Nhận xét về Kết quả Khảo sát sử dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 65 - 68)

- Tài sản cố định Có thể lựa chọn một trong hai phương pháp: Phương pháp giá

2.5.Nhận xét về Kết quả Khảo sát sử dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

lý của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Từ các Kết quả khảo sát đã trình bày tại Phụ lục 2, NCS nhận thấy:

Thứ nhất, dù cho có nhiều nguyên tắc tính giá được áp dụng trong nhiều trường hợp khi hạch toán kế toán, nhưng nguyên tắc kế toán theo giá gốc đã trở

thành nguyên tắc cơ bản trong công tác kế toán ở nước ta. Các nhà chuyên môn cũng như người quan tâm đến báo cáo tài chính doanh nghiệp đã quen thuộc với nguyên tắc này. Việc thay đổi nguyên tắc tính giá này không đơn giản, đòi hỏi phải có lộ trình và có sự cân nhắc thận trọng.

Thứ hai, nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý đã được nhiều chuyên gia biết đến, nhưng hiểu giá trị hợp lý như thế nào cho đúng thì còn là một vấn đề cần phải tranh luận. Có người hiểu giá trị hợp lý là giá thị trường, cũng có người hiểu nó chính là giá gốc, cũng có người hiểu đó là giá do cơ quan định giá đưa ra, cũng có người lại hiểu đó là một loại giá mơ hồ, khó đoán, không có bằng chứng cụ thể... Vì vậy, để hiểu được giá trị hợp lý là gì thì còn cần nhiều thời gian và công tác phổ biến, tuyên truyền phải được chú trọng thực hiện.

Thứ ba, báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa phản ánh đầy đủ giá trị thực tế của doanh nghiệp, nó chưa phải là tài liệu nhìn vào là biết ngay giá trị của doanh nghiệp nhưng nó vẫn là tài liệu tốt nhất và toàn diện nhất để nhà đầu tư cũng như những người quan tâm tham khảo trong quá trình đưa ra các quyết định liên quan.

Thứ tư, tại Thị trường Chứng khoán Việt Nam, số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa được đánh giá là tài liệu tham khảo chính để đưa ra mức giá của cổ phiếu doanh nghiệp vì còn rất nhiều khoản mục tài sản ẩn của doanh nghiệp có giá trị chưa được phản ánh trên báo cáo tài chính, nhiều tài sản phản ánh trên báo cáo tài chính nhưng thực tế thì có giá trị thấp hơn nhiều. Có một số chuyên gia cho rằng, phần lớn giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam tăng giảm là do tâm lý đám đông, không phụ thuộc vào việc đánh giá xem cổ phiếu đó có đáng để mua bán với giá như vậy hay không.

Thứ năm, với nguyên tắc giá gốc là nguyên tắc cơ bản áp dụng trong ghi chép kế toán, vì vậy, khi muốn biết giá trị thực tế của doanh nghiệp, có tài liệu còn đáng tin cậy hơn báo cáo tài chính, đó là: Báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp do Tổ chức định giá phát hành, Báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp đo nội bộ doanh nghiệp tự đánh giá, Báo cáo thẩm định do Ngân hàng cho vay đánh giá.

- Doanh nghiệp phải chịu một gánh nặng chi phí lớn làm giảm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;

- Số liệu kế toán sử dụng nguyên tắc giá trị hợp lý gây nhiều khó khăn cho công tác kế toán, trong khi kế toán viên chưa đủ trình độ để thực hiện công việc;

- Các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính đã quen với nguyên tắc kế toán theo giá gốc. Các đối tượng này vẫn đánh giá được tình hình tài chính thực tế tại doanh nghiệp nên nếu thay đổi nguyên tắc kế toán sẽ gây khó khăn cho người sử dụng báo cáo tài chính; và

- Tại Việt Nam, chưa có nhiều đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính lập theo cơ sở tính giá này nên không cần thiết phải áp dụng.

Nhưng vẫn cần thiết áp dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý vì:

- Số liệu tài chính của doanh nghiệp minh bạch, các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh trên thị trường;

- Các nhà đầu tư biết rõ doanh nghiệp nào mạnh, doanh nghiệp nào yếu để đầu tư có chọn lọc;

- Các doanh nghiệp khó có cơ hội để lách luật, hoạt động theo đúng bản chất thực có;

- Tạo cho doanh nghiệp có cơ hội vươn ra hội nhập với các thị trường quốc tế, do hiện nay nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển sử dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý;

- Các cơ quan giám sát hoạt động của nền kinh tế có thêm công cụ để giám sát hoạt động của các doanh nghiệp;

- Người lao động yên tâm làm việc hơn tại doanh nghiệp vì có nguồn dữ liệu tài chính đáng tin cậy ở doanh nghiệp để đánh giá thực chất kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ bảy, về cơ bản, doanh nghiệp đã có đủ nguồn lực để áp dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý, nhiều người làm công tác kế toán tại doanh nghiệp đã hiểu biết về nguyên tắc kế toán này, chi phí cho công tác kế toán tăng lên không nhiều nên doanh nghiệp có đủ khả năng để đáp ứng được.

Thứ tám, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế quản lý, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận thức được việc áp dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý là cần thiết vì:

- Ban Lãnh đạo có nguồn thông tin đáng tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với doanh nghiệp của mình;

- Có thông tin về tình hình tài chính chính thống đáng tin cậy để thuyết phục các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào doanh nghiệp cũng như thuyết phục các cổ đông của công ty về thành tích điều hành doanh nghiệp của mình trong các kỳ vừa qua;

- Số liệu tài chính minh bạch nên Ban Lãnh đạo có thể chủ động sử dụng các báo cáo số liệu theo định kỳ, không phải phụ thuộc vào bộ phận kế toán.

- Tạo cho doanh nghiệp có cơ hội vươn ra hội nhập với các thị trường quốc tế, do hiện nay nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển sử dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý.

Thứ chín, hiện nay với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, có thể dần dần từng bước áp dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý vì:

- Việt Nam đã phát triển các loại thị trường như: Thị trường vốn, thị trường hàng hóa, các công ty mua bán nợ... Các hoạt động trao đổi hiện nay diễn ra theo phương thức thuận mua, vừa bán. Hàng hóa bán trên thị trường của Việt Nam còn nhiều hơn và dễ mua hơn cả các nước Châu Âu, là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới, nên Việt Nam có đầy đủ cơ sở để xác định giá trị hợp lý của tài sản, công nợ;

- Việt Nam có nhiều chuyên gia kế toán được đào tạo bài bản, có sự hiểu biết các nguyên tắc kế toán quốc tế nên có thể áo dụng ngay nguyên tắc kế toán này trên thực tế;

- Việt Nam đã ban hành các Tiêu chuẩn thẩm định giá, các hướng dẫn về thẩm định giá, làm cơ sở cho việc xác định giá trị hợp lý của tài sản.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 65 - 68)