Chủ trương, chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển KCN của tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 81)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Chủ trương, chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển KCN của tỉnh Bắc

Trong những năm qua, Bắc Ninh đã thực hiện đồng bộ các chính sách và giải pháp khuyến khích thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng cường xuất khẩu nhằm đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII đã chỉ rõ: - Bắc Ninh cần phát huy lợi thế so sánh, từ đó phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ có năng lực cạnh tranh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, coi đây là khâu đột phá trong phát triển kinh tế địa phương.

- Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về ổn định xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh; xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện với môi trường, công nghiệp hỗ trợ.

- Phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề, chú trọng các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm. Phát huy nghề truyền thống, đẩy mạnh công tác khuyến công, tổ chức thực hiện tốt chương trình nhân cấy nghề mới vào các vùng thuần nông, phấn đấu 100% số xã có ít nhất một nghề phi nông nghiệp.

- Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại du lịch và các dịch vụ có giá trị tăng cao, dịch vụ đô thị, cung cấp hàng hóa cho Hà Nội và các khu công nghiệp, các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Huy động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển kinh tế trung và dài hạn.

Một số giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII được thể hiện trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 là:

- Tập trung phát triển các Khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề, đa nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Những khu, cụm công nghiệp này là khâu “đột phá” để tăng nhanh tỷ trọng GDP của tỉnh. Phấn đấu ngay trong giai đoạn 2010-2020 hoàn thành và cơ bản lấp kín diện tích trong các khu công nghiệp vừa và

nhỏ. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Pháp, Đức nhằm thu hút các tập đoàn công nghiệp lớn, thu hút các dự án lớn có công nghệ cao vào đầu tư tại Bắc Ninh.

- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, tăng cường đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tiếp tục cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” ở các lĩnh vực công quyền cũng như dịch vụ.

- Tiếp tục nghiên cứu các chính sách hoàn thiện nhằm hướng tới sự thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh. Xúc tiến quan hệ nhiều mặt giữa Bắc Ninh - Hà Nội và Bắc Ninh với khu vực đồng bằng sông Hồng nhằm thu hút thêm nhiều dự án FDI đầu tư về Bắc Ninh.

Các biện pháp tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện để thu hút vốn đầu tư:

Từ khi tái lập (năm 1997), tỉnh đã có nhiều chính sách và chủ trường nhằm thúc đẩy công nghiệp phát triển, thực hiện thành công quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Bắc Ninh đã xác định rõ nhiệm vụ trong từng giai đoạn về phát triển công nghiệp trong đó có việc hình thành và phát triển KCN tại các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16, 17, 18. Đến nay, đã có một hệ thống các chính sách, chủ trương tương đối hoàn thiện và đầy đủ cho sự phát triển công nghiệp và KCN:

- Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 03/2/2000 về xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

- Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 về việc phê duyệt Đề án xác định một số chỉ tiêu chủ yếu và giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.

- Quyết định số 293/2013/QĐ-UBND ngày 12/8/2013 về việc Phê duyệt đề án thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030.

- Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015. - Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030.

- Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Đây là những điều kiện quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển công nghiệp nói chung và KCN nói riêng, ngoài ra tỉnh còn có nhiều chính sách hỗ trợ về đầu tư, chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh, chính sách về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, chính sách về thị trường, về khoa học công nghệ, về nguồn nhân lực… cũng góp phần thúc đẩy nhanh và mạnh hơn quá trình phát triển KCN của tỉnh.

Trong thời gian qua, các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã thực hiện tốt cơ chế, chính sách thu hút, quản lý và sử dụng vốn đầu tư, cụ thể:

+ Thực hiện tốt định hướng quy hoạch và phát triển hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Công tác quy hoạch đi trước một bước để tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trong và ngoài khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút đầu tư.

+ Thực hiện tốt định hướng thu hút đầu tư:

Xây dựng tốt môi trường đầu tư gồm cả môi trường về chính sách và môi trường về hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài Khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Xác định lĩnh vực mũi nhọn để thu hút đầu tư: Là một tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất nước, quỹ đất dành cho phát triển các KCN không còn nhiều. Do đó, các Khu công nghiệp Bắc Ninh xác định lĩnh vực mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao, hỗ trợ tốt phát triển các làng nghề, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các KCN Bắc Ninh đã xác định được ngành công nghiệp mũi nhọn là công nghiệp điện tử nên việc thu hút đầu tư được điều chỉnh theo hướng đảm bảo hiệu quả, bền vững của KCN. Trong giai đoạn tới, việc thu hút nguồn vốn FDI vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địạ phương. Định hướng cho giai đoạn này là những dự án lớn, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường.

+ Nỗ lực cải cách các thủ tục hành chính và hỗ trợ các nhà đầu tư tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện dự án và sản xuất kinh doanh, tạo được niềm tin của các nhà đầu tư.

Kết quả trên đã khẳng định những thành công trong công tác thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện một số chính sách để tăng cường hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các KCN:

3.2.2.1. Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

Quán triệt và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục xây dựng mới, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm của tỉnh.

Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục quan hệ hành chính với công dân và doanh nghiệp. Rà soát, loại bỏ những thủ tục hành chính bất hợp lý và phiền hà; công khai công tác chỉ đạo điều hành, thủ tục hành chính của chính quyền các cấp; duy trì kỷ cương hành chính và tác phong công chức. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thi hành công vụ. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa”. Ban hành và thực hiện quy chế kiểm tra, giám sát cán bộ công chức và cơ quan hành chính trong thi hành công vụ. Nâng cao năng lực điều hành và quản lý của các cơ quan nhà nước. Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Nâng cao phẩm chất, năng lực, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện việc sắp xếp, bố trí, bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các giải pháp cụ thể là:

- Xây dựng hành lang pháp lý, tạo môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Cải tổ bộ máy cơ quan Nhà nước sao cho bộ máy này có đủ khả năng và tư cách là người trọng tài nghiêm minh, giải quyết và điều hoà các mối quan hệ, lợi ích trong nền kinh tế thị trường.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư có trọng điểm khu vực kinh tế quốc doanh, xây dựng một số ngành kinh tế mũi nhọn, cung cấp các dịch vụ công.

- Cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư; chú trọng các vấn đề về thủ tục hành chính, đất đai, lao động...

Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và Trung tâm xúc tiến thương mại: Ngoài việc chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng thì việc cung cấp thông tin, hướng dẫn hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đầu tư cần có một tổ chức thông tin, tư vấn và xúc tiến đầu tư để thực hiện. Trung tâm thông tin xúc tiến đầu tư và Trung tâm xúc tiến thương mại được thành lập đã góp phần tích cực thu hút các dự án đầu tư nước ngoài. Tại đây, nhà đầu tư được hướng dẫn về quy trình, thủ tục đầu tư, được tư vấn, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, thuê đất, giải phóng mặt bằng, thuế, lao động, sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá... Giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư tỉnh Bắc Ninh: Thực hiện tuyên truyền, giới thiệu về môi trường đầu tư Bắc Ninh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang website, các báo, tạp chí của Trung ương và địa phương; phát hành sách: Bắc Ninh tiềm năng - cơ hội đầu tư, Làng nghề Bắc Ninh - tiềm năng và hội nhập,... nhằm giới thiệu với các nhà đầu tư tại các hội thảo xúc tiến đầu tư, hội chợ triển lãm, phục vụ các cuộc tiếp khách, các chuyến công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các Sở, ban, ngành. Công tác xúc tiến đầu tư luôn được tỉnh coi trọng. Đặc biệt sự tham gia cùng đoàn Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong khuôn khổ các chuyến thăm, công tác kết hợp lồng ghép vận động đầu tư ở nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc…) đã góp phần gia tăng sự hiểu biết về Bắc Ninh, giới thiệu hình ảnh Bắc Ninh với tư cách là một điểm đến an toàn và đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư.

Tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ thông qua việc cử cán bộ tham gia các hội thảo, các lớp tập huấn tổ chức trong và ngoài nước. Cán bộ làm việc lĩnh vực kinh tế đối ngoại có trình độ ngoại ngữ, tin học, đáp ứng yêu cầu lập, thẩm tra và kêu gọi dự án đầu tư.

3.2.2.3. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần quan trọng cho sự hoạt động của KCN. Bắc Ninh đã không ngừng tăng cường đầu tư và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Mạng lưới

giao thông rất phát triển với các loại hình giao thông như đường ô tô, đường sắt và đường thủy nội địa. Hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ được đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây mới. Các quốc lộ 1A, 1B, 18 đã trở thành cầu nối Bắc Ninh với các tỉnh biên giới vùng Trung du và miền núi phía Bắc (Lạng Sơn, Quảng Ninh), xa hơn là với khu vực Đông Nam Trung Quốc, và với các trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị lớn của Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng). Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) với chiều dài hơn 20km, qua 4 ga Từ Sơn, Lim, Bắc Ninh và Thị Cầu đóng vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hàng hóa cho các KCN. Tuyến đường thủy trên sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình với cảng Đáp Cầu phục vụ nhà máy kính Đáp Cầu, nhà máy kính nổi Việt Nhật và các doanh nghiệp tại KCN Quế Võ, cảng Phả Lại chuyên chở nguyên vật liệu cho một số nhà máy, xí nghiệp tại KCN Quế Võ III.

Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống các tuyến giao thông đối ngoại gắn Bắc Ninh với các cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài, các cảng biển Cái Lân - Hải Phòng và tổng kho trung chuyển của vùng: Đường quốc lộ 1A mới sẽ hoàn thiện đủ 6 làn xe; Quốc lộ 3 cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; Đường vành đai 4 của Hà Nội; Quốc lộ 1 A cũ và quốc lộ 38 nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng; Nâng cấp tỉnh lội 282 thành quốc lộ đạt chuẩn cấp I đồng bằng để phát triển đường tiểu vùng phía Nam của tỉnh. Nâng cấp và xây dựng hệ thống đường tỉnh lộ, đưa dần từng tuyến vào cấp theo thứ tự ưu tiên trong từng giai đoạn, đến năm 2020 các tuyến đường chính tới trung tâm các huyện, nối với tỉnh bạn và các vùng trọng điểm kinh tế (khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị mới) đều đạt cấp 3, các tuyến đường khác đạt cấp 4.

Hệ thống thông tin liên lạc khá phát triển, được đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và là công cụ hữu ích của các KCN.

Hệ thống điện, nước cung cấp cho các KCN khá đầy đủ và hoàn thiện.Với hệ thống đường điện cao áp, trạm trung gian, trạm phụ tải và trạm biến áp tại mỗi KCN đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất tại các KCN. Hệ thống cung cấp nước và xử lí nước thải ở các KCN được chú trọng đầu tư, nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho quá trình sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường.

Phát triển mạng lưới cấp điện: dự kiến nhu cầu điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 13%/năm; nhu cầu điện thương phẩm đến năm 2020 khoảng 6,8 tỷ KWh.

3.2.3. Tình hình chung về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

3.2.3.1. Thực trạng thực hiện vốn đầu tư tại các khu công công tỉnh Bắc Ninh

Tính đến hết năm 2015, các KCN Bắc Ninh đã thu hút 918 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 12.305,05 triệu USD, trong đó có 581 dự án có vốn đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)