Truyền thuyết Đình Trà Cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng biển quảng ninh (Trang 91 - 92)

7. Đóng góp của đề tài

3.5.1. Truyền thuyết Đình Trà Cổ

Trà Cổ là biết đến một điểm nằm ở cực Đông Bắc của đất nước, một nơi giáp danh giữa Việt Nam và Trung Quốc, thuộc tỉnh Quảng Ninh, là nơi "đặt nét bút đầu tiên để vẽ hình chữ S bản đồ Tổ quốc Việt Nam".

Theo truyền thuyết, tổ tiên của người dân Trà Cổ vốn là người Đồ Sơn, Hải Phòng làm nghề đánh cá. Trong một lần đi biển, sóng to gió lớn, mười hai gia đình đã trôi dạt vào đây. Trước cảnh hoang vu, sú vẹt, lau sậy, sáu gia đình chán nản đã nói:

Ở đây ăn bổng lộ gì Lộc sim thì chát, lộc si thì già

Còn sáu gia đình khác lạc quan tin tưởng ở vùng đất tuy hoang vu nhưng trù phú này đã nói:

Ở đây vui thú non tiên

Họ quyết định ở lại khai phá miền đất mới, dựng làng, lập ấp, dần biến vùng đất hoang vu này thành xóm làng đông vui phồn thịnh như ngày nay. Người Trà Cổ bây giờ vẫn truyền câu Dân Trà Cổ tổ Đồ Sơn.

Ban đầu từ sáu ngôi nhà đơn sơ, rồi trở thành một xóm làng trù phú. Đến thời hậu Lê xóm làng ấy đã phát triển thành một vùng quê ổn định, là nơi cư trú với một tổ chức xã hội ổn định với một nếp sống cao hơn xóm ấp.

Như nhiều làng quê khác trên đất nước Việt Nam khi phần lớn, trong mỗi làng đều có đình làng - một thiết chế văn hóa tín ngưỡng, đánh dấu nét độc đáo của cơ cấu làng xã cổ truyền, ngôi đình làng Trà Cổ đã được nhân dân góp công góp của xây dựng lên. Theo lời kể của nhân dân địa phương thì sau khi xây dựng, các cụ tiên công ở đây đã về quê cũ tại Đồ Sơn xin chân hương để rước các vị thành hoàng ở đó là Khổng Lộ, Giác Hải, Nhân Minh, Huyền Quốc, Quảng Trạch. Đồng thời tôn hai vị thần là Ngọc Sơn (Thần Núi) và Bạch Điểu Tước (Thần Chim) lên làm thành hoàng của làng. Điểm đặc biệt của Đình Trà Cổ chính là vị trí đặc biệt nằm giữa khu dân cư đông đúc bằng nghề chài lưới, phía nam đình là biển cả, phía bắc là biên giới Việt Trung nhưng kiến trúc hoàn toàn đậm chất văn hóa người Việt. Trải qua gần 600 năm thăng trầm cùng đất nước, không ít cơn binh lửa can qua nhưng đình vẫn giữ được gần như nguyên vẹn được sự cổ kính, trầm mặc, trở thành một cột mốc khẳng định chủ quyền văn hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng biển quảng ninh (Trang 91 - 92)