Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Quân đội (MBBank)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước nhằm quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.2.Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Quân đội (MBBank)

MBBank đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong 9 tháng đầu năm nhưng nợ xấu cũng theo đó tăng lên trong khi giá cổ phiếu đang lao dốc.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 và 9 tháng đầu năm 2018 của Ngân hàng Quân đội (MBBank) cho thấy ngân hàng này đã đạt được những con số khá ấn tượng. Theo đó, 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần đạt hơn 10,4 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so cùng kỳ 2017. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 3/2018 tăng gần 48% so với quý 3/2017, tương ứng hơn 707 tỷ đồng. Tính chung 3 quý, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 6.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nợ xấu của ngân hàng cũng tăng lên. Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn là hơn 781 tỷ đồng, tăng 6%. Nợ nghi ngờ tăng từ 663 tỷ đồng hồi đầu năm lên 1.118,3 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng tương ứng từ hơn 813 tỷ đồng lên 1.318 tỷ đồng.

MBBank cũng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên tới hơn 2.290 tỷ đồng, chiếm hơn ¼ lợi nhuận 3 quý đầu năm, mua lại 1.800 tỷ đồng nợ từ VAMC.

Về nợ ngoại bảng, MBBank tập trung thu hồi khoản nợ lớn và có khả năng thu hồi cao. MBBank đề ra mục tiêu mỗi năm mỗi năm thu hồi được khoảng 15%. Để đạt được mục tiêu này, MBBank tuyển dụng cả nhiều vị trí nhân viên chuyên quản lý nợ xấu.

1.5.2.1.Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 3/2018 của Sacombank chỉ đạt hơn 163 tỷ đồng, giảm tới 46,9% so cùng kỳ (144 tỷ đồng). Trong đó một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh là do chi phí dự phòng tín dụng tăng 525 tỷ đồng lên mức lên mức hơn 664 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so cùng kỳ.

Lũy kế từ đầu năm, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Sacombank lên tới hơn 1.178 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ (224,5 tỷ đồng) và chiếm gần một nửa lợi nhuận ngân hàng này.

Tuy nhiên, điểm tích cực đáng chú ý của Sacombank là chất lượng nợ vay của ngân hàng đã cải thiện đáng kể. Ngoài chỉ tiêu nợ cần chú ý tăng từ gần 900 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 1.444 tỷ đồng thì các khoản nợ xấu đều đã giảm mạnh.

Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn giảm từ 1.474,5 tỷ đồng hồi đầu năm xuống chỉ còn gần 200 tỷ đồng; Nợ nghi ngờ giảm tương ứng từ 627 tỷ đồng xuống 389 tỷ đồng; Nợ có khả năng mất vốn giảm từ 8.303 tỷ đồng xuống còn gần 7.477,8 tỷ đồng.

Như vậy, tổng giá trị các khoản nợ xấu của Sacombank ở mức 8.066 tỷ đồng giảm 22,5% so với đầu năm, đưa tỷ lệ nợ xấu sau 9 tháng của ngân hàng này giảm từ mức 4,73% hồi đầu năm xuống 3,23%.

Hiện Sacombank đang ráo riết thanh lý hàng loạt tài sản bảo đảm liên quan đến các khoản nợ xấu, trong đó chủ yếu là các bất động sản với tổng trị giá lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng như: Dự án Khu công nghiệp Phong Phú huyện Bình Chánh, TP.HCM; Dự án khu nhà ở cao tầng và khu vui chơi thể dục thể thao tiểu khu 3 – khu dân cư Bình Trị Đông và 1 phần thửa đất số 122 tại phường Bình Trị Đông B; Dự án khu dân cư phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ...

Với những động thái này, Sacombank đã cố gắng đưa nợ xấu về dưới 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vào cuối năm 2018.

1.5.2.2.Bài học kinh nghiệm

Sau khi nghiên cứu vấn đề quản lý nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam, một số bài học có thể rút ra đối với Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên, cụ thể như sau:

- Gắn chặt mục tiêu xử lý nợ xấu với đề án tái cơ cấu hệ thống.

- Ban lãnh đạo ngân hàng cần xác định việc thực hiện Nghị quyết 42 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh; chủ động xây dựng và ban hành chương trình hành động để tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết 42.

tiến độ xử lý các khoản nợ nội bảng lớn, phức tạp, khẩn trương xây dựng các phương án xử lý nợ xấu và quyết liệt thực hiện.

- Ban lãnh đạo ngân hàng phải xác định các phương án, giải pháp cụ thể như: +) Ban hành chỉ thị đối với toàn hệ thống, trong đó phân rõ trách nhiệm của từng đơn vị tại Trụ sở chính, các chi nhánh, cũng như xác định rõ tiến độ thực hiện. Các đơn vị liên quan tiến hành rà soát danh mục tín dụng (nợ nội bảng, ngoại bảng, bán VAMC, lãi treo, lãi dự thu) tình trạng và giá trị tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ theo từng năm; xây dựng chương trình hành động của ngân hàng để triển khai phương án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu…

+) Thành lập Ban chỉ đạo triển khai Nghị quyết 42 do người đứng đầu đơn vị làm Trưởng ban và bao gồm các thành viên trong Ban lãnh đạo, các đơn vị phòng ban liên quan. Thành lập nhóm công tác giúp ban chỉ đạo triển khai các công việc. Rà soát lại mô hình quản lý tín dụng, xử lý nợ của hệ thống, điều chỉnh ác bất hợp lý, đảm bảo mô hình quản lý hiệu quả, hiệu lực.

+) Bố trí, tuyển dụng đủ cán bộ có trình độ nghiệp vụ, đạo đức, hiểu pháp luật,…vào các dây chuyền xử lý nợ.

+) Triển khai, tận dụng tất cả các biện pháp, giải pháp mà Nghị quyết 42, Quyết định 1058 cho phép: Xử lý tài sản đảm bảo; mua bán nợ; thu hồi nợ xấu, VAMC, ngoại bảng; gán nợ; cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi; bán nợ thỏa thuận với VAMC; chuyển trái phiếu VAMC theo giá thị trường…

-Về nợ ngoại bảng, MBBank tập trung thu hồi khoản nợ lớn và có khả năng thu hồi cao. Đề ra mục tiêu tỷ lệ thu hồi được mỗi năm.

-Thanh lý tài sản bảo đảm liên quan đến các khoản nợ xấu, trong đó cần chú trọng đến các bất động sản có giá trị lớn.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

-Thực trạng vận dụng chính sách của NHNN trong quản lý nợ xấu tại Vietcombank Chi nhánh Thái Nguyên ra sao?

-Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình vận dụng chính sách của NHNN để quản lý nợ xấu tại Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên?

-Giải pháp nào cần thực thi để đảm bảo vận dụng hiệu quả các chính sách của NHNN để việc quản lý vợ xấu tại chi nhánh Thái Nguyên đạt kết quả tốt hơn?

2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu

2.2.1. Tiếp cận theo các cấp độ quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề quản lý nợ xấu, muốn được thực hiện tốt, cũng cần được triển khai theo nhiều cấp độ. Để đảm bảo được tính toàn diện, nghiên cứu này tiếp cận theo các cấp độ quản lý như sau:

+ Cấp 1: quản lý của NHNN đối với NHTMCP Vietcombank.

+ Cấp 2: quản lý của NHTMCP Vietcombank đối với chi nhánh Vietcombank Thái Nguyên.

+ Cấp 3: quản lý của NHTMCP Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên đối với các phòng giao dịch và đối với các nhóm khách hàng của mình.

Cách tiếp cận này giúp cho người nghiên cứu nhận diện được những kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân trong việc vận dụng chính sách ở từng cấp, từ đó đề xuất các kiến nghị đổi mới nhằm quản lý nợ xấu một cách tốt hơn.

2.2.2. Tiếp cận theo các nội dung của các chính sách đã được cụ thể hóa thành các hoạt động cụ thể tại NHTM các hoạt động cụ thể tại NHTM

Kết hợp với phương pháp tiếp cận theo cấp độ, cách tiếp cận này giúp cho người nghiên cứu nhận diện được những kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân trong từng khâu, từng hoạt động cụ thể trong công tác vận dụng chính sách của NHNN để quản lý nợ xấu của Ngân hàng Vietcombank ở từng nội dung ứng với từng cấp quản lý, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể cho từng

nội dung. Theo cách tiếp cận nghiên cứu này, thực trạng vận dụng chính sách để quản lý nợ xấu được phản ánh và các giải pháp được đề xuất theo các nội dung cụ thể như sau:

2.2.2.1. Kết quả thực thi chính sách quản lý của NHNN đối với Vietcombank

- Xây dựng các quy định về các chuẩn mực, quy tắc, chế độ kiểm toán, quyết toán, kế toán, quản trị.

- Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các quy chế điều tiết để bảo đảm an toàn hệ thống.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện và cảnh báo nợ xấu sớm, quyết định phương án xử lý nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động theo dõi, phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ.

- Tăng cường pháp chế để đảm bảo một chế độ và trật tự pháp luật, trong đó tất cả các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.

2.2.2.2. Vận dụng chính sách để quản lý nợ xấu tại Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên

- Thực hiện lộ trình tăng vốn chủ sở hữu.

- Ban hành các văn bản quản lý để ngăn ngừa và xử lý nợ xấu (quy định nghiêm ngặt về quy trình cho vay).

- Chỉ đạo thực hiện xử lý dứt điểm nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro, phát mại tài sản, chuyển khoản nợ sang công ty chuyên xử lý nợ xấu.

- Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các chi nhánh để đảm bảo việc thực hiện cho vay đúng quy định.

2.2.2.3. Thực trạng Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên vận dụng chính sách để quản lý nợ xấu đối với khách hàng

Ở cấp này, nội dung quản lý nợ xấu được tiếp cận nghiên cứu theo nội dung quản lý, theo nhóm đối tượng cho vay và theo các nhóm nợ.

(*) Theo nội dung quản lý nợ xấu, tiếp cận theo các khâu sau:

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh (Bao gồm các hoạt động cụ thể là: Thẩm định tín dụng; Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro; Kiểm soát rủi ro và cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh; Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng).

- Xử lý nợ xấu đã phát sinh (bao gồm các hoạt động cụ thể là: Thực hiện cơ cấu lại nợ; Xử lý tài sản đảm bảo, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên bảo lãnh; Bán các khoản nợ; Áp dụng các biện pháp pháp lý để đòi nợ; Chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi; Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro).

(*) Theo các nhóm đối tượng cho vay bao gồm nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Cách tiếp cận này nhằm phản ánh thực trạng nợ xấu trong từng nhóm đối tượng cho vay, phát hiện ra những nguyên nhân dẫn tới nợ xấu trong từng nhóm đối tượng này, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cụ thể để quản lý nợ xấu của từng nhóm đối tượng.

(*) Tiếp cận theo các nhóm nợ. Cụ thể là: Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý; Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ; Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp là nguồn thông tin chủ yếu để nghiên cứu đề tài luận văn. Các thông tin thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy khác nhau, cụ thể là:

+ Chủ trương, chính sách và các định hướng lớn của Đảng và Nhà nước trong hoạt động tài chính - ngân hàng, xử lý nợ xấu. . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giáo trình, văn bản quy định của pháp luật, quy trình, quy định liên quan đến NHTM, hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM;

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động cấp tín dụng, xử lý nợ xấu của Vietcombank Chi nhánh Thái Nguyên từ 2014 đến 2017.

+ Các công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến đề tài luận văn.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Các phương pháp tổng hợp thông tin phổ biến trong nghiên cứu kinh tế - xã hội được sử dụng trong nghiên cứu này để tổng hợp thông tin, phục vụ cho việc phân tích. Cụ thể là các phương pháp như: phân tổ thống kê, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê.

Phần mềm Microsoft Excel được sử dụng làm công cụ chủ yếu để tổng hợp và phân tích thông tin thu thập được.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.3.3.1. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ thống kê, phương pháp này được sử dụng để so sánh những biến động của các chỉ tiêu phản ánh kết quả vận dụng chính sách trong công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng Vietcombank Thái Nguyên theo thời gian; so sánh tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh với tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng khác tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên; so sánh tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Thái Nguyên với các chi nhánh Vietcombank ở các địa phương khác có nhiều điểm tương đồng với Vietcombank Thái Nguyên.

Thông qua phương pháp này mà người nghiên cứu có thể rút ra được các kết luận cần thiết về thực trạng vận dụng chính sách để quản lý nợ xấu tại Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên.

2.3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng biến động của nợ xấu, trên cơ sở đó có giải pháp cho vấn đề vận dụng chính sách quản lý nợ xấu tại Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên nói riêng và gợi ý hoàn thiện chính sách để quản lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Vietcombank nói chung.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để phản ánh được các nội dung nghiên cứu, các chỉ tiêu nghiên cứu được sắp xếp thành các nhóm theo từng nội dung nghiên cứu, cụ thể như sau:

2.4.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả vận dụng chính sách quản lý của NHNN đối với NHTMCP Vietcombank

- Số văn bản quy định về các chuẩn mực, quy tắc, chế độ kiểm toán, quyết toán, kế toán, quản trị đã được ban hành để quản lý các NHTMCP (trong đó có Vietcombank là đối tượng điều chỉnh).

- Số văn bản quy định về việc thực hiện các quy chế điều tiết để đảm bảo an toàn hệ thống.

- Số lần kiểm tra định kỳ trong năm về việc thực hiện các quy định đảm bảo an toàn hệ thống.

- Tỷ lệ số lần kiểm tra định kỳ đã thực hiện/số lần kiểm tra theo kế hoạch. - Số lần thanh tra đột xuất/năm để phát hiện và cảnh báo nợ xấu.

- Số vụ vi phạm phát hiện. - Số vụ kiến nghị xử lý.

- Tỷ lệ số vụ kiến nghị xử lý/tổng số vụ phát hiện được.

2.4.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả NHTMCP Vietcombank vận dụng chính sách để quản lý chi nhánh tại Thái Nguyên

- Số vốn chủ sở hữu.

- Số vốn chủ sở hữu tăng thêm. - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng thêm.

- Số văn bản về quy trình cho vay và xử lý nợ cấu được ban hành. - Giá trị nợ xấu được xử lý bằng quỹ dự phòng.

- Tỷ lệ nợ xấu được xử lý bằng quỹ dự phòng/tổng nợ xấu. - Giá trị nợ xấu được xử lý bằng phát mại tài sản.

- Tỷ lệ nợ xấu được xử lý bằng phát mại tài sản/tổng nợ xấu.

- Giá trị nợ xấu được xử lý bằng chuyển khoản nợ sang công ty chuyên xử lý nợ xấu.

- Tỷ lệ nợ xấu được xử lý bằng chuyển khoản nợ sang công ty chuyên xử lý

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước nhằm quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 40)