Nghĩa tổng quát của các quan niệm văn chương cổ Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự sự trong thơ chữ hán việt nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX​ (Trang 31 - 33)

V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.2.4.nghĩa tổng quát của các quan niệm văn chương cổ Việt

Nam

Văn chƣơng gắn với đạo của vũ trụ, của thánh nhân; đƣợc dùng để bày tỏ ý nguyện cá nhân một cách chân chính. Văn chƣơng hợp với đạo (của tự nhiên và xã hội) phải thể hiện đƣợc các chuẩn tắc, sự mẫu mực trong đời sống xã hội. Đời sống xã hội là sự hội tụ của thế giới tự nhiên, luôn tuân thủ một

cách nghiêm ngặt sự phối ứng đúng đắn nhất của đạo. Văn chƣơng mẫu mực là sự thể hiện (bày tỏ) một cách rõ ràng, minh triết tất cả những mối quan hệ của tự nhiên và xã hội đối với con ngƣời. Bởi vì con ngƣời không chỉ hội tụ, thẩm thấu mọi giá trị tinh hoa của thế giới tự nhiên mà còn biết vận dụng các giá trị ấy vào cuộc sống thƣờng ngày; tác động chi phối trở lại tự nhiên. Điều đó đƣợc Nguyễn Trãi nêu rõ nhƣ một quan điểm sống động và gần nhƣ sớm nhất về sứ mệnh của văn chƣơng đối với con ngƣời và xã hội:

“Văn chƣơng chép lấy đòi câu thánh Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung

Trừ độ, trừ tham, trừ bạo ngƣợc Có nhân, có trí, có anh hùng”

(Bảo kính cảnh giới số 5)

Ở đây, phải thấy có một điều đáng trân trọng là mặc dù chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi quan điểm văn học Tống Nho của Trung Quốc (qua hai mệnh đề có tính chất nguyên lý phát triển nhƣ trên đã trình bày) nhƣng các học giả Việt Nam luôn biết không ngừng bổ sung, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện văn hóa Việt Nam. Càng ngày các quan điểm văn học của các tác gia lớn trong nền văn học dân tộc (Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ, Ngô Thì Nhậm...) càng gần gũi với hiện thực khách quan, với tƣ tƣởng nhân dân, với truyền thống nhân đạo của cộng đồng ngƣời Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Càng ngày quyền sống của con ngƣời càng đƣợc nhìn nhận, đánh giá thỏa đáng hơn, tiến bộ hơn, minh triết hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong một giai đoạn lịch sử xã hội có những biến động vô cùng lớn lao, dữ dội và kéo dài hàng trăm năm xuyên qua hai thế kỷ. Hiện thực lịch sử xã hội đầy dữ dội, bạo liệt ấy là căn nguyên khiến cho văn học Việt Nam nói chung và thơ ca cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX đạt đƣợc những thành tựu đặc sắc ở nhiều bộ phận

(chữ Hán, chữ Nôm, thành văn và dân gian), nhiều phƣơng diện (sáng tác, lý luận). Riêng thơ chữ Hán có bƣớc triển mới; trong đó, yếu tố tự sự trong thơ trữ tình là một dấu hiệu rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự sự trong thơ chữ hán việt nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX​ (Trang 31 - 33)