5. Bố cục của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các thông tin, số liệu về thu hút vốn đầu tư vào các KCN nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu.
Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp. Các số liệu
thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu.Các bảng số liệu sẽ cho thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.
Bên cạnh đó, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả sơ lược về đối tượng mà tác giả tiến hành nghiên cứu. Đối tượng mà tác giả nghiên cứu trong luận văn là các vốn của các doanh nghiệp trong KCN, chú trọng đi sâu vào các doanh nghiệp FDI, Ban quản lý các khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập được từ Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh qua đó nhận biết được thực trạng của hoạt động thu hút đầu tư vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Bắc Ninh. Từ phương pháp này có thể tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau của các yếu tố riêng biệt như: môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, công tác quy hoạch, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực và các yếu tố có liên quan. Trong đề tài nghiên cứu, đây là phương pháp nghiên cứu đi xuyên suốt, được dùng để thống kê và đánh giá cho hầu hết các chỉ tiêu.
Phương pháp so sánh:Trong luận văn phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích, tính toán để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, xem xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau. Cùng một chỉ tiêu nhưng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Do đó các số liệu tác giả thu thập được sẽ được sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đưa về cùng một thời điểm khi so sánh. Sử dụng phương pháp này nhằm so sánh giữa các năm với nhau và so sánh giữa các KCN trên địa bàn, làm rõ nội dung nghiên cứu.
Mục đích của phương pháp so sánh là làm rõ sự khác biệt hay đặc trưng của đối tượng được nghiên cứu.Tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng về tình hình đầu tư FDI và trong nước tại các KCN tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua, về số lượng cũng như chất lượng của nguồn vốn này, cơ cấu vốn vào các ngành, những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn FDI. Phân tích, so sánh
vốn qua các năm, nguồn vốn... trên cơ sở đó có thể đề ra các giải pháp phù hợp trong việc tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh trong thời gian tới.