0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả vận dụng chính sách để quản lý nợ xấu đố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẰM QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 48 -48 )

5. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả vận dụng chính sách để quản lý nợ xấu đố

đối với khách hàng tại NHTMCP Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên

2.4.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả vận dụng chính sách để thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh

(*) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả vận dụng chính sách trong hoạt động thẩm định tín dụng

- Số dự án đã được thẩm định trước khi cho vay; -Số dự án đã được thẩm định sau khi cho vay; -Số khách hàng được thẩm định trước khi cho vay; -Số khách hàng được thẩm định sau khi cho vay;

-Tỷ lệ khách hàng DN có khả năng thu hồi vốn (cả gốc và lãi); -Tỷ lệ khách hàng cá nhân có khả năng thu hồi vốn;

-Tỷ lệ khách hàng DN không có khả năng thu hồi vốn; -Tỷ lệ khách hàng cá nhân không có khả năng thu hồi vốn.;

-Số văn bản quy định về công tác thẩm định tín dụng đã được ban hành.

(*)Các chỉ tiêu phản ánh kết quả vận dụng chính sách trong xây dựng chiến lược quản lý rủi ro của Ngân hàng

-Số lần rà soát và điều chỉnh chiến lược quản lý rủi ro của Ngân hàng

-Tỷ trọng vốn tín dụng dành cho khách hàng DN trong tổng số vốn kinh doanh của Ngân hàng.

-Tỷ trọng vốn tín dụng dành cho khách hàng cá nhân trong tổng số vốn kinh doanh của Ngân hàng.

-Tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn dự kiến. -Lãi suất hợp lý dự kiến

-Khoản chi phí quản lý rủi ro hằng năm.

-Tỷ lệ chi phí quản lý rủi ro trên tổng chi phí kinh doanh của Ngân hàng.

(*) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả vận dụng chính sách để kiểm soát rủi ro và cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh

-Số lượng khách hàng DN được phân loại, chấm điểm định kỳ hằng quý, hằng năm.

-Số lượng khách hàng cá nhân được phân loại, chấm điểm định kỳ hằng quý, hằng năm.

-Khoản vay giới hạn đối với khách hàng DN. -Khoản vay giới hạn đối với khách hàng cá nhân. -Kỳ hạn vay đối với nhóm khách hàng DN. -Kỳ hạn vay đối với nhóm khách hàng cá nhân.

-Số văn bản quy định về công tác kiểm soát rủi ro và cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh đã được ban hành.

(*) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả vận dụng chính sách để kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng

-Số lần kiểm tra định kỳ về việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân đối với khách hàng DN.

-Số lần kiểm tra định kỳ về việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân đối với khách hàng cá nhân.

-Số lần kiểm tra định kỳ về hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách hàng DN. -Số lần kiểm tra định kỳ về hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân.

-Số lần kiểm tra đột xuất về hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách hàng DN. -Số lần kiểm tra đột xuất về hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân.

-Số trường hợp có vấn đề phát hiện được qua kiểm tra nhóm khách hàng DN. -Số vốn được xếp vào loại “tín dụng có vấn đề” trong nhóm khách hàng DN. -Tỷ trọng vốn thuộc loại “tín dụng có vấn đề” trên tổng số vốn đã giải ngân cho nhóm khách hàng DN.

-Số trường hợp có vấn đề phát hiện được qua kiểm tra nhóm khách hàng cá nhân. -Số vốn được xếp vào loại “tín dụng có vấn đề” trong nhóm khách hàng cá nhân. -Tỷ trọng vốn thuộc loại “tín dụng có vấn đề” trên tổng số vốn đã giải ngân cho nhóm khách hàng cá nhân.

-Số lần kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện trong quý, trong năm. -Số văn bản quy định về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng đã được ban hành.

-Cơ cấu các nhóm nợ (từ nhóm 1 đến nhóm 5) theo thời gian. -Tỷ lệ nợ quá hạn/ số dư nợ tiềm ẩn rủi ro (tiềm ẩn chuyển nợ xấu)

2.4.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả vận dụng chính sách để xử lý nợ xấu đã phát sinh

(*) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả xử lý nợ xấu đã phát sinh bằng hình thức cơ cấu lại nợ

-Số khoản vay của khách hàng DN đã được điều chỉnh kỳ hạn nợ.

-Số khoản vay của khách hàng DN đã được điều chỉnh kỳ hạn bằng hình thức hoãn trả nợ.

-Số khoản vay của khách hàng DN đã được điều chỉnh kỳ hạn bằng hình thức giảm khối lượng nợ gốc phải thanh toán của kỳ hạn trả nợ.

-Số khoản vay của khách hàng DN đã được điều chỉnh kỳ hạn bằng hình thức gia hạn nợ.

-Số khoản vay của khách hàng DN đã được điều chỉnh kỳ hạn bằng hình thức giảm, miễn một phần nợ lãi vay phải trả.

-Số DN phải thực hiện tái cơ cấu SXKD và tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp để đảm bảo khả năng thanh toán nợ.

-Số khoản vay của khách hàng cá nhân đã được điều chỉnh kỳ hạn nợ.

-Số khoản vay của khách hàng cá nhân đã được điều chỉnh kỳ hạn bằng hình thức hoãn trả nợ.

-Số khoản vay của khách hàng cá nhân đã được điều chỉnh kỳ hạn bằng hình thức giảm khối lượng nợ gốc phải thanh toán của kỳ hạn trả nợ.

-Số khoản vay của khách hàng cá nhân đã được điều chỉnh kỳ hạn bằng hình thức gia hạn nợ.

-Số khoản vay của khách hàng cá nhân đã được điều chỉnh kỳ hạn bằng hình thức giảm, miễn một phần nợ lãi vay phải trả.

(*) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên bảo lãnh

-Số trường hợp là khách hàng DN phải thực hiện biện pháp xử lý tài sản bảo đảm.

-Số trường hợp là khách hàng cá nhân phải thực hiện biện pháp xử lý tài sản bảo đảm.

-Số trường hợp xử lý bằng biện pháp ngân hàng và chủ tài sản tự bán tài sản. -Số trường hợp xử lý bằng biện pháp bán qua trung tâm đấu giá.

-Số trường hợp xử lý bằng biện pháp ngân hàng nhận chính tài sản để cấn trừ nợ.

-Số trường hợp xử lý bằng biện pháp truy đòi cho vay gián tiếp (truy đòi người bảo lãnh của người vay trực tiếp).

(*) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả xử lý nợ xấu đã phát sinh bằng hình thức bán các khoản nợ

-Số khoản vay được Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản của Vietcombank tiếp nhận và giải quyết.

-Tỷ lệ số khoản vay được giải quyết bằng hình thức bán nợ cho Công ty so với tổng số khoản vay thuộc diện nợ xấu.

-Số lượng văn bản quy định về hoạt động bán các khoản nợ đã được ban hành tại Vietcombank.

(*) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả áp dụng các biện pháp pháp lý để đòi nợ

-Số trường hợp khách hàng DN bị Ngân hàng kiện ra tòa để đòi nợ.

-Tỷ lệ trường hợp phải nhờ tòa án can thiệp so với tổng số các trường hợp vay thuộc nhóm khách hàng DN.

-Số trường hợp khách hàng cá nhân bị Ngân hàng kiện ra tòa để đòi nợ. -Tỷ lệ trường hợp phải nhờ tòa án can thiệp so với tổng số các trường hợp vay thuộc nhóm khách hàng cá nhân.

(*) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả áp dụng biện pháp chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi

-Số trường hợp khách hàng DN có khoản nợ phải xử lý bằng biện pháp chứng khoán hóa.

-Tỷ lệ trường hợp phải xử lý bằng biện pháp chứng khoán hóa so với tổng số các trường hợp vay thuộc nhóm khách hàng DN.

(*) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả xử lý nợ xấu bằng biện pháp sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp

-Tổng giá trị nợ xấu của Ngân hàng -Tổng dư nợ của Ngân hàng.

-Tỷ lệ nợ xấu so với tổng số dư nợ của Ngân hàng.

-Tỷ lệ nợ khó đòi/ tổng dư nợ hoặc nợ khó đòi/ số dư nợ xấu.

-Khoản tiền dự phòng hằng năm của Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên. -Số trường hợp có khoảng vay không có khả năng thu hồi (do chết, mất tích, phá sản,… mà phát mại tài sản vẫn không đủ trả nợ khoản vay).

-Tỷ lệ quỹ dự phòng/ tổng số dư nợ của nhóm khách hàng DN. -Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ số dư nợ xấu của nhóm khách hàng DN. -Tỷ lệ quỹ dự phòng/ tổng số dư nợ của nhóm khách hàng cá nhân. -Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ số dư nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân. -Lượng tiền thực tế phải chi để bù đắp cho nợ xấu so với tổng số tiền trích lập quỹ dự phòng.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẰM QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về Vietcombank và Vietcombank chi nhánh Thái nguyên

3.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, ừ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty con tại Việt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 02 công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên

43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

3.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcmbank chi nhánh Thái Nguyên

Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên) được thành lập từ năm 2013. Mặc dù thời gian hoạt động chưa dài nhưng Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên cũng đã đạt được một số thành tựu, tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hòa mình với sự phát triển vượt bậc của hệ thống điện tử hiện đại, an toàn, tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Sau 5 năm hoạt động Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên đã thực sự trở thành một đơn vị chủ lực trong hệ thống Vietcombank nói riêng và hệ thống NHTM nói chung. Những kết quả kinh doanh trong 5 năm qua đã không ngừng góp phần phục vụ đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, góp phần vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống và nâng cao sức cạnh tranh của Vietcombank Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Năm 2017, Chi nhánh được xếp hạng thứ 4/25 trên địa bàn và được đề nghị xét tặng bằng khen UBND tỉnh. Liên tiếp qua các năm 2014 đến 2018 Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên đều có giải trong công tác thi đua, hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong khu vực tỉnh Thái Nguyên, nhận được nhiều bằng khen, danh hiệu của Vietcombank Việt Nam và NHNT chi nhánh TP.Thái Nguyên.

Hiện nay trụ sở chính của chi nhánh đặt tại Tầng 1, Tòa nhà VNPT, Đường Cách mạng tháng tám, phường Phan Đình Phùng, TP.Thái Nguyên. Ngoài ra đã mở thêm 3 phòng giao dịch với mặt bằng rộng gồm: PGD Hoàng Văn Thụ nằm trên trục đường Bắc Sơn với quỹ đất đắt giá, PGD Phổ Yên nằm trên trục đường chính gần chợ Phổ Yên sầm uất, PGD Hương Sơn nằm trên đường cách mạng tháng tám gần đường tròn Giang Thép

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Vietcombank

Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước,

gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Chi nhánh Sở Giao Dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.[2]

 Công ty con

Công ty Chứng khoán Vietcombank.

Công ty Cho thuê tài chính Vietcombank.

Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Vietcombank.

Công ty Tài chính Việt Nam (Vinafico) tại Hồng Kông.

Công ty liên doanh TNHH Cao Ốc VCB 198.

Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank[3]

 Ngoài ra còn có các công ty góp vốn:

Góp vốn đầu tư dài hạn vào 15 đối tác (Ngân hàng và công ty).

Góp vốn liên kết với 5 đối tác (Ngân hàng và công ty)

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên

Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Có 04 phòng nghiệp vụ do Ban Giám đốc lãnh đạo, các phòng có các trưởng phòng điều hành và có các phó phòng giúp việc cho trưởng phòng, trưởng phòng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về công việc, nhiệm vụ của phòng. Các phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc, triển khai các công việc thuộc chức năng, lĩnh vực chuyên môn theo quy định, góp phần vào hoạt động thường xuyên của ngân hàng. ( Xem Hình 3.1)

Đứng đầu 03 phòng giao dịch là các trưởng phòng giao dịch, được sự ủy quyền của giám đốc chi nhánh thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phục vụ khách hàng xung quanh địa bàn đóng trụ sở, đóng góp kết quả tài chính, xây dựng hình ảnh cho Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên.

phận hoạt động chuyên sâu: Bộ phận kế toán và bộ phận quản lý nợ. Điều này giúp cho việc quản lý nợ xấu của Ban giám đốc dễ dàng, thuận lợi và đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẰM QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 48 -48 )

×