0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Kiến nghị với Vietcombank Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẰM QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 107 -110 )

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Kiến nghị với Vietcombank Việt Nam

(*) Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ

Một trong những vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng hiện tại là việc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa thể đáp ứng yêu cầu về báo cáo tài chính (cung cấp báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất), để đảm bảo tất cả các khách hàng đều được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng bao gồm cả các chỉ tiêu định tính và định lượng, ngân hàng có thể thiết lập một bộ chỉ tiêu dành riêng cho đối tượng khách hàng này. Thay vì đánh giá tài chính dựa trên báo cáo của doanh nghiệp và mặc định với đối tượng khách hàng này xếp loại BBB, ngân hàng có thể mặc định đưa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ một số chỉ tiêu tài chính bình quân của ngành tương ứng với quy mô của doanh nghiệp làm cơ sở đánh giá như vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, khoản phải thu, tỷ suất lợi nhuận doanh thu…, kết hợp với bộ chỉ tiêu định tính sẽ cho ra kết quả xếp hạng tín dụng có mức độ tin cậy cao hơn.

(*) Xây dựng quy trình thẩm định giá trị TSBĐ

Cần xây dựng quy trình thẩm định TSBĐ trên cơ sở quy định cụ thể, chi tiết danh mục TSBĐ được chấp nhận, phân theo loại TSBĐ như bất động sản, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị, hàng hóa, quyền tài sản...

Ngoài ra, cần quy định các tiêu chí nhằm xác định giá trị TSBĐ một cách khách quan, đồng nhất và đáp ứng yêu cầu thận trọng trên quan điểm tối thiểu hóa rủi ro, cụ thể:

+ Ưu tiên sử dụng cách tiếp cận thị trường, cách tiếp cận chi phí để định giá TSBĐ, hạn chế sử dụng cách tiếp cận thu nhập. Vì TSBĐ là tài sản đặc thù đối với TCTD, giúp cho TCTD có thể thu hồi phần vốn gốc khi khách hàng không thanh toán được khoản vay. Trong khi đó, cách tiếp cận thu nhập lệ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ chiết khấu, sự tăng giảm tỷ lệ này một vài phần trăm có thể khiến giá trị TSBĐ tăng giảm đáng kể, mặt khác cách tiếp cận thu nhập là xác định giá trị TSBĐ bằng dòng tiền thu được hàng năm nhưng nếu 5 năm sau TCTD mới thu hồi TSBĐ thì dòng tiền 5 năm đầu đã được khách hàng khai thác, TCTD khi tiếp nhận chỉ khai thác được trong khoảng thời gian còn lại của dòng tiền dẫn đến giá trị TSBĐ không còn giữ nguyên như ban đầu.

+ Cần thành lập các tổ định giá độc lập tuy trực thuộc các chi nhánh nhưng là bộ phận hoàn toàn độc lập, thậm chí có thể tách thành những công ty độc lập như AMC.

+ Công tác tái thẩm định các khoản vay đã được giải ngân phải được tiến hành chặt chẽ tránh mang tính hình thức. Muốn được như vậy thì công tác thanh tra, giám sát phải được TCTD triển khai một cách nghiêm túc.

+ Xây dựng hệ thống dữ liệu hoàn thiện cho từng tuyến đường, đây là cơ sở giá tối đa để các chi nhánh tiến hành thẩm định giá TSBĐ đối với các khoản vay thuộc phạm vi phê duyệt của các chi nhánh.

+ Trong báo cáo thẩm định giá nhất thiết phải có ý kiến của thẩm định viên về xu hướng giá từ 3 trong 6 tháng tới. Ý kiến này không có giá trị pháp lý nhưng là cơ sở quan trọng để các chi nhánh phê duyệt một tỷ lệ cho vay trên TSBĐ một cách hợp lý.

+ Đối với bất động sản: xác định giá trị tài sản trên cơ sở khung giá đất do cơ quan nhà nước ban hành và hệ số k cho từng tuyến đường cụ thể. Đối với tài sản trên đất sẽ định giá theo đơn giá xây dựng do nhà nước ban hành có xem xét đến yếu tố chi phí xây dựng thực tế phát sinh.

định giá tài sản trên cơ sở chi phí hợp lý mua tài sản hoặc giá trị còn lại của tài sản (đối với tài sản đã qua sử dụng).

Có thể xem xét quy định cụ thể bộ phận chuyên trách trong việc định giá TSBĐ, đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan. Trong trường hợp TSBĐ có tính kỹ thuật đặc thù, phức tạp cần quy định cụ thể đối với việc thuê cơ quan định giá hoặc chuyển giao cho Công ty quản lý nợ và khai thác thực hiện định giá. Với vai trò tích cực trong toàn bộ quy trình tín dụng từ việc đánh giá cho mục đích phê duyệt cấp mới khoản vay, đến việc tái thẩm định TSBĐ cho các khoản vay đã giải ngân cho mục đích xác định xác định giá trị TSBĐ/dư nợ và cuối cùng là cho mục đích xử lý nợ, hoạt động thẩm định giá trong thời gian tới được đánh giá là một công cụ hữu hiệu trong việc xử lý các khoản nợ xấu hiện hữu và hạn chế phát sinh thêm các khoản nợ xấu mới.

(*) Đề xuất quy chế thưởng phạt rõ ràng đối với các cán bộ liên quan đến vấn đề nợ xấu

Đối với các cán bộ trực tiếp để nợ xấu phát sinh cần xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân để xảy ra nợ xấu để có các biện pháp cụ thể như: dừng công tác cho vay để tập chung thu hồi nợ, trưng tập vào tổ thu nợ, tạm thời giữ lại lương kinh doanh, đối với các cán bộ kiểm soát có thể cho dừng công việc điều hành tập chung với cán bộ tín dụng đôn đốc thu hồi nợ, trường hợp cao nhất có thể xem xét đuổi việc và kiện ra tòa án tối cao….Hiện nay về vấn đề này Vietcombank Việt Nam hiện vẫn chưa có một cơ chế rõ ràng nên rất tại một số các Chi nhánh Thái Nguyên xảy ra hiện tượng cán bộ tín dụng có nợ xấu rất thờ ơ, vô trách nhiệm với các khoản nợ xấu do mình đảm nhiệm.

Đối với các cán bộ mới đảm nhiệm công tác xử lý nợ xấu phải có cơ chế khuyến khích rõ ràng trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu như chế độ khen thưởng, tiền lương, ưu tiên trong công tác đào tạo, tạo cơ hội rèn luyện chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tham gia các khóa đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền tảng kiến thức cho cán bộ.

(*) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ( AMC)

Xây dựng cơ chế khuyến khích trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu đối với cán bộ nhân viên của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản như có chế độ khen thưởng, tiền lương, ưu tiên trong công tác đào tạo, tạo cơ hội rèn luyện chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước.

Quy định cụ thể trách nhiệm, mục tiêu trong công tác xử lý nợ xấu do các chi nhánh chuyển giao. Thay vì mục tiêu lợi nhuận, đối với công tác xử lý, thu hồi nợ xấu cần đặt giá trị thu hồi các khoản nợ xấu làm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu của Công ty.

Để tăng cường hơn nữa hoạt động mua bán nợ của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Vietcombank Việt nam – cơ quan chủ quản cần tạo điều kiện bổ sung vốn điều lệ cho công ty, khuyến khích phát triển nghiệp vụ mua bán nợ trong hệ thống Vietcombank.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẰM QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 107 -110 )

×