Chính sách về nội dung truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếng tày nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 83)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Chính sách về nội dung truyền thông

Các chương trình phát thanh, truyền hình cần tăng cường thông tin, làm sâu sắc và hiệu quả hơn những chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ. Những thông tin này góp phần định hướng, nắm vững quan điểm, không gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị nhằm bác bỏ những luận điệu, luồng thông tin cố ý xuyên tạc. Đặc biệt là chú trọng tính chiến đấu trong việc đưa những thông tin về những vụ việc chưa tốt để định hướng dư luận, giữ vững lòng tin của đồng bào với Đảng và chính quyền.

Căn cứ vào nguyện vọng, nhu cầu thực tiễn của đồng bào, nội dung thông tin phải gắn liền với phong tục tập quán, bám sát tình hình địa phương, mang hơi thở của cuộc sống, định hướng theo chủ đề, theo chủ điểm từng tháng, theo dòng sự kiện. Người làm truyền thông cần chú ý khai thác, phản ánh đặc thù

trong phát triển KT - XH ở các địa bàn. Nhằm làm cho chương trình phong phú, phục vụ nhu cầu của đông đảo tầng lớp bà con, các đài nên xen các tiết mục dân ca dân tộc để tăng tính hấp dẫn cho chương trình, quan tâm nhiều về các tin tức về kinh tế, văn hóa, chính trị của đất nước, của khu vực miền núi và liên quan đến dân tộc Tày, Nùng hay những tri thức giúp làm giàu từ cây lúa, cây chè; bởi trong phạm vi khảo sát, thực tế chỉ ra rằng có hơn 90% bà con hứng thú với các nội dung truyền thông trên. Ngoài ra, bà con cũng có nhu cầu với các chương trình mang tính giải trí.

Lồng ghép nội dung tuyên truyền nhằm trang bị thêm kiến thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đồng thời tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, nông thôn, các chính sách dân tộc của Đảng cần góp phần cải tiến, đổi mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước cải thiện đời sống cho đồng bào Tày - Nùng.

Dạy tiếng Tày - Nùng cũng là một trong những nội dung chương trình cần được chú ý vì thực trạng đặt ra nhu cầu học tiếng Tày - Nùng là cấp thiết. Vì chỉ khi biết tiếng Tày - Nùng và hiểu thì bà con mới thực sự có nhu cầu tiếp cận truyền thông bằng tiếng mẹ đẻ. Thực ra, việc dạy tiếng DTTS trên đài không phải là chuyện mới. Trong giai đoạn từ 2010 - 2015, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức chương trình dạy tiếng Chăm trên truyền hình với tần suất 2 buổi/tuần. Cách thức tổ chức khá bài bản, có làm nền chạy cho chữ viết và các kiến thức trọng tâm. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên Đài Ninh Thuận chỉ duy trì hoạt động này trong vòng 5 năm. Hiệu quả thu được rất quan trọng, nhân dân đồng tình với việc làm này vì tiếp cận được nhiều đối tượng, tiện ích và phổ dụng, đặc biệt phù hợp với điều kiện sinh hoạt, tập quán của vùng dân tộc miền núi. Như vậy, từ bài học của Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình của tỉnh Thái Nguyên cần kế thừa có chọn lọc những thành công và khắc phục hạn chế để xây dựng, làm mới nội dung chương trình nhằm được đồng bào ủng hộ và nhiệt tình đón nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếng tày nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)