Tiếp cận theo các nội dung của các chính sách đã được cụ thể hóa thành các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước nhằm quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Tiếp cận theo các nội dung của các chính sách đã được cụ thể hóa thành các

các hoạt động cụ thể tại NHTM

Kết hợp với phương pháp tiếp cận theo cấp độ, cách tiếp cận này giúp cho người nghiên cứu nhận diện được những kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân trong từng khâu, từng hoạt động cụ thể trong công tác vận dụng chính sách của NHNN để quản lý nợ xấu của Ngân hàng Vietcombank ở từng nội dung ứng với từng cấp quản lý, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể cho từng

nội dung. Theo cách tiếp cận nghiên cứu này, thực trạng vận dụng chính sách để quản lý nợ xấu được phản ánh và các giải pháp được đề xuất theo các nội dung cụ thể như sau:

2.2.2.1. Kết quả thực thi chính sách quản lý của NHNN đối với Vietcombank

- Xây dựng các quy định về các chuẩn mực, quy tắc, chế độ kiểm toán, quyết toán, kế toán, quản trị.

- Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các quy chế điều tiết để bảo đảm an toàn hệ thống.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện và cảnh báo nợ xấu sớm, quyết định phương án xử lý nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động theo dõi, phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ.

- Tăng cường pháp chế để đảm bảo một chế độ và trật tự pháp luật, trong đó tất cả các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.

2.2.2.2. Vận dụng chính sách để quản lý nợ xấu tại Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên

- Thực hiện lộ trình tăng vốn chủ sở hữu.

- Ban hành các văn bản quản lý để ngăn ngừa và xử lý nợ xấu (quy định nghiêm ngặt về quy trình cho vay).

- Chỉ đạo thực hiện xử lý dứt điểm nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro, phát mại tài sản, chuyển khoản nợ sang công ty chuyên xử lý nợ xấu.

- Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các chi nhánh để đảm bảo việc thực hiện cho vay đúng quy định.

2.2.2.3. Thực trạng Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên vận dụng chính sách để quản lý nợ xấu đối với khách hàng

Ở cấp này, nội dung quản lý nợ xấu được tiếp cận nghiên cứu theo nội dung quản lý, theo nhóm đối tượng cho vay và theo các nhóm nợ.

(*) Theo nội dung quản lý nợ xấu, tiếp cận theo các khâu sau:

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh (Bao gồm các hoạt động cụ thể là: Thẩm định tín dụng; Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro; Kiểm soát rủi ro và cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh; Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng).

- Xử lý nợ xấu đã phát sinh (bao gồm các hoạt động cụ thể là: Thực hiện cơ cấu lại nợ; Xử lý tài sản đảm bảo, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên bảo lãnh; Bán các khoản nợ; Áp dụng các biện pháp pháp lý để đòi nợ; Chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi; Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro).

(*) Theo các nhóm đối tượng cho vay bao gồm nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Cách tiếp cận này nhằm phản ánh thực trạng nợ xấu trong từng nhóm đối tượng cho vay, phát hiện ra những nguyên nhân dẫn tới nợ xấu trong từng nhóm đối tượng này, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cụ thể để quản lý nợ xấu của từng nhóm đối tượng.

(*) Tiếp cận theo các nhóm nợ. Cụ thể là: Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý; Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ; Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước nhằm quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 43 - 45)