Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường cao đẳng y tế thái nguyên​ (Trang 71 - 82)

Nguyên tháng 6/2016 đến tháng 3/2017

4.1.1. Đặc điểm chung của sinh viên tham gia nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ nữ sinh viên tham gia nghiên cứu vượt trội hơn hẳn nam sinh viên chiếm 81,2%. Có kết quả này theo chúng tôi có thể lý giải vì trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đào tạo mã ngành điều dưỡng là chủ đạo,và tỉ lệ sinh viên nữ theo học mã ngành điều dưỡng chiếm tỉ lệ rất cao. Tỉ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu là người dân tộc Kinh là 59,2%, dân tộc Tày là 17,8%, dân tộc Nùng là 9,8% và 13,2% là một số dân

tộc khác như (Mông, Dao, Thái..). So với nghiên cứu của Nguyễn Quang Mạnh (2011), tỉ lệ nam và nữ tương đương 49.6% và 50.4%. Dân tộc Kinh chiếm đa số 77.6%, tuy nhiên dân tộc thiểu số cũng chiếm tỉ lệ đáng kể 22.4%. Phần lớn sinh viên đến từ khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa (72.0%) [29]. Vậy không có sự tương đồng giữa 2 nghiên cứu trên về cả giới tính và dân tộc tham gia nghiên cứu. Có sự khác biệt này theo chúng tôi là do nghiên cứu của Nguyễn Quang Mạnh tiến hành tại địa điểm và đối tượng khác so với nghiên cứu của chúng tôi.

4.1.2. Thực trạng dạy học phần thực tập cộng đồng tại thực địa cho sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ sinh viên cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên dễ hiểu, tạo hứng thú là 89,2%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2006) chỉ đạt với 78,71% sinh viên cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên áp dụng tại cộng đồng là phù hợp, dễ hiểu và tạo hứng thú cho người học [10]. Ngoài ra, có 94,0% sinh viên đánh giá giảng viên có chú trọng phát triển kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tỉ lệ giảng viên có liên hệ thực tế với bài học là 96,8%. Việc áp dụng những bài lý thuyết đơn thuần sẽ không cuốn hút sinh viên thậm chí còn phản tác dụng khi giảng viên muốn giảng bài học nào đó. Sẽ hay hơn khi người hướng dẫn tại cộng đồng biết cách lồng ghép giữa lý thuyết và thực tế, đưa ra những ví dụ cụ thể sinh động để minh hoạ sinh viên sẽ hiểu bài hơn và thực sự cảm nhận được sự khác nhau giữa học tại trường và học tại cộng đồng. Một trong những yêu cầu quan trọng của giảng viên để đáp ứng việc phát triển khả năng tự học của sinh viên chính là việc giới thiệu tài liệu tham khảo. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỉ lệ giảng viên giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo phù hợp chiếm 89,0%. Đây là yếu tố thuận lợi để cho sinh viên tự học tập tại cộng đồng tuy nhiên cũng là cơ sở khuyến nghị cho các giảng viên bộ môn y học

cộng đồng tăng cường giới thiệu bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên vì thực tế ở cộng đồng có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra. Trong khi giảng viên thì ở xa, không thể hỗ trợ ngay lập tức. Do đó giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên là cần thiết. Đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên, nếu giảng viên càng đưa ra được nhiều điểm mới mẻ càng cuốn hút sinh viên. Để qua đợt thực địa này sự nỗ lực của bản thân, kiến thức các thầy cô hướng dẫn sinh viên nhận thức và hình dung được khuôn mặt đời thường của đối tượng và địa bàn mà họ sẽ làm việc khi trở thành người điều dưỡng, và theo trường Đại học Y Dược Huế muốn có được phương pháp giảng dạy tốt, sinh viên hiểu và yêu thích học tập thực địa thì họ cũng đặt ra điều quan trọng là CBYT cơ sở phải được tập huấn đầy đủ các kỹ năng, phương pháp giảng dạy, quản lý và đánh giá sinh viên [12].

Bảng 3.2 cho kết quả: tỉ lệ giảng viên tạo kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên thông qua việc giảng dạy bằng thảo luận nhóm là 96,5%. Hướng dẫn xác định nhu cầu sức khỏe và tình trạng sức khỏe là 95,5%. Hướng dẫn cách phân tích và xác định nhu cầu chăm sóc ưu tiên là 95,8%. Thảo luận nhóm là phương pháp giảng viên áp dụng nhiều nhất với 96,5% sinh viên cho rằng giảng viên tạo kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên, sau đó là lý thuyết đơn thuần, tham quan... Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2006) với 76,73% ý kiến sinh viên cho rằng giảng viên sử dụng biện pháp thảo luận nhóm tại cộng đồng [10]. Việc giảng viên cho sinh viên thảo luận nhóm được sinh viên chấp nhận cao trong buổi thảo luận nhóm mọi vấn đề có thể đưa ra phân tích, tìm hiểu cặn kẽ. Mỗi sinh viên đều có thể đóng góp ý kiến theo suy nghĩ riêng không bị ai áp đặt. Buổi học không khô khan cứng nhắc mà rất thoải mái và bao giờ cũng đưa ra ý kiến thống nhất chung có thể áp dụng ngay được. Phương pháp học tập này giúp sinh viên mạnh dạn hơn, chủ động hơn, khuyến khích sự tư duy và ham học hỏi ở mỗi sinh viên.

Tỉ lệ giảng viên hướng dẫn cách xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu sức là 98,8%. Giảng viên viên hướng dẫn cách thức thu thập thông tin để tiến hành nghiên cứu là 96,2%. Giảng viên hướng dẫn xây dựng kế hoạch GDSK là 95,2%. Hướng dẫn TT-GDSK và cách phòng bệnh cho cá nhân, gia đình, cộng đồng là 95,3%; hướng dẫn cách đánh giá kết quả TT-GDSK là 97,7%. Như vậy, rõ ràng hầu hết giảng viên khi xuống giảng đã thực hiện tốt các nội dung dạy học học phần TTCĐ tại cộng đồng. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ giảng viên do thời lượng giảng dạy/giám sát tại cộng đồng còn ít nên không trao đổi/chia sẻ với sinh viên một vài hoạt động mà chuyển sang yêu cầu sinh viên tự làm việc theo nhóm, sau đó trao đổi với giảng viên kiêm nhiệm và sẽ quay lại hướng dẫn vào lần giám sát/giảng dạy tiếp theo.

Quá trình giám sát của giảng viên được sinh viên phản hồi đúng kế hoạch 97,5%. Số lần giảng viên xuống hợp lý đạt 59,0%. So với kết quả nghiên cứu của Đoàn Văn Thương và cs (2012) thấy, phần lớn sinh viên cho rằng tần suất và thời gian xuống giảng dạy của giảng viên như vậy là hợp lý (49% và 53,5%, theo thứ tự). Tỉ lệ sinh viên có phản hồi thời điểm giảng viên xuống giảng dạy là phù hợp chiếm rất cao 94,8% [19]. Vậy tỉ lệ giảng viên xuống cộng đồng với thời lượng giảng dạy phù hợp thấp hơn với chỉ có 75,5%. Thực tế, sinh viên học tập theo nhóm tại cộng đồng theo kế hoạch. Các giảng viên có lịch giám sát việc học tập của sinh viên theo định mức giờ giảng (1 lần/tuần). Do các giảng viên không xuất hiện thường xuyên tại cộng đồng đã nảy sinh tình trạng một vài sinh viên bỏ học và hiện tượng sinh viên ỷ lại hay làm việc không theo kế hoạch đề ra. Để khắc phục tình trạng này, bộ môn Y học cộng đồng đã cử các thầy (cô) xuống giám sát quá trình dạy/học của sinh viên không theo lịch định kỳ và các giảng viên luôn cố gắng động viên sinh viên chủ động tham gia học tập. Tỉ lệ giảng viên hỗ trợ sinh viên kết nối cộng đồng đạt 94,6%. So sánh với kết quả nghiên cứu của Đoàn Văn

Thương và cs (2012): tỉ lệ sinh viên khi xuống cộng đồng thực tập sinh viên đã nhận được sự hỗ trợ rất cao của cộng đồng, trong đó hỗ trợ về nơi ở và phương tiện sinh hoạt đạt 90,5% và 91,0%, tỉ lệ sinh viên được cung cấp thông tin lên đến 93,8% [19].

Đánh giá chung cho thấy: hoạt động giảng dạy học phần TTCĐ đã được chuẩn bị tốt, nội dung và phương pháp giảng dạy thực tế, phù hợp. Giảng viên đã được tập huấn trước khi đi giảng dạy; nhưng một số giảng viên còn thiếu kinh nghiệm, một số giảng viên chưa dành nhiều thời gian trong khi đi hướng dẫn sinh viên thực tập tại cộng đồng dẫn đến một số chỉ tiêu giúp đánh giá hoạt động dạy tốt chưa đạt 100,0%. Hoạt động giảng dạy tại cộng đồng giúp giảng viên cập nhật kiến thức thực tế, đây chính là lợi thế để khuyến khích giảng viên nhiệt tình hướng dẫn sinh viên tại cộng đồng.

4.1.3. Thực trạng học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Thực tế là trước khi về với cộng đồng hầu hết sinh viên đều rất hồi hộp, rất háo hức vì không biết nơi mình đến sẽ thế nào? Mình có được người dân ủng hộ hay không và có đa số sinh viên cho đó là một cuộc đi chơi, học chỉ là phụ. Nhưng khi về với cộng đồng mỗi sinh viên lại ý thức được rằng cộng đồng thực sự là nơi để học tập và làm việc. Cộng đồng rất cần tới sinh viên, tại đây không những củng cố kiến thức về chuyên môn, những kiến thức học tập và tích luỹ ở trường được áp dụng vào thực tế cộng đồng mà còn mở rộng thêm kiến thức về xã hội. Tuy bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, song tất cả đều là những bài học quý báu trong hành trang của mỗi điều dưỡng tương lai sau này khi ra công tác. Mỗi sinh viên đều thấy mình chững chạc và tự tin hơn rất nhiều. Nghiên cứu về đào tạo thông qua chăm sóc tại hộ gia đình cho sinh viên điều dưỡng (thực hành chăm sóc tại cộng đồng) và điều dưỡng viên của Sakuyama T. và cs (2004) cho kết quả rất rõ rệt về lợi ích của

hoạt động đào tạo này. Có tới 95,1% sinh viên và 97,8% của các điều dưỡng viên đến thăm hộ gia đình đồng ý rằng chương trình này rất có ý nghĩa và cần phải được tiếp tục. Tỉ lệ sinh viên cho rằng chương trình đào tạo tại cộng đồng là phù hợp chiếm 70,0% và tỉ lệ điều dưỡng viên đánh giá nội dung chương trình phù hợp chiếm 48,0%. Đánh giá về thời gian đào tạo tại cộng đồng; 80% sinh viên và 87% y tá đến thăm hộ gia đình đồng ý thời gian đào tạo là phù hợp. Cả hai sinh viên và điều dưỡng viên đến thăm hộ gia đình là đều đánh giá việc chăm sóc tại nhà là quan trọng và là một phương pháp tốt, hiệu quả để giáo dục sinh viên trong hoạt động học tập [51].

Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ sinh viên thực hiện học tập đầy đủ theo kế hoạch nhà trường đạt 95,0%. Xác định nhu cầu sức khỏe và tình trạng sức khỏe 96,8%. Thực hành chẩn đoán động đồng đạt 97,5%. Thu thập và phân tích về nhu cầu hiểu biết của cá nhân, gia đình và cộng đồng là 95,5%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Đức Yên (2005) với tỉ lệ 86,4% sinh viên thực hiện LKH giải quyết vấn đề sức khỏe, 90,9% thực hiện các can thiệp điều dưỡng tại TYT và hộ gia đình, thực hiện TT-GDSK là 68,2% [29]. Có sự khác biệt này theo chúng tôi là do sự khác biệt về thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sinh viên CĐĐDĐK thực hiện hoạt động học tại cộng đồng là tốt với: tỉ lệ sinh viên ra quyết định về chăm sóc cho người bệnh đạt 84,8%. Thực hiện các can thiệp điều dưỡng là 90,2%. Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, GDSK đạt 94,8%. Tỉ lệ sinh viên tham gia LKH giải quyết vấn đề sức khỏe là 94,5%. Thực hiện TT-GDSK phù hợp, hiệu quả là 91,2%. Đánh giá kết quả TT-GDSK đạt 90,5%. Tỉ lệ sinh viên sử dụng phương pháp giao tiếp hiệu quả đạt 96,5%. Thực hiện chăm sóc bệnh nhân tại nhà và TYT đạt 82,2%. Hướng dẫn cho người người bệnh, người nhà người bệnh các phương pháp tự chăm sóc một

cách phù hợp 94,0%. Tỉ lệ sinh viên làm việc nhóm trong quá trình học tập tại cộng đồng chiếm 97,2%. Tỉ lệ sinh viên tham gia thực hiện các chương trình y tế là 97,2 %. Kết quả của chúng tôi cao với nghiên cứu của Nguyễn Quang Mạnh (2011), cho tỉ lệ sinh viên thường xuyên và rất thường xuyên làm việc nhóm là 73,1% [19]. Kết quả tham gia các chương trình y tế của chúng tôi cao hơn nghiên cứu Nguyễn Đức Yên (2005) với tỉ lệ là 77,0% [29].

Tất cả các nội dung học tập thực địa sinh học điều có khả năng thực hiện được. Nội dung khá phong phú đòi hỏi sinh viên phải quan sát thực hành và tư duy. Nếu thực hiện tốt đầy đủ các nội dung học tập, sinh viên có thể phát huy được năng lực học tập và giao tiếp của mình. Tuy nhiên còn có những sinh viên cách học tập còn đơn điệu, chỉ dựa vào lý thuyết và bệnh án hay chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ chứ không tự giác thăm khám, hỏi bệnh, tìm hiểu tình hình cụ thể ở bệnh nhân. Chỉ học theo bài giảng cho xong vì lười biếng... Tuy nhiên số này là ít nhưng cũng vì những cá nhân ít ỏi này cũng có thể làm ảnh hưởng tới cả nhóm thực địa. Do vậy việc kiểm tra, giám sát, đánh giá ngay trong quá trình học tập là một biện pháp thúc đẩy sinh viên học tập tốt hơn, nhằm đạt được kết quả học tập tốt. Từ đây việc giảm bớt nội dung mang tính lý thuyết, tăng yêu cầu về phần thực hành, đánh giá khả năng giao tiếp của sinh viên, CBYT địa phương khuyến khích động viên sinh viên làm thực tế... là việc cần thiết góp phần vào kết quả học tập của sinh viên. Nâng cao được hiệu quả của học tập thực địa với mục tiêu người thầy thuốc “vừa hồng vừa chuyên”, miệng nói tay làm, mà làm tốt.

Giảng viên hỗ trợ sinh viên kết nối cộng đồng đạt 94,6%. Cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đoàn Văn Thương và cs (2012). Tỉ lệ sinh viên khi xuống cộng đồng thực tập sinh viên đã nhận được sự hỗ trợ rất cao của cộng đồng, trong đó hỗ trợ về nơi ở và phương tiện sinh hoạt đạt 90,5% và 91,0%, tỉ lệ sinh viên được cung cấp thông tin lên đến 93,8% [19]. Và so với kết quả

của Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2006) với kết quả đa số sinh viên học thực địa nhận được sự ủng hộ của người dân (92,1%). Tại TYT xã bệnh nhân tới khám và nhân dân rất ủng hộ sinh viên về xã. Các cán bộ địa phương và CBYT nơi thực địa nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập [10]. Thì tỉ lệ trong nghiên cứu còn tương đối thấp và có thể giải thích được là do tất cả các cơ sở TTCĐ của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên còn gần với trung tâm thành phố nên việc tiếp cập với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tương đối tốt nên vì vậy hạn chế đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. “Có ý kiến cho rằng có những TYT sinh viên đi thực địa nhiều lần, liên tục nên người dân nơi đây không hợp tác, nên khó khăn trong việc tiếp cận hộ gia đình, điều tra cộng đồng”. Phải chăng ở đây nhà trường có thể bố trí địa điểm thực địa ít lập lại. Việc cán bộ TYT hỗ trợ sinh viên kết nối với cộng đồng và giảng cho sinh viên thể hiện kết quả tốt về sự hợp tác của nhà trường và địa phương. Nghiên cứu của Loke J. C. và cs (2015) phát hiện thấy có sự giảm đáng kể về mặt mức độ chăm sóc của các sinh viên năm đầu đến năm cuối [45]. Nghiên cứu của Lekalakala-Mokgele E và cs (2015) cho kết quả: Sinh viên cảm thấy an toàn học tập khi họ được nhân viên y tế hỗ trợ. Họ cảm thấy một cảm giác thoải mái khi nhân viên tỏ ra quan tâm và hoan nghênh họ. Việc học bị cản trở khi học sinh gặp phải những lời bình luận rất dè dặt, bạo lực ngang gây cản trở việc học trong môi trường học tập lâm sàng và cộng đồng [42]. Trong quá trình học tập tại cộng đồng tỉ lệ sinh viên phản hồi về phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường cao đẳng y tế thái nguyên​ (Trang 71 - 82)