tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa
Hộp 3.3. Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy tại cộng đồng
“… Thời gian học ngắn (có 02 tuần), khối lượng chỉ tiêu nhiều so với số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại trạm, giảng viên tự túc phương tiện đi lại, không có kinh phí hỗ trợ mà chỉ chi trả theo giờ giảng làm cho giảng viên không thực sự muốn xuống giảng tại cộng đồng…”.
Ông Hoàng Tư N. – Giảng viên bộ môn YHCĐ
“… Cộng đồng thì rộng và nhiều vấn đề lắm, ngay bệnh thì ở trạm có rất nhiều mặt bệnh, đi cộng đồng thì quá nhiều nội dung học như vệ sinh môi trường, dịch tễ, TT-GDSK… làm cho thầy cô giáo giảng cũng khó, sinh viên thì học nhiều nội dung dẫn đến rộng và loãng…”.
Bà Nguyễn Thị T. – Giảng viên bộ môn YHCĐ
“…Một 1 lớp sinh viên vào học một trạm, đôi khi tôi cảm thấy hơi chật chội, đôi lúc chật chội muốn cáu, lại còn thiếu tài liệu giảng dạy tại trạm, thiếu trang thiết bị tại trạm, bệnh nhân thì ít nên muốn hướng dẫn cho nhiều em cũng khó... Mình thì bận nhiều chương trình nên không thể dành hết thời giang hướng dẫn cho sinh viên được…”.
Ông Nguyễn Đức H. – Giảng viên kiêm nhiệm
“…Nhóm học có nhiều người thì nhiều cá tính khác nhau, thầy cô thì ở xa, không quản được, mặc dù thầy cô đã hướng dẫn nhưng có bạn lười cứ lười, cứ chống đối…”.
SV Giang Thanh N. – Sinh viên tham gia học
Nhận xét:
Nội dung giảng nhiều, sinh viên đông, khả năng tự học thấp, thời gian học ngắn, số lượng chỉ tiêu nhiều, không có kinh phí hỗ trợ, thiếu cơ sở vật chất và trang thiết bị tại trạm đã ảnh hưởng đến kết quả dạy tại cộng đồng.
Chương 4 BÀN LUẬN
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên thì việc tìm hiểu thực trạng học tập tại thực địa, bất cập trong học tập tại thực địa, nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực địa là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó thì hoạt động này sẽ nâng cao được khả năng CSSKCĐ cho người CBYT trong tương lai, qua đó đáp ứng nhu cầu thiết thực của cộng đồng và xã hội. Học phần TTCĐ của sinh viên CĐĐDĐK trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên là một học phần quan trọng nhằm cung cấp kiến thức, thái độ và kỹ năng CSSKCĐ cho người cán bộ điều dưỡng tương lai; đáp ứng được yêu cầu về chuẩn đầu ra của BGD&ĐT; đảm bảo cho người CBYT tương lai có thể đảm nhiệm công tác CSSK đồng bào các dân tộc miền núi một cách tốt nhất. Việc đánh giá hoạt động dạy/học học phần TTCĐ là hoạt động có ý nghĩa nhằm cung cấp các minh chứng giúp sửa đổi hoạt động dạy học cho phù hợp với hình thức học tín chỉ mới được triển khai tại Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.
4.1. Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái