Tình hình lễ hội ở các địa phương vùng biển Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng biển quảng ninh (Trang 74 - 76)

7. Đóng góp của đề tài

3.2. Tình hình lễ hội ở các địa phương vùng biển Quảng Ninh

Trong cuốn sách chuyên khảo Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh qua các lễ hội truyền thống

lượng lễ hội ở các vùng biển đảo Quảng Ninh và thấy rằng, tổng số lễ hội truyền thống vùng biển Quảng Ninh có khoảng 46 lễ hội, tập trung nhiều nhất ở Yên Hưng, Hạ Long. Mỗi lễ hội đều có các lớp trầm tích của văn hóa cư dân biển đảo với văn hóa cư dân ngư nghiệp và nông nghiệp, tạo nên sắc diện vùng văn hóa đặc thù của ngư dân biển đảo Việt Nam nói chung và ngư dân vùng biển đảo Quảng Ninh nói riêng.

Căn cứ vào vùng không gian của lễ hội, tác giả Nguyễn Phương Thảo đã chia thành 3 nhóm lễ hội tiêu biểu gồm nhóm lễ hội hải đảo, nhóm lễ hội ven biển và nhóm lễ hội nội đồng. Cùng với việc tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cách chia này khá hợp lí, phù hợp với thực tế lễ hội ở vùng biển Quảng Ninh.

Nhóm lễ hội hải đảo: là những lễ hội của cư dân sống trên các đảo xa đất liền, và các đảo gần đất liền, chủ yếu làm ngư nghiệp. Thời gian lễ hội thường chủ yếu diễn ra vào mùa xuân và mùa hạ, là thời điểm ngư dân ra khơi đánh bắt. Không gian lễ hội thường là các đình, miếu hướng ra biển. Các vị thần được tưởng niệm trong lễ hội rất đa dạng phong phú nhưng chủ yếu là các vị thần biển. Có thể nhận thấy các lễ hội ở nhóm này như: Lễ hội Vân Đồn trên đảo Quan Lạn, lễ hội Đền Bà Men trên đảo Đầu Bê, lễ hội đình Cốc trên đảo Hà Nam…

Nhóm lễ hội ven biển: là những lễ hội của cư dân sống dọc ven bờ biển, vừa làm ngư nghiệp, vừa làm nông nghiệp. Lực lượng thờ chính trong các lễ hội ven biển là các anh hùng dân tộc và những người có công khai khẩn vùng đất ven biển. Ví dụ như Lễ hội đền Bụt Đày, lễ hội đền Cái Lân ở Hạ Long, lễ hội đình Trà Cổ, lễ hội đình Vạn Ninh ở Móng Cái…

Nhóm lễ hội nội đồng: là những lễ hội của cư dân sống gần biển mà nghề nghiệp của yếu là làm nông nghiệp. So với hai nhóm lễ hội trên thì nhóm lễ hội nội đồng có số lượng ít hơn, yếu tố đồng bằng đậm nét hơn, yếu

tố biển đã bị nhạt đi nhiều song vẫn còn một vài phong tục ẩn hiện trong lễ hội. Ví dụ: Lễ hội Đảo vũ, lễ hội Tiên Công…

Có thể nhận thấy lễ hội truyền thống vùng biển Quảng Ninh khá phong phú và đa dạng, là một trong những hoạt động văn hóa tinh thần không thể thiếu được đối với người dân nơi đây nhiều năm trôi qua.

Trong khuôn khổ của một luận văn tập trung chủ yếu vào việc khảo sát các truyện kể dân gian, chúng tôi lựa chọn ba lễ hội. đại diện cho ba nhóm lễ hội vùng biển theo cách phân chia ở trên, gồm: 1. Lễ hội Đền Bà Men; 2. Lễ hội Tiên Công; 3. Lễ hội Đình Trà Cổ. Đây là ba lễ hội thuộc ba địa phương khác nhau ở vùng biển Quảng Ninh là Hạ Long, Yên Hưng và Móng Cái với cội nguồn hình thành từ những truyền thuyết dân gian, mang những đặc trưng riêng biệt về thời gian lễ hội, không gian lễ hội và diễn trình lễ hội. Tìm hiểu về các lễ hội này chính là cách để chúng tôi hiểu rõ hơn về văn hóa lễ hội ở các vùng biển, ven biển và hải đảo Quảng Ninh trong mối quan hệ gắn bó với hệ thống truyền thuyết của khu vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng biển quảng ninh (Trang 74 - 76)