Giá trị hợp lý được sử dụng sau ghi nhận ban đầu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 25 - 35)

Sau ghi nhận ban đầu, giá trị hợp lý được xác định tại mỗi thời điểm lập báo cáo tài chính. Việc sử dụng giá trị hợp lý sau ghi nhận ban đầu có các phương án:

1.2.2.1. Tài sản được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm lập báo cáo

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, tài sản được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại bằng việc đánh giá lại và trình bày lại số dư tài sản và công nợ. Việc đánh giá lại này sẽ ảnh hưởng đễn sự tăng hay giảm của vốn chủ sở hữu nếu các tăng, giảm này thoả mãn khái niệm về thu nhập và chi phí. Theo một số khái niệm cụ thể về duy trì

vốn, các thay đổi này sẽ được đưa vào vốn chủ sở hữu như một khoản điều chỉnh duy trì vốn hoặc đánh giá lại.

Chuẩn mực IAS 36 - Tổn thất tài sản, với mục đích đảm bảo cho tài sản được ghi nhận không thấp hơn giá trị có thể thu hồi cũng như qui định cách tính toán giá trị có thể thu hồi. Theo chuẩn mực này, nếu có bằng chứng về sự giảm giá trị tài sản, doanh nghiệp phải đánh giá và xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản. Sự giảm giá trị của một tài sản được trình bày trên báo cáo tài chính là chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị có thể thu hồi của tài sản đó. Giá trị thu hồi là giá trị cao hơn giữa giá bán thuần và giá trị của tài sản đó trong sử dụng. Tổn thất tài sản được ghi nhận như một khoản giảm trừ giá trị còn lại tài sản và một khoản chi phí được trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Chi tiết đối với từng loại tài sản và công nợ như sau:

Đối với “Các khoản tiền và tương đương tiền”: Sau ghi nhận ban đầu, các khoản tiền và tương đương tiền có gốc ngoại tệ, vàng bạc đá quí đều được qui đổi theo tỷ giá thị trường của nguyên tệ và đồng tiền hạch toán trên sổ kế toán. Như vậy, các khoản tiền và tương đương tiền được đánh giá theo giá theo giá trị hợp lý tại thời điểm lập báo cáo.

Đối với “tài sản tài chính ngắn hạn” như: Đầu tư chứng khoán... được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Các khoản chứng khoán thương mại ngắn hạn được ghi nhận theo giá trị hợp lý (giá thị trường) cuối mỗi kỳ, chênh lệch được ghi vào lãi lỗ chưa thực hiện trên báo cáo lãi lỗ. Các khoản chứng khoán sẵn sàng để bán cũng được điều chỉnh theo giá trị hợp lý cuối kỳ, nhưng nó được ghi tăng giảm vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không ghi vào báo cáo lãi lỗ. Các khoản đầu tư bằng trái phiếu được ghi nhận theo giá vốn đã trừ (cộng) khấu hao chiết khấu (phụ trội). Tuy nhiên, giá trị hợp lý của các loại chứng khoán này được xác định dựa vào mức độ hoạt động của thị trường sản phẩm đó.

Đối với “Các khoản phải thu”: Các khoản phải thu của trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp phản ánh toàn bộ các khoản công nợ phải thu trong hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài các khoản phải thu, bằng tiền nội tệ, các khoản phải thu khác bằng tiền ngoại tệ được qui đổi theo tỷ giá thực tế thời điểm lập báo cáo tài chính. Khi xác định được các khoản phải thu là khó đòi thì doanh nghiệp phải trích dự

phòng phải thu khó đòi. Dự phòng phải thu khó đòi được phản ánh vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy giá trị các khoản phải thu phản ánh được gần như đầy đủ các khoản lợi ích của doanh nghiệp đối với các khách hàng của mình, điều này cho thấy rằng các khoản phải thu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp được coi là đã được phản ánh theo giá trị hợp lý.

Đối với “Hàng tồn kho”: Hàng tồn kho của doanh nghiệp như: hàng đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán. Để đảm bảo giá trị của hàng tồn kho, chuẩn mực kế toán quốc tế qui định, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, hàng tồn kho được phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Trường hợp trên thị trường, hàng tồn kho đang có giá bán thấp hơn giá ghi sổ thì doanh nghiệp phản ánh dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên báo cáo tài chính, dẫn đến khoản mục này có thể coi là đã được phản ánh theo giá trị hợp lý. Trường hợp trên thị trường, hàng tồn kho đang có giá bán cao hơn giá ghi sổ thì các khoản này được giữ nguyên theo giá gốc ban đầu.

Đối với các “Tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp” thu hoạch từ các tài sản sinh học được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán hàng ước tính trên báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Đối với “Tài sản cố định”: Mục này phản ánh giá trị tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và giá trị khấu hao luỹ kế của các loại tài sản này. Sau ghi nhận ban đầu, chuẩn mực kế toán quốc tế cho phép doanh nghiệp được lựa chọn một trong hai phương pháp: Phương pháp thứ nhất là

Phương pháp chuẩn (phương pháp giá gốc): Tài sản cố định được theo dõi theo giá trị còn lại xác định bằng nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế và giá trị tổn thất luỹ kế. Phương pháp thứ hai là: Phương pháp thay thế (phương pháp đánh giá lại):Tài sản cố định được theo dõi theo giá trị đánh giá lại bằng giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm đánh giá lại trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế và giá trị tổn thất luỹ kế.

Trường hợp áp dụng Phương pháp chuẩn (phương pháp giá gốc):

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được ghi sổ theo giá gốc và khấu hao của loại tài sản này được xác định theo ba phương pháp là: Khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo số lượng sản phẩm. Tại thời

điểm lập báo cáo tài chính, giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình xác định bằng nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế và giá trị tổn thất luỹ kế. Theo cách xác định này thì giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình tại thời điểm lập báo cáo tài chính phụ thuộc vào giá ghi sổ ban đầu của tài sản và phương pháp khấu hao áp dụng và giá trị tổn thất lũy kế.

- Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp bao gồm: Quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính, giấy phép và giấy phép nhượng quyền, danh sách khách hàng, hạn ngạch nhập khẩu… Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến. Cũng giống như tài sản cố định hữu hình, khấu hao tài sản cố định vô hình cũng áp dụng ba phương pháp.. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, giá trị còn lại của tài sản cố định vô hình xác định bằng nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế và giá trị tổn thất luỹ kế. Theo cách xác định này thì giá trị còn lại của tài sản cố định vô hình tại thời điểm lập báo cáo tài chính phụ thuộc vào giá ghi sổ ban đầu của tài sản và phương pháp khấu hao áp dụng và giá trị tổn lũy kế.

- Tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính thường được xác định theo thời gian thuê tài sản. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, tiến hành xác định giá trị hợp lý của tài sản đi thuê. Khi tài sản đi thuê bị giảm giá, yêu cầu cần áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế về tổn thất tài sản.

- Đối với Bất động sản đầu tư: Bất động sản đầu tư gồm quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà, hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi nhuận từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để (a) sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc (b) bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường. Nguyên giá của bất động sản đầu tư được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá hay cho

thuê hoạt động, doanh nghiệp phải trích khấu hao bất động sản đầu tư, thời gian và phương pháp khấu hao tương tự như các bất động sản chủ sở hữu cùng loại

Trường hợp áp dụng Phương pháp thay thế (phương pháp đánh giá lại): - Tài sản cố định hữu hình: Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình xác định bằng nguyên giá theo đánh giá lại trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế và giá trị tổn thất luỹ kế. Theo cách xác định này thì giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình tại thời điểm lập báo cáo tài chính phụ thuộc vào giá trị đánh giá lại của tài sản và phương pháp khấu hao áp dụng và giá trị tổn lũy kế.

- Tài sản cố định vô hình: Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, giá trị còn lại của tài sản cố định vô hình xác định bằng nguyên giá theo đánh giá lại trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế và giá trị tổn thất luỹ kế. Theo cách xác định này thì giá trị còn lại của tài sản cố định vô hình tại thời điểm lập báo cáo tài chính phụ thuộc vào giá trị đánh giá lại của tài sản và phương pháp khấu hao áp dụng và giá trị tổn lũy kế. Chuẩn mực kế toán quốc tế cũng qui định rằng: Doanh nghiệp nên ước tính giá trị thu hồi của những tài sản cố định vô hình ít nhất vào cuối mỗi năm tài chính, ngay cả khi tài sản không có biểu hiện giảm giá trị trong trường hợp: Tài sản cố định vô hình không trong trạng thái sẵn sàng đưa vào sử dụng và tài sản cố định vô hình đã khấu hao quá 20 năm tính từ ngày sẵn sàng đưa vào sử dụng

- Tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính thường được xác định theo thời gian thuê tài sản. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, tiến hành xác định giá trị hợp lý của tài sản đi thuê. Khi tài sản đi thuê bị giảm giá, yêu cầu cần áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế về tổn thất tài sản.

- Đối với Bất động sản đầu tư: Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, giá trị còn lại của bất động sản đầu tư xác định bằng nguyên giá theo đánh giá lại trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế và giá trị tổn thất luỹ kế. Theo cách xác định này thì giá trị còn lại của bất động sản đầu tư tại thời điểm lập báo cáo tài chính phụ thuộc vào giá trị đánh giá lại của tài sản và phương pháp khấu hao áp dụng và giá trị tổn lũy kế

Đối với “Các khoản đầu tư tài chính dài hạn” như: Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh, chuẩn mực kế toán quốc tế qui định áp dụng theo các nguyên tắc kế toán sau:

- Các khoản đầu tư vào công ty con:

Trong Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, các khoản đầu tư vào công ty con có thể trình bày theo:

Phương pháp giá gốc: Công ty mẹ ghi nhận ban đầu khoản đầu tư vào công ty con theo giá gốc. Sau ngày đầu tư, công ty mẹ được ghi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia vào doanh thu hoạt động tài chính theo nguyên tắc dồn tích. Các khoản khác từ công ty con mà công ty mẹ nhận được ngoài cổ tức và lợi nhuận được chia được coi là phần thu hồi của các khoản đầu tư và được ghi giảm giá gốc khoản đầu tư.

Phương pháp vốn chủ sở hữu: Khoản đầu tư vào công ty con được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó, vào cuối mỗi năm tài chính khi lập và trình bày báo cáo tài chính, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của công ty mẹ trong lãi hoặc lỗ của công ty mẹ sau ngày đầu tư. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con được ghi giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty con trên báo cáo tài chính. Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty con cũng phải được điều chỉnh khi lợi ích của công ty mẹ thay đổi do có sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty con nhưng không được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con. Ví dụ thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty con có thể bao gồm những khoản phát sinh từ việc đánh giá lại TSCĐ và các khoản đầu tư, chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ và những điều chỉnh các chênh lệch phát sinh khi hợp nhất kinh doanh (khi mua khoản đầu tư).

• “Tài sản tài chính sẵn sàng để bán” theo IAS 39: Áp dụng giá trị hợp lý để kế toán các khoản đầu tư vào công ty con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ, các khoản đầu tư vào công ty con có thể trình bày theo:

Phương pháp giá gốc: Công ty mẹ ghi nhận ban đầu khoản đầu tư vào công ty con theo giá gốc. Sau ngày đầu tư, công ty mẹ được ghi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia vào doanh thu hoạt động tài chính theo nguyên tắc dồn tích. Các khoản khác từ công ty con mà công ty mẹ nhận được ngoài cổ tức và lợi nhuận được chia được coi là phần thu hồi của các khoản đầu tư và được ghi giảm giá gốc khoản đầu tư.

• “Tài sản tài chính sẵn sàng để bán” theo IAS 39: Áp dụng giá trị hợp lý để kế toán các khoản đầu tư vào công ty con.

- Các khoản đầu tư vào công ty liên kết:

Trường hợp nhà đầu tư có trình bày báo cáo tài chính hợp nhất thì trong báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư, một khoản đầu tư vào công ty liên kết với bản chất không phải là đầu cơ ngắn hạn thì có thể được trình bày theo:

Phương pháp giá gốc: Nhà đầu tư ghi nhận ban đầu khoản đầu tư vào công ty liên kết theo giá gốc. Sau ngày đầu tư, nhà đầu tư được ghi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia vào doanh thu hoạt động tài chính theo nguyên tắc dồn tích. Các khoản khác từ công ty liên kết mà nhà đầu tư nhận được ngoài cổ tức và lợi nhuận được chia được coi là phần thu hồi của các khoản đầu tư và được ghi giảm giá gốc khoản đầu tư.

Phương pháp vốn chủ sở hữu: Khoản đầu tư vào công ty liên kết được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó, vào cuối mỗi năm tài chính khi lập và trình bày báo cáo tài chính, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 25 - 35)