Ngôn ngữ thơ mộc mạc, hồn nhiên, giàu hình ảnh mang màu sắc ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi thị tuyết mai (Trang 81 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, hồn nhiên, giàu hình ảnh mang màu sắc ngôn

ngữ dân gian dân tộc Mường

Cách đây hơn chục năm Bùi Thị Tuyết Mai nổi lên như một hiện tượng. Chị đã chinh phục độc giả bằng một giọng thơ trong trẻo, mới lạ, hồn nhiên, giàu hình ảnh, trữ tình, mềm mại, mang đậm bản sắc văn hóa Mường. Có lẽ, trong bối cảnh đời sống văn hóa, tinh thần như hiện nay và giọng điệu của thơ ca không ngừng biến đổi, để giữ được tinh thần đó trong sáng tác một cách tự nhiên thật là không dễ. Nhờ vào vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mà chị có đủ chất liệu để viết giống như người phụ nữ Mường gom đủ bông để dệt nên những tấm vải như ý. Để có thể truyền tải các chính xác các ý tưởng, thông điệp của mình, Bùi Thị Tuyết Mai đã sáng tác bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, sau đó dịch ra tiếng việt. Chúng ta đọc thơ của chị thấy các sự vật hiện tượng mà chị nhắc đến trong thơ không hề mới, nhưng nó được thể hiện bằng cách nhìn rất riêng dưới con mắt

của chị. Chi đã biết vận dụng thế mạnh của tiếng Việt khi chuyển từ tiếng Mường sang nhằm giúp người đọc thấy được ý tưởng của tác giả một cách dễ dàng. Có lẽ đối với tất cả những ai làm thơ và yêu thơ thì thơ là một cách thể hiện cái đẹp của ngôn từ. Trong ngôn ngữ của một dân tộc thì ngôn ngữ thơ là biểu hiện của vẻ đẹp đáng trân trọng nhất. Và điều làm nên nét độc đáo trong thơ của Bùi Thị Tuyết Mai chính là ngôn ngữ trong thơ chị thứ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên như cách nói hàng ngày của người miền núi nhưng cũng đủ vẻ trong sang, giàu sức tả, sức gợi. Thơ chị dễ tạo ấn tượng cho người đọc. Đó là cái duyên của một người phụ nữ Mường đa tình, mãnh liệt mà lại rất tinh tế: Ta hát gọi em cỏ non đất Mường nồng nàn đêm ngủ/ Ta là kẻ chăn bò khao khát em/ Những chú bê non cạp lưỡi hồng hồng mềm mềm hôn đám cỏ/ Rặng núi xanh xanh/ Dặt dìu điệu khèn uốn mình quanh suối nhỏ (Bài hát người chăn bò)...

Chị đã nói về mình thật giản dị, chân chất mà vẫn luôn nao lòng người với hình ảnh “chanh non”: Con đến với phố phường bằng mùi vị chanh non/ Mang giấc mơ hương cốm ra khơi xa/ Nếm ngọt mía vào thu, rượu môi sang rét

Và mỉm cười với những vệt chân chim (Tạm biệt Mẹ yêu)…

Trong kho tàng văn nghệ dân gian người Mường khá phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm..., bên cạnh đó là những bài hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố...Trong thơ Bùi Tuyết Mai chúng ta thấy có bóng dáng, hơi thở của văn hóa dân gian, của cuộc sống bình dị nơi mường động. Với Bùi Thị Tuyết Mai, chị như người kể chuyện nhẹ nhàng có một giọng kể rất duyên về những phong tục, tập quán, đời sống xứ Mường: Rượu gởi giúp từ trăng lá lúa đến/ thuở trăng quả thị bay lên làm ngọn quế đỉnh Mường/ Rủ lòng thương mà đậu bồng bềnh ví đúm/ Đem lòng quý mà ngọt khúc đang thường(Lời rượu); Trồng từ khe suối con gà không đi qua/ Cấy từ góc nà con vit không bơi lạ (Mời rau)…

Chúng ta còn bắt gặp màu sắc ngôn ngữ dân gian Mường trong thơ chị qua lời ru của những người phụ nữ Mường: Ngủ đi cái khăn bịt trốc/ Cho bông gạo

xanh/ Ngủ đi cái klôốc wặl/ Tểnh khăn/ Áo pắn/ Cho dế cây ngắn đời người dài

(Ru con); Ú ủ la hay/ Ngủ đi con ơi/ Ú ủ la hay/ Ngủ đi cho ngày lui tháng tới/

Ngủ đi (Chú răng sữa)…

Ngôn ngũ thơ đậm màu sắc Mường còn thể hiện ở những hình tượng cụ thể, qua những câu thơ mang dáng dấp của những câu chuyện sử thi:

-Đi qua rừng bạc bạc Đi qua biển xa xa Nhớ giữ lời cho ấm Nhớ giữ bước cho êm

(Trong đám cưới) -Đây sừng rượu con ong

qua suối vén váy khẻ Đây sừng rượu con nai lên núi bước nhè nhẹ

(Rượu rót lúc đưadâu) -Muốn nhìn mặt nhau cách trở âm dương Mượn lời gió tâm tình cho bõ

Mượn lời mây soi bóng nhau cho rõ Mượn lời tình lọ cọ quên nỗi đau xưa

(Lời tình lọ cọ)

Ngôn ngữ thơ đậm chất Mường của chị còn được thể hiện ở việc chị mô tả tính cách, bản chất của con người xứ Mường. Trong bài thơ Người Mường

chị chỉ viết vỏn vẹn có hai câu: Ăn cốt tươi/ Chơi cốt thật- Khi nói đến các nét đặc trưng về văn hóa, con người Mường, hẳn ai cũng nhớ tới câu: “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ăn cốt tươi, chơi cốt thật” ... qua thơ Bùi Thị Tuyết Mai, người ta dễ hình dung cuộc sống bình dị của những người con hiền hậu và yêu lao động, yêu hòa bình này. Có lẽ không phải là ngẫu nhiên khi trong các trường ca của người Tây Nguyên như các khan Đam Sam, Xing Nhã, Đam Di.... mô tả

những trận đánh nhau liên miên giữa bộ lạc này với bộ lạc khác để cướp vợ, cướp đất, mở rộng bờ cõi, khiến các nhân vật anh hùng người Ê đê này có vẻ mạnh mẽ dữ dằn, thì suốt trường ca Đẻ đất Đẻ Nước của người Mường chỉ xuất hiện một lần đánh nhau giữa vua Dịt Dàng và vua Thiên Bướm Lạc, ngoài ra họ cần mẫn lao động để đẻ Đất, đẻ Nước, đẻ Mường, đẻ Người, đẻ trâu, đẻ gà, đẻ rượu cần, đẻ trống đồng: Mường ta/ Nơi Đẻ Đất Đẻ Nước/ Đẻ ba tầng bốn thế giới/ Hoa chuối đỏ như người già hát dạy cháu con/ Nó bện nước sơn ý người chắc cột/ Khói cũng nhuộm nên tình nên nghĩa/ Nhịp chày khuya nên nhịp trống đồng (Câu hát Mường)…

Người Mường có cuộc sống tinh thần hồn nhiên phóng khoáng, tình cảm thật thà, chất phác rất yêu sự bình yên, rát mến khách Họ luôn mở rộng tấm lòng, tình cảm để mời gọi khách phương xa về với Mường, với Động: Mời anh về với hội Mường/ Xa về để gần/ Để thương/ Để nhớ/ Chung chum rượu thơm/ Chung niêu cơm mới/ Cùng gái trai đến hội Xéc pùa (Mời anh).

Có thể thấy, thơ Bùi Thị Tuyết Mai mang đậm tinh thần văn hóa Mường. Chị quan niệm “Trong cuộc đời này mọi cái đều làm được nhờ có văn hóa”. Và có lẽ tinh thần văn hóa độc đáo đó đã thấm nhuần vào tâm hồn máu thịt chị làm nên sự độc đáo trong thơ chị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi thị tuyết mai (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)