm 2018 và khoản lỗ cho mất vốn sẽ thấp hơn 25% so với dự báo trước đây.

Ban lãnh đạo BIDV đã xác định việc thực hiện Nghị quyết 42 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh. BIDV chủ động xây dựng và ban hành chương trình hành động để tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết 42, các đơn vị thuộc BIDV cơ cấu lại danh mục tín dụng, đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ nội bảng lớn, phức tạp, khẩn trương xây dựng các phương án xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2017 - 2020 và quyết liệt thực hiện.

Để thực hiện Nghị quyết 42, mục tiêu chung của Chính phủ là nợ xấu Tổ chức tín dụng (bao gồm nợ nội bảng và nợ bán cho VAMC) đến 31/12/2020 là dưới 3%; đối với với các ngân hàng thương mại Nhà nước là thấp hơn 3% vào năm 2018… Đây là mục tiêu rất thách thức, đòi hỏi BIDV phải xác định các phương án, giải pháp cụ thể.

Để thực hiện nhiệm vụ này, HĐQT BIDV đã có chỉ thị đối với toàn hệ thống, trong đó phân rõ trách nhiệm của từng đơn vị tại Trụ sở chính, các chi nhánh, cũng như xác định rõ tiến độ thực hiện. Các đơn vị liên quan tiến hành rà soát danh mục tín dụng (nợ nội bảng, ngoại bảng, bán VAMC, lãi treo, lãi dự thu) tình trạng và giá trị tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ theo từng năm; xây dựng chương trình hành động của BIDV triển khai phương án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu…

Ban lãnh đạo BIDV cũng xác định giải pháp triển khai Nghị quyết 42 với các nội dung như: Thành lập ban chỉ đạo triển khai Nghị quyết 42: Do người đứng đầu đơn vị làm trưởng ban và có các thành viên trong Ban lãnh đạo, các đơn vị phòng ban liên quan. Thành lập nhóm công tác giúp ban chỉ đạo triển khai các công việc. Rà soát lại mô hình quản lý tín dụng, xử lý nợ của hệ thống, điều chỉnh các bất hợp lý, đảm bảo mô hình quản lý hiệu quả, hiệu lực. Bố trí đủ cán bộ có trình độ nghiệp vụ, đạo đức, hiểu pháp luật vào các dây chuyền xử lý nợ. Gấp rút vận hành lại hoạt

động Công ty xử lý nợ BAMC. Triển khai, tận dụng tất cả các biện pháp, giải pháp Nghị quyết 42, Quyết định 1058 cho phép: Xử lý tài sản đảm bảo; mua bán nợ; thu hồi nợ xấu, VAMC, ngoại bảng; gán nợ; cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi; bán nợ thỏa thuận với VAMC; chuyển trái phiếu VAMC theo giá thị trường…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước nhằm quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 38 - 40)