Hoạt động dạy/học tại cộng đồng dành cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhưng có thể gộp thành 04 nhóm yếu tố chính là: (1) yếu tố từ phía giảng viên; (2) yếu tố từ phía sinh viên; (3) yếu tố từ cơ sở thực địa và (4) yếu tố từ nhà trường. Các yếu tố từ phía nhà trường có thể kể đến như việc; sắp xếp giờ học, lịch học của từng lớp từng khóa...; chế độ chi trả cho giảng viên đi giảng dạy tại cộng đồng; mối quan hệ nhà trường với cơ sở thực địa; tài liệu học tập, quy chế thực hành tại cộng đồng cho sinh viên... các yếu tố về phía giảng viên bao gồm: trình độ chuyên môn của giảng viên; sự nhiệt tình của giảng viên; khối lượng lớp giảng viên được giao... yếu tố từ cơ sở thực địa như: chất lượng giảng viên kiêm nhiệm, khả năng cung cấp dịch vụ y tế của cơ sở thực địa cho người dân trong cộng đồng; điều kiện cơ sở vật chất cho học tập; trang thiết bị y tế tại cơ sở thực địa; tài liệu học tập/sách vở tại cơ sở thực địa.... các yếu tố về phía sinh viên bao gồm: nhận thức của sinh viên về vai trò môn học, khả năng chuyên cần của sinh viên, ý thức học tập của sinh viên, học lực của sinh viên, khả năng làm việc nhóm của sinh viên...
Nghiên cứu của Sakuyama T. và cs (2004) cho thấy một số yếu tố liên quan đến hoạt động dạy/học tại cộng đồng: (1) Các khóa đào tạo chăm sóc tại cộng đồng không được thực hiện đầy đủ/không được quan tâm đúng mức trong giáo dục y tế hiện nay bởi vì hầu hết các hoạt động đào tạo hiện nay tập trung vào tại bệnh viện. (2) Quá trình học chăm sóc tại cộng đồng của sinh viên bị ảnh hưởng bởi sự tiến triển của bệnh/bệnh nhân với thời gian thực tập
tại cộng đồng mà sinh viên có (ví dụ bệnh nhân tiến triển bệnh kéo dài mà trong khi đó thời gian thực tập tại cộng đồng có 02 tuần) [51].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Yên cho thấy các bất cập trong dạy và học tại cộng đồng, bao gồm: (1) bất cập trong khâu chuẩn bị: điều kiện cơ sở vật chất của các TYT – nơi thực hành cộng đồng còn thiếu thốn, gây nhiều khó khăn cho học sinh; học sinh thiếu tài liệu tập huấn cho học sinh. (2) bất cập trong khâu tổ chức giảng dạy thực hành; thời gian thực hành ngắn; việc rèn luyện kỹ năng của học sinh còn khó khăn, chưa đạt yêu cầu, chế độ giảng thực hành cộng đồng cho giảng viên còn thấp chưa khuyến khích được người dạy. (3) Bất cập trong khâu đánh giá kết quả thực hành; theo dõi giám sát chưa chặt chẽ. Đánh giá mới chỉ là dựa vào bản viết thu hoạch của học sinh chưa đi sâu vào đánh giá kỹ năng tay nghề. Giảng viên chưa thường xuyên đánh giá học sinh chủ yếu dựa vào cán bộ trạm [29].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2006) thì hoạt động học tập tại cộng đồng bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề bất cập ảnh hưởng như là việc tập huấn cho sinh viên trước khi đi cộng đồng còn ngắn; Không có phương tiện hỗ trợ của nhà trường từ huyện về xã và ngược lại. Khi học tại cộng đồng sinh viên gặp phải những khó khăn như nơi ở không bảo đảm cho sinh hoạt và học tập. CBYT cơ sở chưa có kinh nghiệm giảng dạy, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, sinh viên áp dụng phương pháp học tập chưa phù hợp, khó khăn khi giao tiếp với cộng đồng…Ngoài ra thời gian kiểm tra, giám sát và hướng dẫn cho sinh viên của giảng viên nhà trường còn ít nên sinh viên chưa đạt được kết quả học tập cao [11].
Nghiên cứu của Mtshali N.G. (2009) cho thấy yếu tố liên quan đến hoạt động thực hiện đào tạo dựa vào cộng đồng cho sinh viên điều dưỡng là mối quan hệ đối tác/liên lạc thường xuyên giữa nhà trường/giảng viên với cơ sở thực địa/giảng viên kiêm nhiệm. Bên cạnh đó là vai trò và sự tham gia của
cộng đồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy/học tại cộng đồng cho sinh viên điều dưỡng [48]. Nghiên cứu cũng đã đề xuất việc thực hiện quan hệ đối tác bền vững hơn thông qua các mối quan hệ chặt chẽ và tương tác và nâng cao vai trò, sự tham gia của cộng đồng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo dựa vào cộng đồng cho sinh viên điều dưỡng [48].
Nghiên cứu của Takahashi S. và cs (2010), các sinh viên cho biết họ đã hiểu rõ hơn về vai trò của mình và của người khác và quan điểm toàn diện hơn về bệnh nhân và gia đình và chứng tỏ khả năng làm việc theo nhóm để tạo ra các kế hoạch chăm sóc hợp tác. Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi là một đội ngũ chuyên nghiệp hiện có mạnh mẽ, sự mua bán và hỗ trợ hành chính, sự tham gia của chuyên gia y tá lâm sàng phù hợp và sinh viên nhiệt tình. Thách thức cho hoạt động học tập của sinh viên y khoa bao gồm hậu cần, thời gian đi lâm sàng thường xuyên của sinh viên, thời gian cần thiết của nhân viên để LKH và thực hiện chương trình, và khó khăn trong việc đánh giá tác động đối với chăm sóc bệnh nhân [53].
Nghiên cứu của Ildarabadi E. và cs (2013) về nền tảng lý thuyết áp dụng trong quá trình đào tạo điều dưỡng cộng đồng cho thấy các yếu tố có liên quan đến hoạt động đào tạo bao gồm; quan điểm của sinh viên đối với vai trò của các điều dưỡng viên trong CSSKCĐ, thái độ của sinh viên đối với khóa học, định hướng y tế của mối sinh viên, kỹ năng điều kiện tiên quyết/kiến thức của sinh viên, quản lý của nhà trường/cơ sở thực địa kém, hoạt động di chuyển tại cộng đồng của sinh viên, số lượng chỉ tiêu/hoạt động của sinh viên tại cộng đồng, trách nhiệm của sinh viên tại cộng đồng [37]. Nghiên cứu cũng đề xuất việc cần thiết phải loại bỏ những rào cản đối với việc học tập điều dưỡng cộng đồng, xác định rõ hơn vai trò của sinh viên và tạo điều kiện hơn để thúc đẩy sức khỏe cộng đồng [37].
Nghiên cứu của Lekalakala-Mokgele E. và cs (2015) cho kết quả: Sinh viên cảm thấy an toàn học tập khi họ được nhân viên y tế hỗ trợ. Họ cảm thấy một cảm giác thoải mái khi nhân viên tỏ ra quan tâm và hoan nghênh họ. Việc học bị cản trở khi học sinh gặp phải những lời bình luận rất dè dặt, bạo lực gây cản trở việc học trong môi trường học tập lâm sàng và cộng đồng [42]. Nghiên cứu Roberts C. và cs(2015)thấysinh viên nên sử dụng lý thuyết một cách hợp lý và nhất quán và cho rằng nhận dạng nghề nghiệp và các khung văn hoá xã hội cung cấp những con đường đầy hứa hẹn cho việc thúc đẩy sự hiểu biết về học tập của học sinh và phát triển nhận dạng chuyên nghiệp trong môi trường làm việc chuyên nghiệp [50].
Nghiên cứu của Khan M. K. và cs (2017): Giảng dạy là một hoạt động phức tạp và đòi hỏi phải nắm vững nội dung, kiểm soát lớp học, kỹ thuật tổ chức và kỹ năng giảng dạy. Sự chủ động liên tục của giảng viên trong việc học hỏi, thu nhận kỹ năng và sàng lọc để thực hành là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Đánh giá việc giảng dạy là rất quan trọng trong quá trình dạy và học [41]. Nghiên cứu của Sara Donetto và cs (2017); nghiên cứu định tính về vai trò của không gian và nơi để tạo ra “cộng đồng học tập”, nhằm đáp ứng với việc mở rộng nguồn nhân lực theo chính sách theo định hướng của Anh. Có các ảnh hưởng có thể có của không gian đối với kinh nghiệm học tập của sinh viên và khách tham quan sức khoẻ vừa mới đủ điều kiện và về mối quan hệ đội một cách rộng rãi hơn [35].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa (CĐĐDĐK), Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.
- Đại diện phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
- Giảng viên bộ môn Y học cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên - Giảng viên kiêm nhiệm (cán bộ TYT cơ sở)
- Người bệnh, người dân tại cộng đồng
* Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Sinh viên CĐĐDĐK đã học hoàn thành học phần TTCĐ sau 01 tuần. + Giảng viên bộ môn Y học cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã tham gia giảng dạy học phần TTCĐ.
+ Giảng viên kiêm nhiệm (cán bộ TYT cơ sở) trực tiếp quản lý/giảng dạy sinh viên trong quá trình thực tập tại cộng đồng.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 05/2016 – 05/2017.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
+ Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.
+ TYT cơ sở học thực hành của sinh viên CĐĐDĐK trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
2.3.2.1. Cỡ mẫu định lượng
* Cỡ mẫu cho đối tượng nghiên cứu là sinh viên
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo nghiên cứu mô tả [15], [43]
2 2 ) 1 ( . 2 d q p Z n Trong đó:
n: Là cỡ mẫu nghiên cứu
α: Mức ý nghĩa thống kê; với α = 0,05 thì hệ số Z1-α/2 = 1,96 với độ tin cậy 95%
p: Lấy p = 0,49 (Nghiên cứu của Nguyễn Quang Mạnh và cs năm 2011: 49,0% sinh viên không hài lòng về nội dung giảng dạy tại cộng đồng)
q: q = 1– p = 1 – 0,49 = 0,51
d: Độ sai lệch mong muốn giữa tỉ lệ thu được từ mẫu và tỉ lệ thực của quần thể chọn d = 1/10p; p = 0,049
Thay số n = 400, lấy n = 400; vậy cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 400 sinh viên.
2.3.2.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính
Thực hiện 03 cuộc thảo luận nhóm (01 cuộc thảo luận nhóm với nhóm sinh viên có thành tích điểm học tập kết quả cao; 01 cuộc thảo luận nhóm có thành tích điểm học tập thấp và 01 cuộc thảo luận nhóm với tất cả giảng viên (07 giảng viên) tham gia giảng học phần TTCĐ).
Thực hiện 04 cuộc phỏng vấn sâu (01 với đại diện phòng đào tạo; 01 với giảng viên nhà trường tham gia giảng dạy học phần TTCĐ cộng đồng; 02 với giảng viên kiêm nhiệm).
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
2.3.3.1. Chọn mẫu định lượng
- Chọn sinh viên CĐĐDĐK: Trong thời gian làm nghiên cứu, chọn sinh viên cao đẳng điều đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên là sinh viên vừa kết thúc học tập học phần TTCĐ. Tiến hành chọn ngẫu nhiên sinh viên theo phương pháp chọn mẫu hệ thống:
+ Lấy danh sách sinh viên CĐĐDĐK khóa 8, 9 từ danh sách sinh viên của phòng đào tạo.
+ Chọn sinh viên tham gia nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu hệ thống: Chọn 400 sinh viên từ 910 sinh viên CĐĐDĐK khóa 8, 9 trong năm học 2016 – 2017.
Chọn 200 sinh viên từ 520 sinh viên cao đẳng khóa 8: k = 520/200 = 2,6. Vậy lấy k = 2 dựa trên danh sách sinh viên chọn ra 200 sinh viên với hệ số k = 2 tham gia nghiên cứu. Tương tự, chọn 200 sinh viên từ 390 sinh viên cao đẳng điều dưỡng khóa 9: k = 390/200 = 2.45 lấy k = 2 dựa trên danh sách sinh viên chọn ra 200 sinh viên với hệ số k = 2 tham gia nghiên cứu.
2.3.3.2. Chọn mẫu định tính
Chọn giảng viên nhà trường/giảng viên cơ hữu tham gia thảo luận nhóm: Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện; chọn chủ đích toàn bộ giảng viên nhà trường tham gia giảng dạy học phần TTCĐ (07 giảng viên bộ môn Y học cộng đồng Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên).
Chọn giảng viên kiêm nhiệm: chọn ngẫu nhiên 02 giảng viên kiêm nhiệm từ 14 CBYT/giảng viên kiêm nhiệm thuộc 14 TYT là cơ sở thực địa của Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
Phỏng vấn cán bộ phòng đào tạo: Chọn chủ đích cán bộ đại diện phòng đào tạo – cán bộ trực tiếp phụ trách, quản lý hoạt động đào tạo tại cộng đồng.
Phỏng vấn sâu 01 giảng viên: Chọn chủ đích 01 giảng viên phụ trách bộ môn Y học cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.
Chọn sinh viên tham gia thảo luận nhóm: Chọn chủ đích 02 nhóm sinh viên đã hoàn thành học học phần TTCĐ với 01 nhóm có kết quả học tập cao và 01 nhóm có kết quả học tập trung bình (mỗi nhóm 10 sinh viên).
2.4. Chỉ số nghiên cứu
* Đặc điểm chung của sinh viên tham gia nghiên cứu
- Đặc điểm giới tính và dân tộc của đối tượng nghiên cứu.
* Thực trạng dạy học học phần thực tập cộng đồng
- Đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên từ phía sinh viên.
- Hoạt động giảng dạy và hướng dẫn xác định nhu cầu sức khỏe của giảng viên tại cộng đồng.
- Giảng viên hướng dẫn thu thập thông tin và giao tiếp với cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Hướng dẫn TT-GDSK cho sinh viên tại cộng đồng của giảng viên. - Hoạt động giám sát học phần TTCĐ của giảng viên.
- Nhận xét của giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm và sinh viên về thực trạng dạy học phần TTCĐ.
- Hoạt động học học phần TTCĐ của sinh viên CĐĐDĐK.
- Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng của sinh viên CĐĐDĐK.
- Đặc điểm hoạt động TT-GDSK tại cộng đồng.
- Hoạt động tư vấn cho người dân, gia đình và cộng đồng.
- Hoạt đông tham gia các chương trình y tế và phong trào văn hóa - xã hội tại địa phương của sinh viên CĐĐDĐK.
- Hoạt động của ban cán sự lớp và làm việc nhóm tại cộng đồng.
- Hỗ trợ học tại cộng đồng từ phía cơ sở dành cho sinh viên CĐĐDĐK (CBYT cơ sở, người bệnh, người dân).
- Đặc điểm hoạt động lượng giá học phần TTCĐ.
- Nhận xét kết quả học tập học phần TTCĐ của sinh viên CĐĐDĐK. - Kết quả điểm tổng kết học phần TTCĐ của sinh viên CĐĐDĐK.
* Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy và học học phần TTCĐ
- Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với kết quả học. - Mối liên quan giữa tập huấn với kết quả học.
- Mối liên quan giữa hoạt động giảng dạy với kết quả học. - Mối liên quan giữa hoạt động giám sát với kết quả học. - Mối liên quan giữa cơ sở học thực hành với kết quả học. - Mối liên quan giữa hoạt động học tập với kết quả học.
- Mối liên quan giữa hoạt động ban cán sự lớp, làm việc nhóm, hiểu biết văn hóa địa phương với kết quả học.
- Mối liên quan giữa hoạt động lượng giá với kết quả học. - Các yếu tố liên quan đến hoạt động học học phần TTCĐ. - Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy học phần TTCĐ.
Chi tiết phân loại biến số được trình bày tại Phụ lục 8 và Phụ lục 9.
2.5. Một số tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu
- Đánh giá học lực học phần thực tập cộng đồng
Áp dụng thang đánh giá điểm theo học chế tín chỉ của BGD&ĐT [2]: + Loại đạt: A (8,5 – 10) : Giỏi
B (7,0 – 8,4) : Khá
C (5,5 – 6,9) : Trung bình D (4,0 – 5,4) : Trung bình yếu + Loại không đạt: F (dưới 4,0) : Kém
- Hỗ trợ kết nối cộng đồng của giảng viên
+ Có hỗ trợ kết nối: giảng viên có xuống cộng đồng liên hệ với CBYT tại TYT, liên hệ đại diện đoàn thanh niên xã, liên hệ với đại diện ban ngành đoàn thể tại xóm hoặc nhân viên y tế thôn bản để sinh viên thực tập thu số liệu và thực hiện các hoạt động phong trào tại địa phương.
+ Không hỗ trợ kết nối: Giảng viên không tham gia liên hệ cho sinh viên đi thu số liệu và thực hiện hoạt động phong trào tại địa phương.