Quan niệm thi dĩ ngôn chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự sự trong thơ chữ hán việt nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX​ (Trang 26 - 28)

V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.2.2.Quan niệm thi dĩ ngôn chí

Quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” (hay còn gọi “thi ngôn chí”) xuất hiện rất sớm trong xã hội Trung Quốc thời cổ đại. Sách Thượng Thư (hay còn gọi là Kinh Thư) viết: “Thi ngôn chí, ca vĩnh ngôn” (Thơ nói chí, ca làm cho lời dài thêm). Sách Lễ ký cho rằng: “Thi ngôn kỳ chí” (Thơ là để nói cái chí). Sau này, Tuân Tử cũng khẳng định: “Thi ngôn thị kỳ chí dã” (Thơ chính là nói cái chí vậy), còn Trang Tử thì nhận định: “Thi dĩ đạo chí” (Thơ là để bày tỏ cái chí về đạo)… [37].

“Chí” mà các nhà Nho đề cập ở đây đƣợc hiểu là tình cảm, cảm xúc của con ngƣời đƣợc bộc lộ ra một cách tự nhiên (giống nhƣ Lê Quý Đôn

từng nhận định: “Thơ khởi phát tự lòng ngƣời” [9]; đồng thời cũng là chí hƣớng cao xa, phẩm chất đạo đức đƣợc trau dồi qua thời gian, những điều cao quý thuộc về luân thƣờng đạo lý. Chẳng hạn, trong ca dao, từng có không ít câu khuyên nhủ về chí làm trai:

“Làm trai quyết chí tu thân Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo”

Hoặc hình ảnh tráng sĩ nêu cao chí nam nhi, trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn:

“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”

Vậy tại sao thơ (thi) lại phải bày tỏ cái “chí”? Đó là vì “chí” luôn gắn với lý tƣởng của nhà Nho, của bậc chính nhân, quân tử. Lý tƣởng ấy đƣợc bộc lộ trƣớc hết và rõ nhất là qua thơ. Thơ là tiếng nói của tâm hồn, là thông điệp nghệ thuật diễn tả tƣ tƣởng con ngƣời. Vì vậy, nó cũng là một con đƣờng đi tới, một hình thức biểu hiện của “đạo” (Phƣơng thức kết hợp các yếu tố trong thế giới tự nhiên và xã hội). Nhà Nho nói “chí” cũng chính là nói “đạo”. Văn

dĩ tải đạo và Thi dĩ ngôn chí là hai mệnh đề khác nhau về dạng thức nhƣng

thực chất chỉ biểu đạt một hàm ngôn: sự vận động của “đạo” qua văn chƣơng. Tuy nhiên, “chí” còn bao hàm thế giới quan và nhân sinh quan. Đó cũng là nhận thức của nhà Nho về thời cuộc, về nhân tình thế thái. Một lão tƣớng Đặng Dung “kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma” (bao lần đem gƣơm báu ra mài dƣới trăng) cũng là ngƣời nhận thức đƣợc một cách sâu sắc hiện thực: “Thời lai đồ điếu thành công dị/Vận khứ anh hùng ẩm hận đa” (Thời cơ đến thì ngƣời câu cá cũng dễ thành công/Vận đi rồi thì anh hùng cũng phải uống hận nhiều). Một trung thần Nguyễn Du sau bao phen bôn tẩu phò vua Lê, chúa Nguyễn những mong làm cuộc “cần vƣơng” nhƣng không thành; phải

ngẩng nhìn trời xanh, than thở: “Hùng tâm, sinh kế lƣỡng mang nhiên” (Cái chí anh hùng và con đƣờng tìm kế sinh nhai xem ra cả hai đều mờ mịt).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự sự trong thơ chữ hán việt nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX​ (Trang 26 - 28)