Hình ảnh thơ đậm màu sắc Mường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi thị tuyết mai (Trang 70 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Hình ảnh thơ đậm màu sắc Mường

Phương Lựu đã định nghĩa về hình ảnh thơ như sau: “hình ảnh là khả năng gợi tả sinh động trong cách diễn đạt của con người. Ví dụ: Cách diễn đạt có hình ảnh, ngôn ngữ giàu hình ảnh” . Từ định nghĩa trên ta có thể khẳng định khả năng

gợi tả của hình ảnh thể hiện trong nếp sống và tư duy của mỗi con người trước hiện thực. Chính nhờ khả năng này mà hình ảnh được sử dụng như một yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn học, đặc biệt trong thơ hình ảnh giữ vai trò quan trọng. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Triết học nghĩ bằng ý, tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật, thơ nghĩ bằng hình ảnh”. Qua hình ảnh thơ, người đọc cảm nhận được một góc nhỏ trong đời sống con người, một nét đẹp trong tính cách một nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ. Hình ảnh thơ chính là sản phẩm của quá trình tư duy, tìm tòi sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Trong thơ ca, hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng là sự khách thể hóa những rung cảm nội tại để cái tôi nhìn nhận chính mình. Hình ảnh trong thơ đòi hỏi sự cảm nhận bằng thị giác, thính giác và cả trí tượng tượng.

Goethe- thiên tài văn học và triết học đã từng nói: “Tôi tìm những bức tranh trong các câu thơ” hay Đốpgiencô nói một cách có hình ảnh rằng: “Hai người cùng nhìn xuống một người chỉ nhìn thấy vũng nước, người kia lại nhìn thấy được những vì sao”. Bởi vậy những con người có tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, có sự tinh tế trong cách cảm nhận, có trí tưởng tượng phong phú chính là những người nghệ sĩ chuyên chở ý nghĩa thẩm mỹ, hiện thực khách quan thành hình tượng nghệ thuật.

Người miền núi giản dị trong cách nói, cách nghĩ, nếp sống và đặc biệt họ có cách tư duy vừa cụ thể, vừa giàu hình ảnh, bởi họ sống gần gũi và chan hòa với thiên nhiên, tôn trọng và yêu quý thiên nhiên. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và đời sống con người vùng cao hiện lên rất thân thiện, phong phú và linh hoạt. Thông qua hàng loạt những hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật... miền núi vùng Mường Động mang giá trị biểu cảm cao đã cho thấy sự tinh tế, đặc sắc của nữ nhà thơ trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ.

Hình ảnh trong thơ của Bùi Thị Tuyết Mai nhắc nhiều đến hình ảnh của dung dị, mang hơi thở của cuộc sống miền núi. Hầu như mọi sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên cuộc sống đều đi vào trong thơ với hình ảnh những con người

miền núi giản dị, đáng yêu. Những hình ảnh đó không đơn thuần chỉ để miêu tả, để phô diễn mà nó còn có khả năng gợi cho độc giả. Điều đặc trưng trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai là: cảm thấy “quen” mà “lạ”, giản dị mà độc đáo. Hình ảnh đôi khi là tả thực nhưng vẫn thấy cái ẩn ý chứa đựng đằng sau đó. Chẳng hạn khi miêu tả về tình yêu đôi lứa, nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai mượn hình ảnh của vầng trăng để thổ lộ nỗi lòng của cô gái: Sẽ là thường tình nếu anh không nhớ/ Em biết/ Anh không thể vô tâm với buổi tối một mình/ Buổi tối có vầng trăng như miếng cau, nằm nghiêng nghiêng hờn dỗi (Ngày của em)...

Thơ chị hiện lên con người và thiên nhiên đại ngàn, sông suối với đầy đủ sắc màu, hình khối. Đó là hình ảnh của thiên nhiên như trời, mây, gió, trăng, sông, suối, núi đồi, nương rẫy, mùa xuân, mùa đông, mùa hạ… hình ảnh của những sự vật xung quanh: đá, đất, cây cối, cỏ hoa; những con vật thân quen: ngựa, bò, trâu, gà, sóc, nai...; hình ảnh quê hương với những tập tục sinh hoạt, trang phục: cây đàn, khèn, chiêng, cồng, áo quần, khăn.

Nhưng có thể thấy hình ảnh xuất hiện với tần số cao mang tính biểu tượng lớn phải kể đến như: trăng, núi, sông suối,… có lẽ đó là cái cớ để nhà thơ bộc bạch nỗi lòng mình.

Qua tìm hiểu và khảo sát chúng tôi thấy hình ảnh trăng, núi, sông, suối xuất hiện trong khá nhiều tập thơ của chị. Hình ảnh “sông, suối” xuất hiện trong tập thơ Mưa trong nhà với tần số 3 lần/ 35 bài (ví dụ như: Qua nhiều suối ầm ầm thác réo/ Nước cuốn thành rải/ Suối này dữ dội hơn suối kia (Ngày vỡ) ; xuất hiện 10 lần/ 55 bài trong tập Binh boong (ví dụ như: Ta yêu nhau từ ấy cho núi xanh/ Dúi ở trong lòng ta biết tình ta sâu như sông/ Muốn đến thăm nhau cách sông cách núi (Lời tình lọ cọ); 5 lần/ 44 bài trong tập Nơi cất rượu (ví dụ như:

Chiếc gùi mây ngủ trên lưng câu hát/ “Hoa đất Mường lời con suối trong xanh”(Hoa đất Mường); 6 lần/ 44 bài trong tập Mường Trong (Trong bài Về

bờ vai có câu: Những ngày độc hành trên con đường cuồn cuộn sông/ Mỏi mệt

lần/ 35 bài (ví dụ trong bài Tôi mơ giữa căn nhà cha mẹ có câu: Khói bêp đùng đục mùi cá đồ/ Ngày xám dần vào núi) và xuất hiện 10 lần/ 55 bài trong tập Binh

boong- (Mượn bóng của cây rừng đá núi/ Rót từ ánh trăng vừa chín (Thì thầm

cùng em); 6 lần/ 44 bài trong tập Nơi cất rượu (trong bài thơ Chân dung tự họa

có câu: Mắt/ Nhọn và nóng/ Bốc/ Cao/ Miệng. Mây. Bóng/ Núi); 4 lần/ 44 bài trong tập Mường trong (trong bài thơ Mường trong có câu: Người mường trong leo núi như mặt trời/ Đeo kiếm lên nương như cây núc nác). Hình ảnh “trăng” xuất hiện trong tập thơ Mưa trong nhà với tần số 10 lần/ 35 bài (ví dụ như câu thơ: Buổi tối có vầng trăng như miếng cau/ nằm nghiêng hờn dỗi (Ngày của em)) và xuất hiện 11 lần/ 55 bài trong tập Binh boong (có thể kể đến bài thơ Lời rượu

có câu: Rượu gửi giúp từ trăng lá lúa đến/ thuở trăng quả thị bay lên làm ngọn quế đỉnh Mường); 9 lần/ 44 bài trong tập Nơi cất rượu (ví dụ như: Tôi dã lạc vào ngõ hoa na/ Mùa trăng sắp tròn (Cô bé ấy); 5lần/ 44 bài trong tập Mường Trong

(có thể lấy ví dụ trong bài thơ Ớp pu có câu: Đan từ trăng bé đến trăng tròn mới gọi được tên em).

Bùi Thị Tuyết Mai sinh ra ở núi rừng đại ngàn do vậy cuộc sống luôn được gắn bó, được bao bọc trong không gian núi và sông. Với người dân Tây Bắc, thì núi đồi, nương rẫy không chỉ là người bạn, là nơi che chở, bao bọc con người, mà nó còn là nơi để người dân dựa vào đó để mà sinh sống. Vì vậy niềm thương nỗi nhớ đối với quê hương miền núi bao giờ cũng là hình ảnh của nương rẫy, núi đồi trùng điệp: Người Mường trong leo núi như mặt trời/ Đeo kiếm lên nương như cây núc nác/ Đổ khói đổ sương vành khăn piêu đung đưa trăng mùa lũ/ Bám độc mộc xuôi về như con ốc con cua (Mường trong)...

Hình ảnh thân yêu núi đồi, nương rẫy gắn bó với người miền núi, mỗi lúc đi xa ta lại tâm niệm một điều dù đi đâu về đâu thì vẫn phải “quay đầu về núi”, bởi đó là khởi nguồn cho mọi sự sống và là nơi để trở về, nó tạo nên một nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi: Rồi đi đâu về đâu/ Tôi cũng gặp/ Những mảnh nương màu mỡ/ Cay cay bầu khói quê tôi/ (Nương quê tôi).

Hình ảnh sông và núi trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai còn thường xuyên xuất hiện cạnh nhau, nó bổ sung ý nghĩa cho nhau, để rồi sau này khi về Hà Nội Bùi Thị Tuyết Mai vẫn có cảm xúc và sự liên tưởng đến quê hương miền núi: Đây con suối Mường Thàng/ Đôi bờ thơm nương rẫy/ Thơm tiếng gái trai màu lửa vôi trầu/ Nước reo như trảy hội (Cho con tắmnước Mường Thàng; Những nẻo đường cuồn cuộn phố như sông/ Trảy hội bình minh lốc bụi (Bình minh phố)...

Hình ảnh núi và sông còn mang ý nghĩa thiêng liêng khi nói về Tổ quốc. Nếu như nhà thơ Y Phương có cách viết rất hình tượng, đó là hình ảnh con sông Bằng Giang biếc xanh, con sông Bằng Giang buồn bã mang tâm trạng con người:

Những mùa dài sông Bằng không chảy/ Nước đóng băng như thể chết rồi/ …/ Tôm cá đi thơ thẩn như người/ Mái chèo chạm nỗi lòng gợn sóng (Những mùa

sông Bằng không chảy); hay Mười năm tuổi lo dầu đèn gạo nước/ Cõng nước

lên lưng, giữ Nước cao vời. Chữ Nước viết thường ta hiểu là nước uống, nước của sông quê, của suối nguồn nhưng Nước viết hoa ta hiểu đó là Tổ quốc là Dân tộc. Và trong thơ của Bùi Thị Tuyết Mai, chị cũng đã sử dụng cách viết rất hình tượng với lối nghĩ hình ảnh đó: Nhỏ thì suối/ Lớn lên rồi biển/ Ơ mặt trời ngoan hiền/ Của Bản- Mường- Đất- Nước/ Tắm lời ru/ Trắng ghềnh/ Trong thác/ Con nhé/ Lớn lên (Cho con tắm nước Mường Thàng). Từ những hình ảnh giản dị, Bùi Thị Tuyết Mai khái quát thành những hình tượng mang ý nghĩa cao cả, đẹp đẽ. Đó chính là sự liên tưởng có ý nghĩa lớn lao trong hồn thơ của nữ sĩ. Hình ảnh núi và sông trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai cũng thể hiện sự giao hòa, gắn kết giữa cuộc sống con người với thiên nhiên xung quanh để họ có thể tồn tại.

Một hình ảnh quen thuộc nữa mà chúng ta thường thấy trong nhiều tác phẩm thơ từ xưa đến nay đó là hình ảnh trăng. Trăng luôn là nguồn cảm hứng mênh mông cho những tâm hồn nghệ sĩ. Trăng trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai hiện lên với nhiều cấp độ nghĩa. Đó là vầng trăng của thiên nhiên, của đất trời, vầng trăng của tuổi thơ: Mặt trời muốn lên mặt trăng muốn ở/ Tiếng trái tim ủ ấp nhà

trăng (Đi hội); Trăng còn là hình ảnh biểu hiện cho vẻ đẹp người con gái: rượu nồng cho con đẹp hồng vành vạnh vầng trăng (Trong đám cưới); Trăng còn là biểu tượng cho vẻ đáng yêu của con trẻ: Tuổi trời mỏng mảnh trăng non

(Mẹ và con). Trăng còn là hình ảnh được tác giả mượn để bộc lộ tâm tình riêng,

gửi gắm nỗi niềm, kéo vầng trăng xuống để tâm sự, coi trăng như người bạn, là chứng nhân cho tình yêu, nỗi nhớ, sự đơn côi của những đôi lứa yêu nhau: Những con trai ngậm ngọc/ Và đến khi vầng trăng hao hụt/ Biển lại dạy tôi/ Rạng rỡ/ Bình minh (Biển); Như con chim bay/ Như con cá lội/ Em đi rồi/ Mây khói chở trăng trôi (Hoàng hôn); Hát chơi hát lạ/ Đấy ơi/ Dạ dần xống áo/ Còn phơi/ Trong lòng/ Người ơi/ Những mùa trăng cứ thế hồn nhiên (Những câu thơ).

Trăng còn chứng kiến và sẻ chia nỗi buồn khổ của con người nơi núi rừng xanh thẳm: Đường người ta đi không óng ánh nước trăng/ Mà trầm tư ngọn cỏ/ Những mặt người tím vàng xanh đỏ/ Từng ngày đi phờ phạc gió đồng(Đường người ta

đi)…

Mỗi nhà thơ đều mượn hình ảnh Trăng để bộc lộ, tâm tình, gửi gắm nỗi lòng, tâm sự riêng của mình, Bùi Thị Tuyết Mai cũng vậy, chị như muốn kéo trăng xuống gần mình hơn để tâm sự, coi trăng như người bạn tâm giao để chia sẻ. Vầng trăng trong thơ chị là người bạn tri âm, gần gũi.

Như chúng ta thấy, trăng, núi, sông, suối là những hình ảnh quen thuộc mang tính biểu cảm cao trong sáng tác của Bùi Thị Tuyết Mai. Với thứ ngôn ngũ thơ giàu hình ảnh, nữ tác giả còn đưa vào trong thơ mình một số hình ảnh quen thuộc như cầu vồng, mưa, lửa. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh của Cầu vồng:

Vườn cầu vồng bí mật/ Đựng trong vỏ ốc xanh (Trái cấm), Hóa kiếp cầu vồng/ Hóa kiếp cầu mây (Binh boong); hay đó là hình ảnh lửa như: Âm ỉ cả đời thắp lửa cho nhau/ Buộc vào đam mê cả đời chao đảo (Những người bạn tôi), Tôi xòe lửa/ Bàn tay khói xanh xanh ôm lấy mùi giấy nồng nồng khét lẹt (Tôi dốt

bóng mình); Tôi từ rừng về/ Mang gió mùa khô lá quế/ Mùa lửa yêu tan rẫy có

nay/ Uống mưa đêm nay/ Tan vào mưa đêm nay/ Giọt mềm. Run rẩy (Ranh giới), Đê sinh ra từ làn mưa bụi/ Hôn lên tóc mây khi con về nhà (Me kể con nghe), Mưa xuân/ Câu thường của con trai Mường Vang/ vọng sang vườn đào Mường Động (Mưa xuân), Cơn mưa đầu mùa chiều nay/ Nối mạng ngân ngang mười bảy (Mười bảy) … Mỗi hình ảnh dù giản dị, mộc mạc nhưng đều mang những nét riêng của miền núi, ghi lại dấu được sự gắn bó của nhà thơ với quê hương xứ Mường và cuộc sống của con người nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi thị tuyết mai (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)