Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng biển quảng ninh (Trang 73 - 74)

7. Đóng góp của đề tài

3.1.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội

Trong cuốn Giáo trình văn học dân gian, Nguyễn Bích Hà có khẳng định: “Truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội là hai lĩnh vực khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ. Truyền thuyết khiến cho lễ hội có nội dung thiêng liêng còn lễ hội làm cho việc diễn xướng truyền thuyết sinh động, thu hút được sự gắn bó và cộng cảm của tập thể. Lễ hội là nơi di dưỡng truyền thuyết, ngược lại, nhờ truyền thuyết mà lễ hội được tiếp thêm sức sống dồi dào, phong phú. Tất cả tạo nên một diện mạo văn hóa khá hoàn chỉnh, mang dấu ấn riêng của làng hay của nước.” [18, tr.58].

Dễ dàng nhận thấy tuy truyền thuyết thuyết và lễ hội thuộc hai phạm trù khác nhau, truyền thuyết thuộc phạm trù văn học dân gian, lễ hội thuộc phạm trù văn hóa xã hội nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó khăng

khít. Nếu như truyền thuyết là nội dung, là cái nền tảng để hình thành các lễ hội thì lễ hội lại là linh hồn của truyền thuyết. Nhờ có truyền thuyết mà lễ hội được hình thành, là dịp để người dân bộc lộ, gửi gắm ước mơ và khát vọng đến những nhân vật bước ra từ truyền thuyết. Ngược lại nhờ có lễ hội mà truyền thuyết một lần nữa được sống lại trong môi trường diễn xướng, một lần nữa được gợi nhắc và in sâu vào kí ức của nhân dân. Có thể nói, nhờ có lễ hội mà truyền thuyết luôn được giữ gìn và phát triển, mang vẻ đẹp lung linh và sức sống bất diệt trong lòng dân tộc.

Chính nhờ mối quan hệ đặc biệt độc đáo của truyền thuyết và lễ hội đã tạo nên nét đẹp riêng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Lễ hội lấy nội dung, cốt lõi từ các câu chuyện truyền thuyết để tạo niềm tin, một niềm tin tâm linh trong đời sống của họ, để từ đó họ biết ơn và bày tỏ lòng thành kính. Còn truyền thuyết thì lại dựa vào lễ hội để lưu truyền và phát triển trong đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân bằng những hình thức đa dạng và sinh động. Nhờ có lễ hội mà chúng ta được sống lại trong những khoảnh khắc lịch sử của dân tộc và đồng thời thông qua truyền thuyết dân ta lại thêm nuôi dưỡng lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội được thể hiện ở hầu hết các nơi trên dải đất Việt Nam. Từ miền Bắc đến miền Trung, miền Nam, người ta đều nhìn ra hình bóng của truyền thuyết trong các lễ hội. Lễ hội đền Gióng gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng, lễ hội đền Cổ Loa gắn với truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy, lễ hội Nghinh Ông gắn với tục thờ cá Ông trong câu chuyện nổi tiếng được truyền tụng bao đời về vị thần tên là Cha-aih-va, vì quá nôn nóng trở về xứ sở sau thời gian khổ luyện phép thuật, đã cãi lại thầy của mình và tự ý biến thành cá Voi. Chính nhờ sự tổng hợp hài hòa của lễ hội và truyền thuyết đã tạo nên nét đẹp văn hóa, bản sắc văn hóa riêng biệt ở các vùng miền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng biển quảng ninh (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)