Trong dài hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 96 - 102)

- Tài sản cố định Có thể lựa chọn một trong hai phương pháp: Phương pháp giá

3.3.2.Trong dài hạn

Trong dài hạn, muốn việc áp dụng kế toán theo giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp được thuận lợi, các qui định về cơ sở tính giá này cần chuẩn hóa và đưa vào hệ thống chuẩn mực kế toán như một nguyên tắc kế toán chính thức. Cụ thể:

3.3.2.1. Ban hành chuẩn mực kế toán - Đo lường giá trị hợp lý:

Việt Nam cần nghiên cứu ban hành Chuẩn mực Đo lường giá trị hợp lý. Chuẩn mực này được xây dựng dựa trên thực tế nền kinh tế của Việt Nam, có tham khảo IFRS 13, theo nội dung chính như sau:

Mục tiêu của chuẩn mực:

Chuẩn mực phải nêu bật được các nội dung sau đây: (1) Chuẩn mực này bao gồm:

• Định nghĩa giá trị hợp lý;

• Hướng dẫn cách xác định giá trị hợp lý;

• Đưa ra yêu cầu về việc thuyết minh giá trị hợp lý trong báo cáo tài chính. (2) Giá trị hợp lý được xác định dựa trên cơ sở thị trường, không phải theo một tổ

chức riêng biệt. Các giao dịch thị trường hoặc các thông tin tài chính đối với một số tài sản và công nợ có thể sẵn có hoặc không sẵn có. Tuy nhiên, mục

tiêu xác định giá trị hợp lý trong cả hai trường hợp đều giống nhau, tức là xác định giá bán của một tài sản hay giá chuyển nhượng một khoản công nợ trong một giao dịch thị trường tự nguyện giữa các bên tham gia thị trường tại thời điểm định giá theo các điều kiện thị trường hiện tại (nghĩa là mức giá thanh lý

tại ngày xác định theo đánh giá của bên tham gia thị trường nắm giữ tài sản hoặc công nợ đó).

(3) Khi giá thị trường của một tài sản hay công nợ của doanh nghiệp không quan sát được, doanh nghiệp sẽ xác định giá trị hợp lý sử dụng kỹ thuật định giá khác có thể tối đa hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào có liên quan quan sát được và tối thiểu hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào không quan sát được. Do dựa trên cơ sở thị trường nên việc xác định giá trị hợp lý có sử dụng các giả định mà bên tham gia thị trường sử dụng khi định giá tài sản hoặc công nợ, bao gồm giả định về rủi ro. Do đó, việc doanh nghiệp có ý định nắm giữ một tài sản hay chuyển trả hoặc hoàn tất một khoản công nợ không có liên quan đến việc xác định giá trị hợp lý của doanh nghiệp đó.

(4) Định nghĩa về giá trị hợp lý tập trung chủ yếu vào tài sản và công nợ vì đây là hai đối tượng chính của nghiệp vụ kế toán. Ngoài ra, chuẩn mực này sẽ áp dụng để xác định giá trị hợp lý của công cụ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Phạm vi áp dụng

Xác định phạm vi áp dụng cho Chuẩn mực này trên cơ sở xem xét toàn bộ các chuẩn mực kế toán khác, tránh sự trùng lắp

Xác định giá trị hợp lý

• Định nghĩa giá trị hợp lý

• Mô tả tổng quan về phương pháp xác định giá trị hợp lý

Tài sản hay công nợ:

Việc xác định giá trị hợp lý được áp dụng cho tài sản hoặc công nợ cụ thể. Nghĩa là, khi xác định giá trị hợp lý, doanh nghiệp nên xét đến các đặc tính của tài sản hoặc công nợ nếu các bên tham gia thị trường có cân nhắc đến những đặc điểm này khi định giá tài sản hay công nợ tại thời điểm định giá.

Giao dịch thị trường là cơ sở chính cho việc xác định giá trị hợp lý, vì vậy, khi xác định giá trị hợp lý nên tuân thủ các nguyên tắc:

- Việc xác định giá trị hợp lý giả định rằng tài sản hay nợ phải trả được trao đổi thông qua một giao dịch độc lập giữa những chủ thể giao dịch thị trường độc lập để bán/thanh lý tài sản, chi trả khoản nợ vào ngày định giá dưới điều kiện của thị trường hiện tại.

- Việc xác định giá trị hợp lý giả định rằng giao dịch bán hoặc thanh lý tài sản hay chi trả khoản nợ phải trả phải được thực hiện trên:

(a) Thị trường chính cho loại tài sản hay công nợ đó; hoặc (b) Thị trường tối ưu nhất nếu không tồn tại thị trường chính.

Các bên tham gia thị trường

Doanh nghiệp phải xác định giá trị hợp lý của một tài sản hoặc công nợ với giả định rằng các bên tham gia thị trường cũng sẽ sử dụng giá trị hợp lý khi định giá tài sản hoặc công nợ, với điều kiện rằng các bên tham gia thị trường sẽ hành động với lợi ích kinh tế cao nhất có thể đạt được.

Mức giá giao dịch

Giá trị hợp lý là mức giá thu được khi bán hoặc thanh lý tài sản hay số tiền phải trả khi chuyển nhượng một khoản nợ trong giao dịch tự nguyện trên thị trường chính (thị trường tối ưu nhất) tại thời điểm xác định giá trị trong điều kiện thị trường hiện tại (giá bán) bất kể mức giá đó là có thể quan sát được hoặc được ước tính sử dụng phương pháp định giá khác.

Áp dụng cho tài sản phi tài chính

Giá trị hợp lý áp dụng cho tài sản phi tài chính trên nguyên tắc: Sử dụng tài sản phi tài chính với tần suất cao nhất và tốt nhất.

Áp dụng cho nợ phải trả và công cụ vốn của một doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc áp dụng giá trị hợp lý cho nợ phải trả và công cụ vốn của một doanh nghiệp dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

- Việc xác định giá trị hợp lý giả định rằng một khoản nợ tài chính, phi tài chính hay công cụ vốn của một doanh nghiệp được chuyển giao cho một bên tham gia thị trường tại thời điểm xác định giá trị. Việc chuyển giao nợ phải trả hoặc công cụ vốn của một doanh nghiệp giả định những yếu tố sau:

(a) Khoản công nợ đó vẫn chưa được thanh toán và bên tham gia thị trường nhận chuyển nhượng khoản công nợ sẽ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Khoản công nợ này sẽ không được thanh toán cho chủ nợ hoặc hủy bỏ tại thời điểm xác định giá trị.

(b) Công cụ vốn của một doanh nghiệp vẫn còn hiệu lực và bên tham gia thị trường nhận chuyển nhượng sẽ có quyền và nghĩa vụ gắn với công cụ đó. Công cụ vốn này sẽ không bị hủy bỏ hoặc chấm dứt tại thời điểm xác định giá trị.

- Ngay cả khi không có bất kỳ thị trường nào để tham chiếu thông tin về việc xác định giá trị chuyển nhượng của một công nợ hoặc công cụ vốn (do điều khoản trong hợp đồng hoặc các quy định pháp luật khác giới hạn việc chuyển nhượng các công nợ hoặc công cụ vốn này) thì vẫn có thể tồn tại thị trường để tham chiếu cho các khoản mục nói trên nếu các khoản này được nắm giữ bởi các bên khác dưới dạng tài sản (ví dụ trái phiếu doanh nghiệp hoặc quyền chọn mua cổ phiếu của một doanh nghiệp).

- Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp cần tối đa hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào sẵn có và tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào không quan sát được để đáp ứng các mục tiêu xác định giá trị hợp lý, mục đích là để ước tính mức giá của việc chuyển nhượng công nợ hoặc công cụ vốn giữa các bên tham gia thị trường trong một giao dịch tự nguyện tại thời điểm xác định giá trị và trong điều kiện thị trường hiện tại.

Công nợ và công cụ vốn nắm giữ bởi các bên khác dưới dạng tài sản

Trong trường hợp không có giá chuyển nhượng một công nợ hoặc công cụ vốn cùng loại hoặc tương tự trong khi một công nợ hoặc công cụ vốn cùng loại đang được nắm giữ bởi một bên khác dưới dạng tài sản, doanh nghiệp cần xác định giá trị hợp lý của công nợ hoặc công cụ vốn từ góc độ của bên tham gia thị trường đang nắm giữ công nợ/công cụ vốn cùng loại dưới dạng tài sản tại ngày xác định giá trị.

Công nợ hoặc công cụ vốn không được nắm giữ bởi các bên khác dưới dạng tài sản

Trong trường hợp không có giá chuyển nhượng một công nợ hoặc công cụ vốn cùng loại hoặc tương tự trong khi một công nợ hoặc công vụ vốn cùng loại

không được nắm giữ bởi một bên khác dưới dạng tài sản, doanh nghiệp cần xác định giá trị hợp lý của công nợ hoặc công cụ vốn sử dụng phương pháp định giá từ góc độ của một bên tham gia thị trường sở hữu công nợ đó hoặc đã gửi yêu cầu phân chia lợi nhuận đối với phần vốn nắm giữ.

Giới hạn chuyển nhượng công nợ hoặc công cụ vốn của doanh nghiệp

Khi xác định giá trị hợp lý của một khoản nợ phải trả hay của công cụ vốn, doanh nghiệp không được đưa vào các yếu tố đầu vào không liên quan hoặc điều chỉnh những yếu tố đầu vào khác liên quan đến sự hiện hữu của một rào cản pháp lý giới hạn việc chuyển giao khoản mục đó. Sự ảnh hưởng của rào cản hạn chế việc chuyển giao khoản nợ phải trả hay công cụ vốn của bản thân doanh nghiệp được ngụ ý bao gồm những yếu tố đầu vào khác trong việc xác định giá trị hợp lý.

Công nợ tài chính không kỳ hạn

Giá trị hợp lý một khoản công nợ tài chính không kỳ hạn (ví dụ như tiền gửi không kỳ hạn) sẽ không thấp hơn số phải trả không kỳ hạn được chiết khấu tại ngày đầu tiên mà khoản nợ buộc phải trả.

Giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu

Giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu được xác định trên nguyên tắc: Khi một tài sản được mua hoặc một khoản công nợ được tiếp nhận, mức giá giao dịch là mức giá phải bỏ ra để mua tài sản hoặc giá trị khoản tiền thu được từ việc tiếp nhận một khoản công nợ (mức giá mua vào). Hay ngược lại, giá trị hợp lý của một tài sản hoặc một khoản công nợ là giá trị tiền thu được khi bán một tài sản hay mức giá phải bỏ ra để trả khi chuyển giao một khoản công nợ. Trong nhiều trường hợp, mức giá giao dịch chính là giá trị hợp lý của tài sản (ví dụ trường hợp tại ngày giao dịch, giao dịch mua một tài sản xảy ra trên thị trường mà tài sản đó được bán).

Các kỹ thuật định giá

Một doanh nghiệp phải sử dụng những kỹ thuật định giá phù hợp với hoàn cảnh và những dữ liệu sẵn có để xác định giá trị hợp lý, trên nguyên tắc, sử dụng tối đa các yếu tố đầu vào có thể quan sát được có liên quan và hạn chế sử dụng các yếu tố đầu vào không thể quan sát được.

Các kỹ thuật định giá được sử dụng nhằm mục đích ước tính giá khi bán một tài sản hoặc khi chuyển giao một khoản công nợ trong một giao dịch tự nguyện giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị theo điều kiện thị trường hiện tại. Ba kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi là phương pháp giá thị trường, phương pháp chi phí và phương pháp thu nhập. Doanh nghiệp phải sử dụng các kỹ thuật định giá một cách nhất quán với một hoặc nhiều phương pháp nêu trên để xác định giá trị hợp lý.

Hệ thống phân cấp giá trị hợp lý

Để tăng cường tính nhất quán và so sánh trong việc xác định giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan, Chuẩn mực này cần thiết lập một hệ thống phân cấp giá trị hợp lý đối với các yếu tố đầu vào được sử dụng cho các kỹ thuật định giá khi xác định giá trị hợp lý. Hệ thống này được thiết kế dựa trên nguyên tắc: Hệ thống phân cấp giá trị hợp lý đưa ra quyền ưu tiên cao nhất cho giá niêm yết trong thị trường hoạt động đối với cùng một nhóm tài sản hoặc công nợ và quyền ưu tiên thấp nhất cho các yếu tố đầu vào không thể quan sát được. Có thể phân theo các cấp như sau:

Các yếu tố đầu vào cấp một

Các yếu tố đầu vào cấp một là giá niêm yết (trước điều chỉnh) trên thị trường hoạt động đối với các tài sản và công nợ cùng loại mà doanh nghiệp có thể tiếp cận tại ngày định giá.

Các yếu tố đầu vào cấp hai

Các yếu tố đầu vào cấp hai là các yếu tố đầu vào khác có thể quan sát được trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tài sản hoặc công nợ, ngoài giá niêm yết nêu tại các yếu tố đầu vào cấp một.

Yếu tố đầu vào cấp ba

Yếu tố đầu vào cấp ba là những yếu tố đầu vào không quan sát được liên quan đến tài sản hoặc công nợ.

Thuyết minh

Chuẩn mực này quy định doanh nghiệp cần thuyết minh tất cả các thông tin để giúp người sử dụng báo cáo tài chính có thể đánh giá được: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xác định giá trị hợp lý đối với tài sản hay công nợ được xác định giá trị hợp lý để ghi nhận trên bảng cân đối cân kế toán sau ghi nhận ban đầu.

- Ảnh hưởng của việc xác định giá trị hợp lý đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, đối với việc xác định giá trị hợp lý sử dụng những yếu tố đầu vào không quan sát được.

3.3.2.2. Ban hành các chuẩn mực kế toán liên quan đến giá trị hợp lý mà Việt Nam hiện nay chưa có

Nghiên cứu, ban hành các Chuẩn mực như: Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính, Chuẩn mực tổn thất tài sản, Chuẩn mực Nông nghiệp làm cơ sở cho việc ghi nhận các tài sản liên quan.

3.3.2.3. Hoàn thiện các chuẩn mực kế toán hiện nay

Rà soát lại các chuẩn mực kế toán đã ban hành, bổ sung, cập nhật các qui định ghi nhận, trình bày và lập báo cáo tài chính theo hướng coi sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở tính giá chính thống. Các chuẩn mực cần cập nhật như: Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định vô hình, Tài sản cố định thuê tài chính, Bất động sản đầu tư, Hàng tồn kho, Hợp nhất kinh doanh...

3.3.2.4. Rà soát và hoàn thiện các qui định về Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính:

Hiện nay, Việt Nam đang có các hướng dẫn tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2012 của Bộ Tài chính chưa hướng dẫn chi tiết về cơ sở lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, có nhiều điểm còn bất cập và khó áp dụng. Do vậy, trong thời gian tới các hướng dẫn này cũng cần được quan tâm hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 96 - 102)