Khái niệm truyện kể dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng biển quảng ninh (Trang 28 - 29)

7. Đóng góp của đề tài

2.1.1. Khái niệm truyện kể dân gian

Truyện kể dân gian còn có cách gọi khác là truyện cổ, là một bộ phận của phương thức tự sự dân gian, chỉ những câu chuyện truyền miệng ra đời từ thời xa xưa và được lưu truyền đến ngày hôm nay. Trong Truyện cổ nước Nam, Nguyễn Văn Ngọc đã phân chia truyện cổ thành năm loại như sau:

- Những truyện thuộc về lối cổ tích hoặc dã sử, cha mẹ hay ông bà tối thường kể cho con cháu nghe.

- Những truyện mà kết cục đã thành câu phương ngôn, lí ngữ hoặc trái lại xuất xứ từ những lí ngữ, phương ngôn ấy ra.

- Những truyện thuần về văn chương trong đó có những câu ca, bài hát nôm na mà vui thú, giản dị, mà tự nhiên, xưa kia đâu đó vẫn thường truyền tụng.

- Những truyện trong đó ngụ một ý cao xa thuộc về triết lí may ra so bì được với Bách tử bên Trung Quốc và sau này có thể đem vào môn học cổ điển nước nhà.

- Những truyện vui chơi, cười đùa lí thú để tiêu sầu khiển muộn nhưng chưa quá thuộc về cái thể gọi là tiếu lâm mà các nhà đạo đức nghiệt ngọng vẫn que chê là nhảm nhí.

Trong cuốn Việt Nam cổ văn học sử (1942), Nguyễn Đổng Chi cũng đã đưa ra một cách phân loại, ông đã chia truyện đời xưa thành ba loại: Thần thoại, chuyện thần quái, chuyện vặt. Thần thoại tương đương với khái niệm thể loại thần thoại ngày nay. Chuyện thần quái tương đương với thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích. Chuyện vặt tương đương với thể loại truyện

Còn Nghiêm Toản, trong Việt Nam văn học sử trích yếu (1949) đã phân chia truyện cổ thành bốn loại: Truyện mê tín hoang đường, truyện luân lí ngụ ngôn, truyện phú thế hài đàm, truyện sự tích các thánh.

Cuốn Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam (1978) của Đỗ Bình Trị đã chỉ ra truyện kể dân gian gồm các thể loại: thần thoại và sử thi anh hùng, truyền thuyết lịch sử, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Truyện cười dân gian…

Cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu (1990) khẳng định truyện kể gồm các thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười…

Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, biên soạn vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Lê Chí Quế khẳng định, truyện kể dân gian bao gồm: thần thoại, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, vè, truyện thơ và truyền thuyết.

Như vậy, có thể khẳng định, truyện kể dân gian là một khái niệm rộng, bao gồm các thể loại tự sự dân gian đã nói ở trên. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không thể đi sâu khảo sát đề tài này trên tất cả các thể loại mà chỉ chọn khảo sát những thể loại tiêu biểu trong truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh, đó là thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng biển quảng ninh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)