Truyền thuyết các vị Tiên Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng biển quảng ninh (Trang 81 - 82)

7. Đóng góp của đề tài

3.4.1. Truyền thuyết các vị Tiên Công

Theo sử sách để lại, vào khoảng trước năm 1434, Hà Nam vẫn còn là một bãi triều lớn ngập nước nằm ở cửa sông Bạch Đằng, với diện tích xung quanh là rừng sú vẹt không người sinh sống. Truyền thuyết kể rằng, vào đời vua Lê Thái Tông, niên hiệu Thiệu Bình năm 1434 có nhiều nhóm cư dân đến đảo Hà Nam quai đê, lấn biển, khai đất, lập làng, trong đó có 17 vị ở phường Kim Hoa, phủ Hoài Đức, kinh thành Thăng Long. Họ là những người lao động, kẻ sĩ sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp và kiếm cá ven hồ, ven sông Kim Ngưu. Sau đó, nhà vua muốn mở rộng kinh thành, lấy đất của họ nên họ phải rời đi nơi khác. Nhà vua cho phép họ đi tìm đất, lập làng ở bất cứ nơi đâu và miễn thuế trong thời gian đầu.

Mười bảy gia đình xuôi dòng sông Hồng ra cửa sông Bạch Đằng cắm thuyền tìm đất. Vào một đêm, họ lên trú ở một gò nổi của bãi triều, nghe tiếng ếch nhái kêu, biết nơi này có nước ngọt, họ quyết định lên bãi triều để khai phá đất mới. Sau đó còn có thêm hai gia đình khác quê ở Trà Lí, tỉnh Thái Bình cũng đến. Hai gò nổi được khai phá đầu tiên được gọi tên là Cẩm La và Trung Bản. Hồ nước ngọt mà họ phát hiện ra được đặt tên là Hồ Mạch. Các gia đình ăn ở hòa thuận, coi nhau như anh em. Về sau con cháu gọi họ là

Thập cửu tiên công định cơ lập ấp . Dần dầu sau đó, ở vùng đất này có thêm nhiều nhóm cư dân khác cũng đến định cư. Họ tạo nên một cộng đồng làng xã mới tại vùng đảo Hà Nam này.

Tổng số các vị tiên công có công lập nên đảo là 19 vị. Để ghi nhớ, đề cao công ơn to lớn của các vị tiên công, nhân dân nơi đây đã lập Miếu thập cửu tiên công - thuộc địa phận xóm trong, xã Cẩm La, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Miếu Tiên Công là công trình tưởng niệm 19 vị Tiên Công là

Vũ Song, Vũ Hồng Tiệm, Bùi Huy Ngoạn, Ngô Bách Đoan, Nguyễn Phúc Cốc, Nguyễn Phúc Thắng, Nguyễn Phúc Vinh, Lê Khép, Lê Mở, Vũ Tam Tỉnh, Vũ Giai, Nguyễn Nghệ, Nguyễn Thực, Bùi Bách Niên, Phạm Việt, Dương Quang Tín, Dương Quang Tấn,- những người đã có công đầu tiên quai đê lấn biển lập nên xã Phong Lưu vào năm 1434 và hai vị Tiên Công là Hoàng Nông và Hoàng Nênh những người đã chiêu tập cư dân quai đê lấn biển lập nên làng Trung Bản.

Cũng để thể hiện lòng biết ơn và niềm thành kính đối với các vị Tiên Công, gần 600 năm kể từ ngày các bậc tiền nhân tới đây khai canh mở đất, lễ hội Tiên công - nét đẹp văn hóa của vùng Hà Nam từ bao đời vẫn được 62 dòng họ trên mảnh đất này gìn giữ và phát huy. Lễ hội miếu Tiên Công ngày càng thu hút thêm nhiều khách thập phương, trở thành một ngày hội lớn, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong dịp đầu xuân năm mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng biển quảng ninh (Trang 81 - 82)