Quan niệm “xúc cảm sinh tình” hay “tức cảnh sinh tình”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự sự trong thơ chữ hán việt nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX​ (Trang 28 - 31)

V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.2.3. Quan niệm “xúc cảm sinh tình” hay “tức cảnh sinh tình”

“Xúc cảm sinh tình” hay “tức cảnh sinh tình” có thể coi là một nguyên

lý trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Trong nguyên lý này, “cảnh” và “tình” cũng là mối quan hệ giữa thiên nhiên và con ngƣời. Dĩ nhiên, “cảnh” phải đƣợc hiểu rộng hơn, khái quát hơn khi nó gắn với không gian, thời gian cụ thể; nghĩa là “cảnh” diễn đạt một cách nói khác của đời sống xã hội. Vì vậy, xử lý mối quan hệ đặt ra ở đây thực chất là xác định một “cách tiếp cận hiện thực” [37; tr. 104]. Từ đó, cách thụ cảm thơ trung đại cũng có tính đặc thù. Một trong những điểm có tính đặc thù đó là sự ƣớc lệ, khả năng biểu trƣng cao của “cảnh”. Chẳng hạn, bài Ký mộng (Ghi chiêm bao) của Nguyễn Du là cảm xúc đẫm lệ của ngƣời kể chuyện đối với ngƣời nữ “du tử” trẻ đẹp đã khuất bóng nhiều năm:

“Thệ thủy nhật dạ lƣu, Du tử hành vị quý, Kinh niên bất tƣơng kiến,

Hà dĩ ủy tƣơng ty (tƣ). Mộng trung phân minh kiến,

Tầm ngã giang chi my. Nhan sắc thị trù tích,

Y sức đa sâm si. Thủy ngôn khổ bệnh hoạn,

Kế ngôn cửu biệt ly. Đới khấp bất chung ngữ, Phƣởng phất nhƣ cách duy.

Mộng hồn hoàn thị phi.” (Dòng nƣớc ngày đêm chảy,

Ngƣời du tử đi chƣa về, Trải bao năm không thấy mặt nhau, Làm sao nguôi đƣợc lòng mong nhớ?

Nay trong mộng thấy rõ ràng, Tìm ta ở ven sông. Nhan sắc vẫn nhƣ cũ, Trang phục thì khác nhiều. Lúc đầu nói khổ vì đau ốm, Tiếp sau nói nỗi xa cách lâu ngày.

Vừa khóc vừa nói chẳng hết lời, Phƣởng phất nhƣ cách nhau một bức màn.

Bình sinh vốn không biết đƣờng, Hồn mộng đây là thực hay hƣ?)

“Du tử” là ngƣời lịch duyệt, cũng là ngƣời đi xa trong sự chảy trôi mải

miết của thời gian nhƣ dòng lƣu thủy đêm ngày (vốn xuất hiện khá đậm đặc trong thơ trung đại). Cuộc “đi xa”đƣợc nhắc đến ở đây còn mang một hàm ý về âm dƣơng cách biệt. Rốt cuộc, hình bóng giai nhân một thời chỉ còn là ký ức (cho dù đã thấy rõ ràng trong mộng) hiện lên “phƣởng phất” (ẩn hiện, thấp thoáng đầy hƣ ảo) nơi tâm trí của ngƣời kể. Câu chuyện kể có thể xem nhƣ sự an ủi “lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Nguyễn Du) cho thân phận về một kiếp hồng nhan nhƣng không gặp may mắn trong cuộc đời (thƣờng gặp trong văn chƣơng cổ), nhƣ dân gian truyền tụng: “Mỹ nhân tự cổ nhƣ khanh tƣớng/Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu” (Ngƣời đẹp xƣa nay nhƣ tƣớng giỏi/Không thể hứa với ngƣời đời sống đến khi đầu bạc). Ấn tƣợng rõ nhất có lẽ là sự mong manh của kiếp ngƣời nơi “cõi tạm” theo cách nói của Phật giáo.

Tuy vậy, đằng sau tất cả những điều đã đƣợc quan sát, cảm nhận ây; dƣờng nhƣ thi nhân còn muốn gửi gắm một quan niệm về cuộc đời: đời ngƣời nhƣ giấc mộng say, càng say nhiều thì khi đối mặt với thực tại nghiệt ngã càng đau khổ, nhƣ chính thi nhân phải thừa nhận:

“Mộng lai cô đăng thanh, Mộng khứ hàn phong xuy.

Mỹ nhân bất tƣơng kiến, Nhu tình loạn nhƣ ly. Không ốc lậu hà nguyệt, Chiếu ngã đơn thƣờng y”.

(Chiêm bao đến, ngọn đèn cô đơn leo lét, Chiếm bao đi, gió thổi lạnh lùng.

Ngƣời đẹp chẳng thấy nữa, Tình thƣơng mến rối nhƣ tơ. Ánh trăng xế lọt vào nhà trống, Chiếu xuống xiêm áo mỏng của ta).

Tác phẩm văn chƣơng của nhà Nho là một thông điệp nhân sinh nhằm minh họa cho quan điểm của tác giả về đạo (thuộc đời sống xã hội ở những cấp độ khác nhau). Thông điệp nhân sinh ấy bao giờ cũng đƣợc nảy nở từ hiện thực và gửi gắm nỗi niềm của chủ thể. Từ đây, có thể thấy chính thực tại đã khiến ngƣời nghệ sĩ phải “xúc cảnh sinh tình” hay “tức cảnh sinh tình” theo đúng quy luật sáng tạo nghệ thuật. Ngoại cảnh tác động đến nhà thơ nhƣ một ngoại lực để kích hoạt, giải phóng nguồn năng lƣợng sáng tạo (vốn đang bị nén chặt) trong tâm thức của chủ thể. Bài thơ Quan hải (Cửa biển) của

Nguyễn Trãi cho thấy đằng sau cảm hứng về thiên nhiên là những suy ngẫm đậm chất nhân bản về sự thăng trầm, hƣng vong (phúc, họa) của các triều đại

qua các thời kỳ lịch sử. Gắn bó với các triều đại ấy là sự nghiệp của những ngƣời anh hùng đã góp phần vào công cuộc kiến tạo nên lịch sử dân tộc:

“Họa, phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng di hận kỷ thiên niên”

(Họa, phúc không phải một ngày mà đến đƣợc

Ngƣời anh hùng còn ôm (mãi) mối hận đến mấy nghìn đời)

Tuy nhiên, “tức cảnh sinh tình” hay “xúc cảnh sinh tình” không chỉ đề cập đến “cảnh” ở ngoại giới mà còn là sự khai phóng từ những tầng kinh lịch sâu xa trong cuộc đời ngƣời viết. Đó là những vỉa quặng kinh nghiệm sống đƣợc trầm tích theo thời gian. Nhà Nho tự bạch về bản thân trên cơ sở ngoại cảnh đã từng đƣợc khúc xạ và lƣu giữ trong ký ức. Viết về ngƣời khác, đối tƣợng khác đã nhƣ vậy, viết về bản thân lại càng nhƣ vậy. Trần Nho Thìn cho rằng: “Văn chƣơng nhà Nho viết về bản thân là viết đạo sống, phƣơng thức sống, phƣơng thức làm ngƣời mà anh ta chủ trƣơng” [40]. Quả vậy, dù muốn hay không, con ngƣời thật của nhà Nho vẫn phải hiện lộ trong văn chƣơng. Đó là minh chứng cho tâm đức của ngƣời sáng tác. Theo đó, “tức cảnh sinh tình” hay “xúc cảnh sinh tình” thì đều hƣớng tới một thái độ sống trƣớc hiện thực xã hội. Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy tấm lòng thƣơng ngƣời, thƣơng đời hiện lên đầy ám ảnh trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát. Phải chăng sự đồng cảm với nỗi khổ của dân chúng ở vô số cảnh ngộ khác nhau đã khiến Chu Thần không ít lần rơi lệ và không thể không biên chép?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự sự trong thơ chữ hán việt nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)