Yếu tố liên quan đến kết quả học tập, hoạt động dạy và học học phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường cao đẳng y tế thái nguyên​ (Trang 82)

thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa

Hoạt động dạy/học tại cộng đồng dành cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhưng có thể gộp thành 04 nhóm yếu tố chính là: (1) Yếu tố từ phía giảng viên; (2) Yếu tố từ phía sinh viên; (3) Yếu tố từ cơ sở thực địa và (4) Yếu tố từ nhà trường. Các yếu tố từ phía nhà trường có thể kể đến như việc: sắp xếp giờ học, lịch học của từng lớp từng khóa...; chế độ chi trả cho giảng viên đi giảng dạy tại cộng đồng; mối quan hệ nhà trường với cơ sở thực địa; tài liệu học tập, quy chế thực hành tại cộng đồng cho sinh viên... Yếu tố từ cơ sở thực địa như: chất lượng giảng viên kiêm nhiệm, khả năng cung cấp dịch vụ y tế của cơ sở thực địa cho người dân trong cộng đồng; tài liệu học tập/sách vở tại cơ sở thực địa, cơ sở vật chất, trang thiết bị.... Các yếu tố về phía sinh viên bao gồm: nhận thức của sinh viên về vai trò môn học, khả năng chuyên cần của sinh viên, ý thức học tập của sinh viên, học lực của sinh viên, việc phát triển kỹ năng tự học của sinh viên...

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy: kết quả học tập có mối liên quan với giới tính của sinh viên và quá trình tập huấn tại trường. Trên thực tế, thì cả sinh viên nam và nữ đều được đi thực tập như nhau, cơ hội học tập và việc thực hiện chỉ tiêu môn học là như nhau. Nhưng hoạt động học tập tại

cộng đồng/cơ sở thực địa đòi hỏi sinh viên phải nhanh nhẹn, chủ động trong học tập và “hòa mình” vào cộng đồng. Sinh viên nam với tính cách “nam giới” nên có thể nhanh nhẹn hơn tại cộng đồng, mạnh dạn trong giao tiếp... nên kết quả học tập có thể tốt hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cũng khẳng định nhận dịnh trên khi thấy tỉ lệ sinh viên nam có điểm A (29,9%) cao hơn so với sinh viên nữ (16,0%). Tuy nhiên, thực tế đặc điểm mẫu là tỉ lệ sinh viên nữ lại lớn hơn nam cho nên kết quả này có thể bị ảnh hưởng, cần có một nghiên cứu chi tiết hơn để khẳng định mối liên quan giữa giới với kết quả học TTCĐ của sinh viên.

Kết quả học tập học phần TTCĐ cũng có liên quan đến hoạt động tập huấn ở trường. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế, nếu sinh viên tham gia buổi hướng dẫn ở trường thì sẽ được giảng viên cung cấp rất nhiều thông tin, tránh được tình trạng “bỡ ngỡ” khi xuống cộng đồng, dẫn đến kết quả học tập tốt hơn nên tỉ lệ điểm giỏi sẽ cao hơn. Phần lớn sinh viên 90,0% tham gia tập huấn trước khi đi học tập thực địa. Trước mỗi đợt học thực địa sinh viên được tập huấn 01 buổi tại giảng đường. Những nội dung được tập huấn đều rất sát thực, từng bước công việc (làm gì trước, làm gì sau) đều được hướng dẫn cụ thể, tỉ lệ sinh viên được nhận sổ chỉ tiêu trước khi đi thực tập là 98,2%. Cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Đức Yên (2005), kết quả cho rằng học sinh được tập huấn trước khi đi học tại cộng đồng là 72,7%, và được phát tài liệu học tập như giáo trình, sổ chỉ tiêu là 65% [29].Sinh viên tham gia tập huấn được cung cấp tài liệu học tập trong buổi tập huấn và đa số sinh viên cho rằng nội dung tài liệu phù hợp với học thực địa, mỗi tài liệu đều cung cấp những điều cần thiết cho sinh viên, phù hợp với nội dung học như tập giáo trình hướng dẫn TT-GDSK, chẩn đoán cộng đồng, phiếu điều tra... Tuy nhiên còn có ý kiến cho rằng việc tập huấn, tài liệu và cách thức trình bày tài liệu còn chưa phù hợp điều này có thể giải thích rằng thời gian tập huấn

ngắn nên sinh viên chưa hiểu rõ được tài liệu, chưa hình dung ra những việc phải làm và làm như thế nào, chưa hình dung ra cộng đồng nơi mình sắp đến ra sao, thực sự bị động. Theo báo cáo quy trình tổ chức giảng dạy thực địa cộng đồng của trường Đại học Y Dược Hà Nội, thời gian tập huấn cho sinh viên tại trường là 1 tuần do Ban điều hành và giảng viên phụ trách thực hiện. Sinh viên được thực hành tiết kế, xây dựng bộ công cụ, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học tập tại cộng đồng, sinh viên được phổ biến nội quy, tổ chức và nội dung học tập. Tài liệu học tập cho sinh viên ngoài tài liệu hướng dẫn học tập cộng đồng trường Đại học Y Dược Hà Nội còn cung cấp cho sinh viên tài liệu tuyên truyền hỗ trợ, một số vật liệu khác như giấy trắng khổ to, bút dạ, hồ dán, dập ghim, kéo... [29]. Qua đây chúng tôi thấy nên tăng thời gian tập huấn trước mỗi đợt thực địa (2 buổi) để sinh viên được tập huấn kỹ hơn, sinh viên hiểu rõ về tài liệu, nên đưa ra tình huống cụ thể, đi vào chi tiết hơn các nội dung, để sinh viên hình dung ra việc học tập một cách rõ ràng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy: kết quả học tập học phần TTCĐ có liên quan với phương pháp giảng của giảng viên; việc phát triển kỹ năng tự học; giảng viên giới thiệu tài liệu tham khảo cho quá trình học tại cộng đồng; số lần giám sát của giảng viên, thời lượng giám sát của giảng viên; phương pháp giảng của giảng viên kiêm nhiệm, thái độ của người dân và người bệnh; sinh viên học theo đúng kế hoạch của nhà trường, và tham gia chương trình y tế có ảnh hưởng đến kết quả học tập với p < 0,05. Hoạt động của ban cán sự tốt; hoạt động làm việc nhóm tại cộng đồng tốt; số lượng bài lượng giá phù hợp đều liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả học học phần TTCĐ (p < 0,05). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Yên cho thấy các bất cập trong dạy và học tại cộng đồng, bao gồm: (1) Bất cập trong khâu chuẩn bị; điều kiện cơ sở vật chất của các TYT xã – nơi thực hành cộng đồng còn thiếu thốn, gây nhiều khó khăn cho học sinh; học sinh thiếu tài liệu tập

huấn cho học sinh. (2) Bất cập trong khâu tổ chức giảng dạy thực hành; thời gian thực hành ngắn; việc rèn luyện kỹ năng của học sinh còn khó khăn, chưa đạt yêu cầu. Chế độ giảng thực hành cộng đồng cho giảng viên còn thấp chưa khuyến khích được người dạy. (3) Bất cập trong khâu đánh giá kết quả thực hành; theo dõi giám sát chưa chặt chẽ. Đánh giá mới chỉ là dựa vào bản viết thu hoạch của học sinh chưa đi sâu vào đánh giá kỹ năng tay nghề. Giảng viên chưa thường xuyên đánh giá học sinh chủ yếu dựa vào cán bộ trạm [29]. Ildarabadi E. và cs (2013) về nền tảng lý thuyết áp dụng trong quá trình đào tạo điều dưỡng cộng đồng cho thấy các yếu tố có liên quan đến hoạt động đào tạo bao gồm; quan điểm của sinh viên đối với vai trò của các điều dưỡng viên trong CSSKCĐ, thái độ của sinh viên đối với khóa học, định hướng y tế của mối sinh viên, kỹ năng điều kiện tiên quyết/kiến thức của sinh viên, quản lý của nhà trường/cơ sở thực địa kém, hoạt động di chuyển tại cộng đồng của sinh viên, số lượng chỉ tiêu/hoạt động của sinh viên tại cộng đồng, trách nhiệm của sinh viên tại cộng đồng [37]. Nghiên cứu cũng đề xuất việc cần thiết phải loại bỏ những rào cản đối với việc học tập điều dưỡng cộng đồng, xác định rõ hơn vai trò của sinh viên và tạo điều kiện hơn để thúc đẩy sức khỏe cộng đồng [37].

Nghiên cứu định tính cho thấy: hoạt động học học phần có liên quan đến hoạt động tập huấn và sổ chỉ tiêu trước khi đi cộng đồng cũng như sự nhiệt tình của ban cán sự lớp và hoạt động làm việc nhóm tại cộng đồng. Hoạt động học tại cộng đồng còn bị ảnh hưởng bởi sự giúp đỡ của cán bộ trên địa bàn, người bệnh và người dân. Theo chúng tôi, những yếu tố này có liên quan đến hoạt động học của sinh viên tại cộng đồng là phù hợp với thực tế học phần.

Hoạt động giảng dạy và học tập học phần TTCĐ đã đạt kết quả tốt. Vẫn còn có một số điểm yếu trong quá trình dạy học tại cộng đồng. Nghiên cứu định tính cho thấy nội dung giảng nhiều, sinh viên đông, khả năng tự học

thấp, thời gian học ngắn… ảnh hưởng đến kết quả dạy và học tại cộng đồng. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2006) thì hoạt động học tập tại cộng đồng bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề bất cập ảnh hưởng như là việc tập huấn cho sinh viên trước khi đi cộng đồng còn ngắn; không có phương tiện hỗ trợ của nhà trường từ huyện về xã và ngược lại. Khi học tại cộng đồng sinh viên gặp phải những khó khăn như nơi ở không bảo đảm cho sinh hoạt và học tập. CBYT cơ sở chưa có kinh nghiệm giảng dạy, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, sinh viên áp dụng phương pháp học tập chưa phù hợp, khó khăn khi giao tiếp với cộng đồng…Ngoài ra thời gian kiểm tra, giám sát và hướng dẫn cho sinh viên của giảng viên nhà trường còn ít nên sinh viên chưa đạt được kết quả học tập cao [11]. Nghiên cứu của Mtshali N. G (2009) cho thấy yếu tố liên quan đến hoạt động thực hiện đào tạo dựa vào cộng đồng cho sinh viên điều dưỡng là mối quan hệ đối tác/liên lạc thường xuyên giữa nhà trường/giảng viên với cơ sở thực địa/giảng viên kiêm nhiệm. Bên cạnh đó là vai trò và sự tham gia của cộng đồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy/học tại cộng đồng cho sinh viên điều dưỡng [48]. Nghiên cứu cũng đã đề xuất việc thực hiện quan hệ đối tác bền vững hơn thông qua các mối quan hệ chặt chẽ và tương tác và nâng cao vai trò, sự tham gia của cộng đồng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo dựa vào cộng đồng cho sinh viên điều dưỡng [48].

KẾT LUẬN

1. Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của

sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

tháng 6/2016 đến tháng 3/2017

- Tỉ lệ sinh viên đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên dễ hiểu là 89,2%, giảng viên có phát triển kỹ năng tự học 94,0%, có liên hệ thực tế bài học 96,8% và có giới thiệu tài liệu tham khảo 89,0%.

- Tỉ lệ giảng viên hướng dẫn cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm 96,5%, xác định nhu cầu sức khỏe và tình trạng sức khỏe 95,5%, cách phân tích và xác định nhu cầu chăm sóc ưu tiên 95,8%.

- Tỉ lệ giảng viên hướng dẫn cách thu thập thông tin 96,2%, hướng dẫn xây dựng kế hoạch TT-GDSK 95,2%, thực hiện TT-GDSK 95,3%.

- Tỉ lệ giảng viên giám sát học tập tại cộng đồng đúng kế hoạch 97,5%, thời lượng giám sát phù hợp 75,5%.

- Tỉ lệ sinh viên học tập theo kế hoạch nhà trường giao 95,0%, thực hành chẩn đoán động đồng 97,5%, thực hiện các can thiệp điều dưỡng phù hợp 90,2%, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và TYT 82,2%.

- Tỉ lệ sinh viên tham gia thực hiện các chương trình y tế 97,2%, ghi hồ sơ bệnh án, sổ sách tại trạm 96,0%, tham gia các hoạt đông văn hóa xã hội 61,5% và tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng tại địa phương 73,5%.

- Tỉ lệ sinh viên xếp loại giỏi 27,2%, khá 67,6% và trung bình 5,2%.

- Tỉ lệ sinh viên hài lòng về kết quả học tập 94,5%.

2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập, hoạt động dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa

- Kết quả học tập học phần TTCĐ có liên quan với: giới tính (nam), có tham gia tập huấn trước khi đi cộng đồng, phương pháp giảng của giảng

viên phù hợp, giảng viên có phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên, giảng viên có giới thiệu tài liệu tham khảo cho sinh viên, số lần giám sát của giảng viên, thời lượng giám sát của giảng viên, phương pháp giảng của giảng viên kiêm nhiệm, thái độ của người bệnh và người dân (p < 0,05).

- Kết quả học tập học phần TTCĐ có liên quan với: hoạt động học theo đúng kế hoạch của nhà trường, tham gia chương trình y tế, hoạt động của ban cán sự lớp tốt, hoạt động làm việc nhóm tại cộng đồng tốt (p < 0,05).

- Nội dung giảng nhiều, sinh viên đông, khả năng tự học thấp, thời gian học ngắn, số lượng chỉ tiêu nhiều, không có kinh phí hỗ trợ, thiếu cơ sở vật chất và trang thiết bị tại trạm đã ảnh hưởng đến kết quả dạy tại cộng đồng.

KHUYẾN NGHỊ

1. Thường xuyên tập huấn về phương pháp giảng dạy tại cộng đồng cho đội ngũ giảng viên nhà trường và tăng cường hoạt động giám sát của giảng viên khi sinh viên đi học tại thực địa.

2. Tổ chức tập huấn về phương pháp giảng dạy cho giảng viên kiêm nhiệm thường xuyên hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), "Quy định chuẩn đầu ra dành cho sinh viên cao đẳng điều dưỡng", Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), "Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo", Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Bộ môn Y học cộng đồng - Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên (2015), Sức khỏe-nâng cao sức khỏe và hành vi con người, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

4. Bộ môn Y học cộng đồng - Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên (2015), Giáo trình Sức khỏe – nâng cao sức khỏe môi trường và chăm sóc sức khỏe ban đầu, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

5. Bộ môn Y học cộng đồng - Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên (2015), Kế hoạch học tập học phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

6. Bộ môn Y học cộng đồng - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên (2016), "Kế hoạch thực hành cộng đồng", Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. 7. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), "Quyết định số 6317/QĐ-

BGĐDT ngày 06/11/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Thành lập Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên", Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8. Bộ Y tế (2012), "Quyết định số: 1352/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm

2012 của Bộ Y tế về ban hành Quy định chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam", Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

Quy định về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân", Chính phủ. 10. Chính phủ (2006), "Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 1544/QĐ-

TTg ngày 14/11/2007 về Phê duyệt Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc, miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển", Chính phủ. 11. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2006), Học thực địa của sinh viên năm thứ 5 tại

Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên: Thực trạng, bất cập và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 12. Dự án hợp tác Việt Nam - Hà Lan (2001), "Kinh nghiệm giảng dạy thực

địa tại 8 trường đại học y trên thế giới (tài liệu dịch)", Thái Nguyên.

13. Dự án hợp tác Việt Nam - Hà Lan (2001), "Kinh nghiệm giảng dạy thực địa tại 8 trường đại học Y Việt Nam", Huế 2001.

14. Nguyễn Thị Thái Hà, Nguyễn Quang Mạnh (2010), "Phát triển công cụ đo lường thái độ sinh viên hướng đến sống và làm việc ở khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường cao đẳng y tế thái nguyên​ (Trang 82)