5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Tổng quan chung các khu công nghiệp
Tính đến tháng 12/2017, Bắc Ninh hiện có tổng số 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung theo văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/8/2014 và văn bản số 2007/TTg-KTN ngày 06/11/2015, với tổng diện tích 6.397,68 ha. Có 11 KCN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Quyết định thành lập cho 14 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN với tổng diện tích quy hoạch 4.523,60 ha, diện tích đất công nghiệp cho thuê là 3.156,17 ha. Trong đó, có 11 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch 3.156,17 ha, diện tích đất công nghiệp cho thuê là 2.609,40 ha, đã cho thuê 1.632,95 ha đất công nghiệp; Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt 62,60%, trên diện tích đất thu hồi 87,16%. Vốn đầu tư hạ tầng đăng ký 2.811,08 triệu USD (dự án FDI với vốn đăng ký 2.738,4 triệu USD, dự án trong nước với vốn đăng ký 72,65 triệu USD). [Nguồn: Số liệu theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh năm 2017].
Các KCN tỉnh Bắc Ninh được quy hoạch với diện tích cụ thể như sau:
- Khu công nghiệp Tiên Sơn với diện tích là 134,76 ha; sau 3 năm đầu tư xây dựng, KCN đã lấp đầy 100% giai đoạn 1. Để đáp ứng nhu cầu thuê đất của nhà đầu tư KCN Tiên Sơn được quy hoạch mở rộng diện tích đất KCN cả 2 giai đoạn sau là 314,24 ha, tổng diện tích quy hoạch là 449 ha.
- Khu công nghiệp Quế Võ I: diện tích 611,6 ha được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2002-2052) tổng diện tích 311,6 ha, giai đoạn 2 (2006-2056) tổng diện tích 300 ha.
- Khu công nghiệp Yên Phong I: quy mô đất công nghiệp340,7 ha giai đoạn 1 và 314 ha giai đoạn 2.
- Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh: Quy mô 800 ha. - Khu công nghiệp Thuận Thành I: Quy mô 250 ha.
- Khu công nghiệp Thuận Thành II: Quy mô toàn Khu công nghiệp 250 ha. - Khu công nghiệp Quế Võ II: Quy mô 270 ha.
- Khu công nghiệp Yên Phong II: Quy mô 100 ha, nằm sát trục QL18. - Khu công nghiệp VSIP-Bắc Ninh: quy mô diện tích 500ha.
- Khu công nghiệp Thuận Thành 3: Nằm trên Quốc lộ 38 Bắc Ninh - Hải Dương, diện tích toàn khu: 300 ha (Công nghiệp 800 ha và đô thị 160 ha).
- Khu công nghiệp Gia Bình: Quy mô toàn khu công nghiệp dự kiến 300 ha. - Khu công nghiệp Hanaka: Quy mô toàn khu công nghiệp 54 ha.
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp thực trạng các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
STT Tên Dự án Chủ đầu tư
Quyết định/Văn bản của Thủ tướng Chính phủ Số QĐ Ngày Quy mô DA
(ha)
1
Tiên Sơn
Công ty đầu tư Phát triển hạ tầng - Viglacera; 1129/QĐ-TTg 18.12.1998 134.76 Tiên Sơn Mở rộng 808/CP-CN 19.6.2003 214.24 Tân Hồng - Hoàn Sơn (mở rộng thêm) 1107/QĐ-TTg 21.8.2006 100.00 2 Đại Đồng -
Hoàn Sơn Công ty Cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn (SaigonTel) 319/TTg - CN 28.3.2005 230.00 Đại Đồng - Hoàn Sơn mở rộng 1107/QĐ-TTg 21.8.2006 300.00 3 Nam Sơn - Hạp Lĩnh Công ty Cổ phần Phát
triển đô thị Kinh Bắc. 856/TTg-CN 28.6.2007 800.00 4
Yên Phong
Công ty đầu tư Phát triển hạ tầng - Viglacera;
303/TTg-CN 20.02.2006 340.70 Yên Phong mở
rộng 671/TTg-KTN 26.4.2010 314.00 5 VSIP Công ty TNHH VSIP Bắc
Ninh 676/TTg -CN 04.6.2007 500.00
6 Quế Võ I Công ty Cổ phần Phát
STT Tên Dự án Chủ đầu tư
Quyết định/Văn bản của Thủ tướng Chính phủ Số QĐ Ngày Quy mô DA
(ha) Quế Võ Mở rộng (đã sáp nhập Khu liền kề KCN Quế Võ) Công ty Cổ phần Phát
triển đô thị Kinh Bắc 1107/QĐ-TTg 21.8.2006 300.00
7 Quế Võ II
Tổng Công ty đầu tư Phát triển đô thị và KCN Việt Nam
1954/TTg-CN 27.11.2006 270.00
8 Quế Võ III
Công ty TNHH Đầu tư Phát triển khu công nghiệp EIP
2349/TTg-CN 31.12.2008 300.00
9
Thuận Thành
III, Khai Sơn Công ty cổ phần Khai Sơn
1546/TTg-KTN 18.9.2008 300.00 Thuận Thành
III, phân khu B
Công ty cổ phần Trung Quý Bắc Ninh
10 Hanaka Công ty cổ phần tập đoàn Hanaka
1546/TTg-KTN 1511/TTg-KTN
18.9.2008
20.8.2014 54.00
11 Yên Phong II Công ty TNHH VSIP Bắc
Ninh 856/TTg-CN 28.6.2007 1000.00
12 Gia Bình
Công ty TNHH Đầu tư khai thác Chuan Jia Bao Việt Nam (đã thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư) 1546/TTg-KTN 18.9.2008 300.00 13 KCN Gia Bình II Công ty cổ phần tập đoàn Hanaka 1511/TTg-KTN 20.8.2014 250.00 14 KCN Thuận Thành I
Công ty đầu tư Phát triển
hạ tầng - Viglacera 1511/TTg-KTN 20.8.2014 250.00 15 Thuận Thành II Công ty TNHH nhà đất Shun-Far 1546/TTg-KTN 18.9.2008 250.00 16 An Việt - Quế Võ VI Công ty CP ĐTPT Đô thị và KCN Nhân Hòa 2007/TTg-KTN 06.11.2015 78.68
(Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh)
Năm 2017, các KCN đã thu hút 827 doanh nghiệp hoạt động, tạo giá trị sản xuất 664.674 tỷ đồng, xuất khẩu 28,5 tỷ USD, nộp ngân sách 8.700 tỷ đồng và tạo việc làm cho 284.470 lao động. Sự phát triển nhanh của các KCN Bắc Ninh đã tác động to lớn đối với diện mạo, vị thế, hình ảnh của tỉnh. Các dự án FDI, đặc biệt là của Tập đoàn Samsung tác động mạnh mẽ tới làn sóng thu hút đầu tư và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Phần lớn các dự án FDI tập trung trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn
thông và công nghiệp hỗ trợ chiếm hơn 80% tổng vốn đăng ký vào các KCN, đã kéo theo sự hình thành "chuỗi giá trị gia tăng", không chỉ trong tỉnh mà còn lan rộng trong cả nước. Sự phát triển các KCN Bắc Ninh đã tác động tích cực như:
- Hình thành nên ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử với sự tham gia của hơn 400 doanh nghiệp, tạo việc làm cho người dân trong và ngoại tỉnh.
- Thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các dịch vụ: Vận tải, nhà ở - nhà trọ, khám chữa bệnh, cung cấp lương thực, thực phẩm, suất ăn công nghiệp, dịch vụ bảo vệ, các dịch vụ giải trí…
- Tạo công ăn việc làm và đảm bảo cuộc sống cho nhiều người dân sống gần KCN. - Góp phần phát triển mối quan hệ tốt đẹp, hiệu quả giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
Sự phát triển của các KCN đã làm thay đổi Bắc Ninh từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có tốc độ tăng trưởng công nghiệp đứng đầu trong vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong top 10 tỉnh - thành phố có sức hút vốn đầu tư (đặc biệt là vốn FDI) lớn của Việt Nam, là tỉnh trọng điểm thu ngân sách Nhà nước… Các KCN đã tạo ra một giá trị sản xuất lớn, chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đồng thời sản xuất những mặt hàng công nghiệp XNK chủ lực. Các KCN đã góp phần rất lớn vào việc tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP.
Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành và vượt hầu hết các mục tiêu chủ yếu do các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Kinh tế có bước phát triển nhanh và tương đối bền vững. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn nước ngoài được phát triển cả về quy mô và chất lượng, đã trở thành đầu tàu tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Kinh tế đối ngoại có bước tiến nhanh, mạnh và vững chắc. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện. GDP bình quân đầu người đã đạt trên mức bình quân của cả nước. Đó thực sự là kết quả to lớn của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đạt được trong thời gian qua.