Giọng điệu thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi thị tuyết mai (Trang 89 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Giọng điệu thơ

Trong văn chương nghệ thuật, giọng điệu giữ vai trò trọng yếu, in đậm dấu ấn sáng tạo của nhà thơ. Không có giọng điệu, coi như nhà văn không có phong

cách, không thể hiện được cách nhìn nhận của riêng cá nhân đối với cuộc sống. Dưới góc nhìn của lí luận văn học, giọng điệu được được hiểu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hình tượng được miêu tả. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả. Vì vậy giọng điệu không chỉ có vai trò tạo nên phong cách của nhà thơ mà còn có tác dụng truyền cảm xúc cho người đọc. Giọng điệu trong tác phẩm văn học thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn điệu.

Thơ trữ tình bản thân nó đã rất khác với các thể loại văn học khác, nó như là một bản tự thuật tâm trạng. Trong thơ thể hiện những mảnh tâm trạng điển hình, những lát cắt của cảm xúc mãnh liệt. Bởi vậy, ngoài âm và nghĩa ra còn có giọng. Giọng thơ ít nhiều thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả. Trong thơ nữ Việt Nam, ta thấy có vô vàn những giọng thơ khác nhau như: Giọng hồn nhiên mà sâu lắng của Lâm Thị Mĩ Dạ; Giọng nồng nàn, say đắm ở Xuân Quỳnh; Giọng chính luận, trữ tình trong thơ của Ý Nhi; Giọng cay đắng có phần xót xa của Đoàn Thị Lam Luyến... và Bùi Thị Tuyết Mai thì sở hữu giọng điệu trữ tình, hồn nhiên, nồng nàn, sâu lắng đôi khi có tính suy tư, triết lí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi thị tuyết mai (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)