Quản lý sức khỏe tại cộng đồng là một biện pháp tốt nhất, tiên tiến nhất của ngành y tế vì nó toàn diện, có hệ thống và có tổ chức chặt chẽ, có tính chất khoa học nhằm nâng cao CSSKBĐ cho người dân [4]. Đã có một số nghiên cứu về giảng dạy tại cộng đồng. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Yên (2005) về “Giảng dạy thực tập tại cộng đồng của trường Trung cấp Y Phú Thọ” cho kết quả; hàng năm nhà trường tổ chức cho học sinh điều dưỡng năm thứ hai thực hành cộng đồng trong 2 tuần tại 6 TYT tại 6 xã điểm. Mỗi xã TTCĐ có từ 10 – 12 học sinh. Giảng viên hướng dẫn là giảng viên các bộ môn y tế cộng đồng, điều dưỡng, lâm sàng tham gia giảng dạy thực địa đã được tập huấn về giảng dạy thực địa. Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm là CBYT thuộc TYT xã cũng đã được tập huấn. Các phương pháp giảng dạy thực địa chủ yếu là dựa trên vấn đề, nghiên cứu tình huống, nghiên cứu từng
ca, đóng vai. Nội dung thực hành là cho học sinh tiếp xúc với người dân, rèn kỹ năng được học tập tạị trường và vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào thực tế CSSKCĐ và người bệnh đến khám chữa bệnh tại TYT [29].
Đánh giá kết quả học phần thực hành cộng đồng cho thấy; hầu hết học sinh đều cho là nội dung thực hành cộng đồng đều phù hợp là 95,5%; học tập tại cộng đồng rất bổ ích cho học sinh là 90,9%; có sự hỗ trợ cộng đồng chiếm 81,8%; học sinh có đủ tài liệu học tập chiếm 90,9%; lượng giá chủ yếu chấm bản thu hoạch đạt 100% và dựa vào chỉ tiêu tay nghề của học sinh để cho điểm đạt 90,9% [29]. Học tập tại cộng đồng rất bổ ích cho học sinh là 90,9% và được sự hỗ trợ cộng đồng là 81,8%. Sinh viên có đủ tài lịệu học tập tạị cộng đồng bổ ích cho học sinh là 90,9%. Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho học tập tại các TYT phục vụ cho học tập chưa đầy đủ còn thiếu thốn đạt 65,0%. Phương tiện đưa đón học sinh đi lại của học sinh chưa được quan tâm nhiều sinh viên còn tự túc phương tiện đạt 45,5%. Học tại cộng đồng giúp sinh viên biết cách tư vấn cho người nhà, người bệnh đến khám bệnh tại trạm là 95,5%; học tập tại cộng đồng giúp ích nhiều cho học sinh là 95,5%; hiểu được chức năng, nhiệm vụ, hoạt động cuả một TYT là 90,9%; biết LKH chăm sóc bệnh nhân tại trạm và hộ gia đình đạt 90,9% [29].
Về hoạt động giảng dạy của giảng viên thì kết quả nghiên cứu cho thấy: thời gian thực tập 2 tuần để giảng viên hướng dẫn học sinh tại cộng đồng như vậy là ngắn cho chiếm 50,0% và trong quá trình giảng dạy khi tiếp xúc với cộng đồng vẫn còn những khó khăn chiếm 50,0% [29].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2006) về “Học thực địa của sinh viên năm thứ năm tại Trường đại học Y khoa Thái Nguyên” cho thấy: Thực trạng học tập của sinh viên Y5 – Trường đại học Y – Dược Thái Nguyên tương đối tốt. Từ các khâu chuẩn bị tại trường và tại cộng đồng, việc học tập tại cộng đồng… đều có kế hoạch cụ thể và được thực hiện đầy đủ.
Sau đợt học thưc địa sinh viên không những củng cố được kiến thức về chuyên môn mà còn mở rộng kiến thức về xã hội [11]. Kết quả nghiên cứu cho thấy; 92,08% sinh viên cho rằng nội dung tập huấn phù hợp với học thực địa; 92,08% cho rằng nội dung tài liệu phù hợp với học thực địa; 89,1% ý kiến chỉ ra rằng tài liệu học tập dễ hiểu; 11,88% sinh viên cho rằng cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nơi thực địa là đầy đủ, đảm bảo; 66,83% sinh viên cho rằng phương tiện giảng dạy hiện có tại thực địa là thích hợp; 59,90% sinh viên cho rằng thời gian học tập thực địa 4 tuần là phù hợp; 61,88% sinh viên cho rằng học tập thực địa đã hoàn toàn là bài học thực hành; 95,55% sinh viên có ý kiến cho rằng học thực địa rất bổ ích cho sinh viên; 94,55% sinh viên được người dân ủng hộ việc học thực địa; 90,10 % sinh viên nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng; 41,09% sinh viên không khó khăn khi học thực địa [11].
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Mạnh và cs (2011) về “Đánh giá thực trạng học tích cực tại thực địa của sinh viên y khoa trường Đại học Y Dược Thái Nguyên”, cho kết quả: Trong quá trình học thực địa, khoảng 20 – 22% sinh viên thường xuyên hoặc rất thường xuyên thảo luận với lãnh đạo cộng đồng để xác định và LKH giải quyết vấn đề sức khỏe. Tần suất trao đổi giữa giảng viên với sinh viên ở mức độ thường xuyên và thỉnh thoảng là chủ yếu 60 – 70%. Tuy nhiên, khoảng 13 – 27% ý kiến cho sự phản hồi hiếm khi được làm và đặc biệt 5 – 12% cho rằng không bao giờ làm. Về cách tổ chức dạy/học, phần lớn 48,4% hài lòng và rất hài lòng. Về nội dung chương trình giảng dạy, 44,4% sinh viên hài lòng và 6,6% rất hài lòng. Tuy nhiên số lượng sinh viên không hài lòng về nội dung giảng chiếm tỉ lệ đáng kể 22,4%. Về phương pháp giảng dạy, chỉ có 34.0% sinh viên hài lòng và 7,5% rất hài lòng. Mức độ hài lòng của sinh viên về chương trình học tập tại thực địa được chia làm 3 mức: cao, trung bình và thấp. Kết quả nghiên cứu thấy số sinh viên hài lòng ở mức cao còn thấp 20,9%; phần lớn sinh viên hài lòng ở mức trung bình
54,9%; đặc biệt có tới 20,9% hài lòng ở mức thấp [19].
Từ khi chuyển sang đào tạo theo hệ tín chỉ, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã đổi mới đào tạo học phần Thực hành cộng đồng I. Nghiên cứu của Đoàn Văn Thương và cs (2012) về “Phản hồi của sinh viên đối với hoạt động dạy/học học phần thực hành cộng đồng I theo phương pháp mới của khoa y tế công cộng” cho kết quả: Khi thực hiện phương pháp mới thì tỉ lệ sinh viên đánh giá về thời gian tập huấn đảm bảo chất lượng rất cao là 94,5% và phù hợp là 97,5%. Tuy nhiên có 27,0% sinh viên cho rằng chỉ tiêu học tập tại huyện là nhiều/quá nhiều so với thời gian học. Phần lớn 73,2% sinh viên thực hiện học tập theo đúng kế hoạch, tỉ lệ ỷ lại của sinh viên trong hoạt động học tập tại cộng đồng chiếm 15,8%. Tỉ lệ sinh viên cho rằng gặp khó khăn về phương tiện đi lại và nơi ăn ở bất tiện chiếm 45,0% và 37,0%. Tỉ lệ sinh viên có phản hồi thời điểm giảng viên xuống giảng dạy là phù hợp chiếm rất cao 94,8%. Có 15,3 % sinh viên phản hồi là phương pháp giảng dạy của giảng viên kiêm nhiệm chưa phù hợp. Hầu hết 98,3% sinh viên cho rằng hình thức lượng giá mới phản ánh đúng khả năng của sinh viên. Tỉ lệ sinh viên hài lòng với kết quả học tập chiếm 78%; Khi xuống cộng đồng thực tập sinh viên đã nhận được sự hỗ trợ rất cao của cộng đồng [20].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hà, Nguyễn Quang Mạnh (2010), “Phát triển công cụ đo lường thái độ sinh viên hướng đến sống và làm việc ở khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa”,cho kết quả: đặc điểm chung của sinh viên tuổi 23 và 24 chiếm phần lớn 47,0% và 30,6% theo thứ tự; thấp nhất là 22 tuổi 3%; cao nhất là 28 tuổi 0,4%; tuổi trung bình là 23,78%. Tỉ lệ nam và nữ tương đương 49,6% và 50,4%. Dân tộc Kinh chiếm đa số 77.6%; nhóm dân tộc thiểu số cũng chiếm tỉ lệ đáng kể chiếm 22.4%. Phần lớn sinh viên đến từ khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa 72.0%. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đa phần sinh viên không có nguyện vọng làm việc tại y tế cơ sở chiếm
80.6%. Phân tích nhân tố khám phá (Scree plot) đã chỉ ra thái độ sinh viên hướng đến sống và làm việc ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa phụ thuộc ba yếu tố: (i) yếu tố thuộc cộng đồng và xã hội; (ii) yếu tố thuộc cá nhân và gia đình; và (iv) yếu tố thuộc nghề nghiệp [14].