Bản sắc văn hóa Mường qua những phong tục tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi thị tuyết mai (Trang 47 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Bản sắc văn hóa Mường qua những phong tục tập quán

Bùi Thị Tuyết Mai không chỉ tự hào về con người và cảnh sắc quê hương với cảnh núi non hung vĩ, tươi đẹp mà chị còn rất tự hào bởi đó là miền đất của những con người, những tộc người có phong tục tập quán phong phú, đầy tính nhân văn. Cũng như các nhà thơ dân tộc khác, thơ Bùi Thị Tuyết Mai luôn ngời lên niềm tự hào về dân tộc mình- một dân tộc có nền văn minh lâu đời và giàu bản sắc. Niềm tự hào đó thể hiện qua cách cảm, cách nghĩ của chị khi chị viết một cách đầy thân thương, trân trọng về những phong tục tập quán, những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình trong sang tác của mình.

Bùi Thị Tuyết Mai là người con đích thực của xứ Mường, chị đã được đắm mình trong đời sống văn hóa truyền thống của dân tộc, vì thế cái chất văn hóa như đã thẩm thấu vào trong nếp sống, suy nghĩ trong con người, vào tâm hồn, trái tim chị làm nên những nét khác biệt trong cách cảm, cách nghĩ của chị. Có lẽ vì vậy mà từ những phong tục tập quán ngày lễ, ngày tết, hội hè đến cách ứng xử, giao tiếp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày đến nghệ thuật ẩm thực đặc sắc của người miền núi… đều đã trở thành cảm hứng bất tận trong các sáng tác của chị và nó trở thành một nguồn cảm xúc luôn vơi đầy trong chị: Ăn đưa xuống/ Uống đưa lên (Lời rượu);Ăn cốt tươi/ Chơi cốt thật (Người Mường)…Bản chất của người Mường là “ăn cốt tươi, chơi cốt thật”. Người Mường, họ sống giản

dị, chân thành, thủy chung, có đầu, có cuối. Trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai, người đọc dễ hình dung ra cuộc sống bình dị, mộc mạc, chân thành của những người dân nơi đây. Nói đến đặc trưng ẩm thực cũng như lao động sản xuất của người Mường chỉ cần khái quát một câu rất đặc trưng: "Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới" (Chú răng sữa). Nước sinh hoạt được chứa vào những ống bương to, dài hơn một mét được vác vai từ bến nước về nhà dùng dần. Cho nên, với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với nghề trồng lúa nước, thì cơm nếp đồ, cơm tẻ đồ (cơm tưởi) là món ẩm thực không thể thiếu. Vào những ngày lễ, Tết, hội hè, người Mường thường mổ lợn để ăn mừng. Khi thịt lợn, họ không giội nước sôi làm lông mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt

và da lợn có màu vàng như màu mật ong. Ngay cả chỗ ở, người Mường đã quen

sống trên những ngôi nhà sàn. Nhà của người Mường thường dựng ở gò đồi, lưng dựa vào núi, tất cả cột, kèo không đục mộng mà chỉ gác lên nhau chặt. Như vậy, nhà sàn là một biểu hiện đặc sắc của văn hoá vật chất của đồng bào Mường qua nhiều thế hệ... Kiểu dáng cũng mang một nét riêng làm phong phú cho hơn một nét bản sắc văn hoá nhà sàn của các dân tộc Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Như chúng ta đã biết, mỗi năm, người Mường có khá nhiều ngày lễ hội của riêng cộng đồng mình. Nếu người Dao có hội nhảy lửa, người Thái có hội Hạn Khuông, Xíp xí, người Tày có lễ hội Lồng Tồng, thì người Mường có lễ hội Đâm Đuống. Đây có thể được coi là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Mường, nó quy tụ những sắc thái văn hóa nhất của dân tộc Mường. Đâm đuống là hình thức giã gạo, nhưng là giã gạo trong lễ hội và chỉ có phụ nữ biểu diễn, có tính nghệ thuật và tính tổ chức. Đâm đuống là tục lệ có nguồn gốc từ lâu đời ở các vùng đồng bào dân tộc Mường. Đồng bào Mường thường giã gạo bằng chiếc cối gỗ hình chiếc thuyền độc mộc dài từ hai tới ba sải tay, chiếc chày giã dài như đòn gánh, giữa thân thon để vừa tay cầm. Đâm đuống thường được người Mường tổ chức vào dịp Tết, hội mùa, cưới xin và dựng nhà.

Người Mường tin rằng tiếng đuống càng vang, càng rộn ràng bao nhiêu thì năm đó sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và dân làng gặp nhiều may mắn. Hình thức giã gạo đã được nghệ thuật hóa để làm đẹp, mua vui. Đây là một tục lệ đẹp, thiết thực, biểu hiện tấm lòng trân trọng thành quả lao động của con người trong sản xuất nông nghiệp và sự đoàn kết giữa người với người ở bản Mường.

Đại bộ phận người Mường ở nhà sàn, kiểu nhà 4 mái. Rượu cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men, được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể. Trang phục tiêu biểu của phụ nữ là khăn đội đầu và áo cánh ngắn màu trắng, váy đen có cạp dệt hoa văn sặc sỡ và hoạ tiết cực kỳ phong phú. Hôn nhân có nhiều nét giống người Kinh. Tang ma cầu kỳ tốn kém. Người Mường có nền văn hoá dân gian phong phú với nhiều truyện cổ (mo) nổi tiếng "Đẻ đất đẻ nước", "lên trời"... Cuốn "Mo-Sử thi dân tộc Mường" dày hơn 2000 trang, là di sản vô giá không phải chỉ của dân tộc Mường mà của cả nền văn hoá Việt Nam. Múa dân gian phong phú như: múa vật, múa bông; nhạc cụ có cồng chiêng với hát xéc bùa là đặc sắc; đặc biệt ở người Mường phải kể đến lễ ca, đó là những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám tang.

Vào mỗi dịp lễ hội, người dân khắp các bản mường lại quay quần bên nhau, vui chơi ca hát. Các đôi trai gái chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất để chuẩn bị đi hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra. Đặc biệt họ hát giao duyên, đối đáp thâu đêm. Vì vậy những câu ví, đúm, thường, rang trở thành nỗi nhớ da diết nhất của bất cứ ai khi đi xa quê đặc biệt là các nhà thơ xứ Mường: Những lời thu nép vào lá xanh/ Như nón trắng cùng váy dài, áo Pắn/ Bóng em xa/ Gùi mây trên vạt sắn/ Con ong làm ngọt câu thường (Hoa đất Mường).

Mỗi một dân tộc đều có một loại nhạc cụ riêng. Nếu như người Nùng có nhạc cụ là cây đàn nhị cùng bộ xóc đồng lục lạc, thì người Mông có khèn ống trúc, kèn môi; nếu người Tày là đàn tính thì người Mường- cồng chiêng được coi là

nhạc cụ của dân tộc. Và các cuộc hát lượn ví, đúm, rằng, thường không thể thiếu âm vang của loại nhạc cụ này. Trong cảm nhận của Bùi Thị Tuyết Mai- một cây bút nữ dân tộc Mường, cồng chiêng là tiếng lòng từ ngàn năm vọng lại, là tiếng lòng của con người Tày trong mỗi mốc của thời đại: Ơi chiêng/ Ơi chiêng/ Đôi núm thiêng phập phồng hơi ấm (Ơi chiêng);Chín bài chiêng đẹp cho con lời chúc/ Chín bài cồng xinh cho con lời mừng/ Tiếng trống đồng cho con đủ giòn nếp tẻ/ Vò rượu hồng cho con đẹp hồng(Trong đám cưới).

Trong sinh hoạt văn hóa của người dân tộc miền núi không chỉ thể hiện trong các ngày lễ hội mà còn gắn liền với các phiên chợ rẻo cao- những phiên chợ gắn liền với cuộc sống sinh hoạt cũng như tinh thần của người dân miền núi. Chợ phiên họp có thể từ hai đến 3 lần trên một tháng, đây là nét đặc trưng của đồng bào miền núi. Phiên chợ không chỉ là nơi để tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa mà nó còn là không gian hò hẹn, tâm tình cho những đôi lứa yêu nhau. Đối với người Kinh mỗi phiên chợ diễn ra đều nhằm mục đích mua bán, thì với người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc lại là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa mang tính diễn xướng dân gian. Trong những buổi chợ phiên, họ hát những điệu ví, đúm, thường, rang, thổi sáo, múa khèn… để thu hút bạn tình. Vì thế, chợ tình đã trở thành nỗi nhơ khôn nguôi trong lòng người thi sĩ: Chợ tình đợi lâu/ Nhìn nhau/ Nhìn rất lâu/ Nhớ nhau mỗi năm mỗi sâu/ Chợ vắng người đợi đã lâu/ Một mình … Lắm thương nhớ đau (Gió kể); Đã thấy Nhà nhà tựa lưng vào núi/ Bóng chiều run run về núi/ Tiếng khèn trời kéo xuống/ Nôi đất Mường/ Câu hát tôi đây (Trở về).

Bên cạnh đó, chợ phiên còn là nơi diễn ra hoạt động giao duyên của nam thanh nữ tú hát những bài hát đối đáp để tìm hiểu nhau. Một loại hình chợ phiên độc dộc đáo không chỉ thu hút người trong nước mà giờ đây còn hấp dẫn và thu hút khách nước ngoài, đó là chợ tình ở Bắc Kạn có chợ tình Na Rì, Lào Cai có chợ tình Sa Pa, Hà Giang có chợ tình Khau Vai... Chợ tình được tổ chức mỗi năm một lần trong một ngày để đôi lứa tìm hiểu và yêu nhau và đặc biệt là còn dành cho

lứa đôi lỡ dở có dịp để gặp nhau giãi bày tâm sự. Đây cũng là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng động của người dân tộc thiểu số miền núi.

Bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ được thể hiện qua các sinh hoạt cộng đồng của người dân miền núi mà nó còn được thể hiện qua các vật dụng quen thuộc trong gia đình. Trong tâm thức của Bùi Thị Tuyết Mai, những vật dụng, những âm thanh, những mùi hương... tưởng như vô tri vô giác nhưng lại mang đậm hồn quê, chúng neo giữ tâm hồn nhà thơ với cộng đồng để rồi khi đi đâu, về đâu thì cội nguồn với những nét bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc miền núi vẫn là chốn đi về của con người. Chị đã có những vần thơ đầy xúc động khi viết về quê hương với những gì thân quen, ngọt ngào nhất: Con ra đi xa bờ ao, gốc ổi/ Xa mùi thơm tóc Mẹ/ Ôi! Con đi xa mãi mùi trầu vỏ, xa khúc quanh con suối/ Con đi xa mái nhà sàn(Tạm biệt Mẹ yêu); Tôi mơ giữa căn nhà cha mẹ/ Có bếp nhà sàn mùa đông ấm sực/ Gác bếp treo lủng lẳng những tảng thịt/ Thú rừng khô/ Đã đen kịt bồ hóng lâu ngày (Tôi mơ giữa căn nhà cha mẹ).

Có thể thấy hình ảnh bếp lửa nhà sàn là một biểu tượng nghệ thuật để nhận thấy những ngôi nhà của người dân miền núi đang sinh sống trên rẻo cao. Bếp lửa đó là nơi quay quần, xum họp của cả gia đình, nơi để mỗi người trong gia đình cùng chia sẻ mọi nỗi niềm, đó chính là hồn của nhà sàn, là mùi vị cả quê hương. Khi xa quê tất cả những người con đều nhớ về mùi quê hương- đó là mùi của bắp rang, sắn nướng, cá đồ, lợn thui, và nếp xôi thơm dẻo… những mùi vị đó chứa đựng bao tình cảm đầy vơi cùng với bao kỉ niệm của một đời người dân miền núi.

Nếu như chàng trai trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa coi cái cầu thang là điểm đến của tình yêu, là con đường duy nhất đến với trái tim của cô gái Tày:

Lên cầu thang bám vào hai bầu vú/ Ta làm con hoẵng con mang bé nhà/ Làm bếp nhà sàn không ngủ/ Xin em hãy bắt làm chồng (Cầu thang). Thì cô gái Mường lại chọn chỗ “neo đậu” tâm hồn mình là những con đường, là đá, là câu hát, bày tỏ tình yêu một cách thẳng thắn, sáng suốt mà vẫn đầy tình tứ:

Đừng ngại đường xa/ Có lòng là đến/ Mường em quý người hơn bạc nén/ Đã dặn rồi/ Đến hẹn cố mà lên (Mời anh); Hỏi thăm gốc trầu nhà anh/ Hỏi thăm rễ cây tre nhà anh/ Hỏi thăm đàn cá lượn nơi anh thường đi/ Hỏi thăm cây si nơi anh hay đậu/ Em yêu anh thẳng (Em yêu anh thẳng).

Như vậy, bếp lửa, nhà sàn, mùi ngô sắn nướng, con đường... đã trở thành nơi chứa đựng tâm hồn con người miền núi, chứa đựng bao nét đẹp của bản sắc văn hóa quê hương, nó cứ day dứt, ám ảnh trong lòng những con người xa quê. Tình yêu thiết tha với nền văn hóa dân tộc trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai không chỉ được thể hiện qua trang phục, vật dụng quen thuộc của người DTTS mà còn được khắc họa rất chân thực, độc đáo qua cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, từ lao động sản xuất đến sinh hoạt đời thường. Đó là những hoạt động rất đỗi bình dị nhưng mang đậm nét văn hóa của người miền núi, dù đó chỉ là những nếp sinh hoạt quen thuộc nhưng ấp ủ trong đó biết bao tình cảm, kỉ niệm thân thương đối với người con xa xứ: Ai về/ Quê trong nếp nhà sàn/ Khói vỗ/ Như mèo ru/ Ầu ơ/ măng đắng/ Măng chua/ Bát canh có nắng có mưa/ Trái cà vỏ ngọt/ Cái suối con thoi thân thuộc đây mà (Chiều nay ai về).Cũng có khi bản sắc dân tộc được thể hiện trong cách chăm sóc nuôi dạy con cái của những ông bố bà mẹ người Mường: Đừng bơi xa lời ru/ Đừng ở nhà quanh mẹ/ Đã học phải học cho suốt/ Đã làm phải làm đến nơi/ Đến nhà người thì phải yêu người(Lời xóm lời làng).

Một điều cần phải nói đến, đó là những em bé vùng cao từ lúc sinh ra đến lúc lớn lên đã được thiên nhiên nuôi dưỡng, được sống làm bạn với thiên nhiên. Chúng ta đều biết trẻ em vùng cao không được chăm sóc chu đáo như trẻ em ở miền xuôi, chính vì thế ngay từ khi sinh ra trẻ em đã phải tự biết nương nhờ vào thiên nhiên mà sống và phải biết tự lao động để nuôi sống bản thân và gia đình. Sống ở miền núi cao hiểm trở, người con trai phải biết săn bắn để tự bảo vệ bản thân và dùng những con thú săn được để làm thực phẩm, còn người phụ nữ phải biết trồng đay dệt vải nhưng cũng phải giữ được những nét duyên dáng, vẻ đẹp nữ tính cần phải có. Những lời bảo ban, dạy dỗ của ông bà, cha

mẹ Mường rất giản dị nhưng thiết thực và chắc chắn sẽ là hành trang cho các con mang theo suốt cả đời .

Đối với người miền núi, phong tục uống rượu không thể thiếu trong những ngày đông giá rét nơi rẻo núi cao. Rượu có mặt trong các lễ hội, đám cưới, đám hỏi, chợ phiên, trong bữa cơm của gia đình. Rượu đã trở thành một nét bản sắc văn hóa ẩm thực đặc sắc, trở thành một thói quan không thể khác. Nét văn hóa đó được thể hiện ở nhiều phương diện. Ngay từ việc mời rượu cũng khiến đối phương khó có thể từ chối: Rượu em/ Rượu làm quen/ Có chua của hèn/ có ngọt của sang/ Mời anh uống cho gần làng/ Cho trọn nghĩa xóm/ .../ Rượu em/ Rượu soi gương/ Xa uống nên thương/ Gần uống thành nhớ/ Mời anh uống với em đừng sợ (Mời rượu). Cách chưng cất rượu cũng độc đáo qua cách nói đầy ẩn ý:

Rượu em cất từ mắt lửa than/ Từ gan cà cuống/ Lấy từ lời mật lời quế (Mời rượu); Nơi cất rượu bồ đào/ Người yêu tôi thường hay nói đến/ Và ngợi ca nó

(Nơi cất rượu bồ đào); đến cả dụng cụ đựng rượu mang đậm bản sắc văn hóa

vùng miền: Đây sừng Rượu con ong/ qua suối vén váy khẽ/ Đây sừng rượu con nai lên núi/ bước nhè nhẹ/ Đây sừng Rượu của Mường (Rượu rót lúc đưa dâu); đến cách uống rượu cũng thật tự nhiên, hết mình: Sừng một uống cho ấm/ Sừng hai uống cho êm/…/ Uống cùng hai bản được con trâu cái/ Uống cùng bốn mường được mái nhà to/ Uống cho cây chu đồng bông thau/ quả thiếc đồi đỏ rực/ Sừng uống hết nghe coong coong/ Sừng cạn hẳn nghe coọch coọch (Lời

rượu); Người dân tộc miền núi khi đã uống rượu, họ uống hết mình, không cần

giữ ý, uống cho say nghiêng ngả, uống cho cạn, cho men say chuếnh choáng:

Uống đi anh!/ Uống cho tay nắm tay bén lửa/ Uống cho mắt nhìn nhau nên sấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi thị tuyết mai (Trang 47 - 54)