- Tài sản cố định Có thể lựa chọn một trong hai phương pháp: Phương pháp giá
3.4. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
3.4.1. . Kiến nghị với Nhà nước
Để việc áp dụng kế toán theo giá trị hợp lý có thể tiến hành một cách hợp lý theo đúng yêu cầu, Nhà nước cần :
- Nghiên cứu, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp qui liên quan đến kế toán doanh nghiệp: Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có Luật Kế toán, đã ban hành 26
Chuẩn mực kế toán, các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực, Chế độ Kế toán doanh nghiệp, nhưng để cơ sở tính giá theo giá trị hợp lý được coi là cơ sở chính thống, các văn bản pháp qui liên quan đến kế toán doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu, sửa đổi chi phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, hình thành một khung pháp lý đầu đủ, tạo điều kiện cho cơ sở tính giá này được thực hiện trên thực tế.
- Quản lý chống chuyển giá: Ở Việt Nam hiện nay có sự tham gia đầu tư của rất nhiều nước trên thế giới. Hầu hết các tập đoàn có tên tuổi của Nhật như: Toyota, Honda, ...; Hàn Quốc như: Deawoo, Huyndai...; Mỹ như: Unilever, Google...;Đức như Mecedez... đều đã có mặt tại Việt Nam. Để trốn thuế, các tập đoàn này tích cực thực hiện công tác chuyển giá từ công ty mẹ ở nước ngoài qua công ty con tại Việt Nam bằng cách tăng giá nguyên liệu đầu vào và giảm giá hàng hóa xuất ra. Các hoạt động chuyển giá ngày một đa dạng và tinh vi, rất khó phát hiện. Hành động này đã gây thiệt hạn rất lớn trong việc thu ngân sách ở Việt Nam. Đồng thời nó cũng làm méo mó các dữ liệu trong thị trường hoàng hóa, là cơ sở chính cho kế toán theo giá trị hợp lý. Vì vậy, để không thất thu ngân sách, giá cả hàng hóa trong nước không khác xa so với giá mặt hàng tương tự ở nước ngoài, lành mạnh hóa nền kinh tế, Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động chống chuyển giá, từ việc xây dựng khung pháp lý hoàn thiện, đến xây dựng đội ngũ giám sát có kiến thức và kinh nghiệm để đối phó với các tập đoàn toàn cầu, nơi có những bộ óc siêu việt đang ngày đêm nghĩ ra các biện pháp để thu lại lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư.
- Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động thẩm định giá: Hiện nay, ở Việt Nam, hoạt động thẩm định giá còn khá mới mẻ. Mặc dù đến thời điểm này, các văn bản pháp luật về định giá doanh nghiệp đã ban hành khá nhiều, đó là Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 và Thông tư 17/2006/TT-BCT ngày 13/03/2006 về thẩm định giá; Quyết định 06/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 về việc ban hành quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ; đã ban hành 12 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam… Nhưng hệ thống pháp luật về định giá chưa đầy đủ, chưa bao quát các hoạt động của nền kinh tế như xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản vô hình và các hàng hoá đặc thù. Vì vậy, gây khó khăn cho công tác thẩm định giá của các cơ quan và chuyên gia định giá, dẫn đến kết quả định giá có độ tin cậy chưa cao.
hướng có thị trường hoạt động của sản phẩm hoặc không có thị trường. Ở nước ta, nền kinh tế chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường, do vậy, hướng dẫn cho trường hợp sản phẩm không có thị trường là đặc biệt quan trọng.
- Từng bước hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt động, đồng bộ và minh bạch hóa hành lang pháp lý về kinh doanh:. Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính là hai loại thị trường đặc biệt quan trọng, là cơ sở cho việc áp dụng kế toán theo giá trị hợp lý. Vì vậy, phải được xây dựng các thị trường này ngày càng hoạt động minh bạch để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các dữ liệu tham chiếu trong đo lường giá trị hợp lý.
- Các kiến nghị khác: Nhà nước cần có các chính sách hợp lý để tăng cường đào tạo đội ngũ thẩm định viên về giá có trình độ cao và có đạo đức nghề nghiệp. Đây là lực lượng quan trọng giúp chuẩn hóa thông tin cho nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý được thực thi một cách hợp lý.