Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 48)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Tăng trưởng kinh tế

Trong thời gian qua, việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, trong đó có Bắc Ninh vào nền kinh tế thế giới thời gian qua tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ trong hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trong nước và trực tiếp nước ngoài, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Những năm qua kinh tế Bắc Ninh có bước phát triển đáng kể. Giá trị Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giai đoạn 2011-2015 tăng cao, bình quân đạt 15,7%/năm (theo giá so sánh 1994). GRDP năm 2015 đạt 24.528 tỷ đồng. Quy mô GRDP của Bắc Ninh đứng thứ 6 toàn quốc. GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 5.192 USD, gấp hơn 1,5 lần so với năm 2011 (2.884 USD). Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 42 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 16,3%/năm.

Khu vực công nghiệp - xây dựng: Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) cả năm ước đạt 610.994 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm 2014. Trong đó, khu vực FDI đạt 562.224 tỷ đồng, chiếm 92% và tăng 10,6%; Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 18.724 tỷ đồng, tăng 13,4%. Vì thế, giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 77.540 tỷ đồng, tăng 9,3% so năm 2014 và đóng góp 7,08 điểm phần trăm

trong tăng trưởng của tỉnh. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 9,2% và đóng góp 6,65 điểm phần trăm.

Ở khu vực dịch vụ, giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng thấp, thậm trí có loại còn giảm so với năm trước; nhiều loại dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI đã được các doanh nghiệp và cơ sở cá thể trong tỉnh khai thác và cung ứng đầy đủ; việc làm của người lao động ổn định, thu nhập của dân cư tăng 15,5% (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 14,5%); tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 14,8% (nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 13,1%), mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn cũng tăng cao (+13,9%) nên tăng trưởng của ngành bán buôn, bán lẻ đạt 12,9%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,3%; thị trường bất động sản có dấu hiệu tích cực hơn, mức tăng trưởng đạt 8,7%; hoạt động vận tải kho bãi, tài chính ngân hàng phục vụ tốt cho hoạt động SXKD, mức tăng trưởng đạt khá (+11,8% và +9%). Thu ngân sách trên địa bàn tăng cao, chính sách an sinh xã hội được coi trọng nên các ngành hưởng lương ngân sách Nhà nước tăng trưởng ổn định: Hoạt động Đảng, Quản lý nhà nước, An ninh quốc phòng tăng 6,6%; giáo dục - đào tạo tăng 5,7%; y tế tăng 5,5%. Bên cạnh đó, thu nội địa tăng cao (+16,3%) và thu hải quan ổn định (+5%) nên thu các loại thuế sản phẩm tăng 6,1%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được thực hiện có hiệu quả, lại không có thiên tai, dịch bệnh nên cả hai vụ lúa được mùa. Năng suất lúa năm 2015 ước đạt 62 tạ/ha, tăng 1,6 tạ so năm 2014; sản lượng thóc đạt 463,2 nghìn tấn, tăng 6,2 nghìn tấn; các cây rau màu có giá trị kinh tế tiếp tục được đầu tư mở rộng, năng suất và sản lượng cũng tăng khá nên GTSX trồng trọt cả năm đạt 3.527 tỷ đồng, tăng 1,2%. Trong chăn nuôi, dịch bệnh được kiểm soát, tổng đàn gia súc, gia cầm ổn định nên vẫn duy trì mức tăng trưởng dương (+0,8%). Thủy sản, ổn định về diện tích và sản lượng, GTSX tăng 1,1%. Tính chung, giá trị sản xuất của khu vực này cả năm 2015 ước đạt 8.468 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2014; giá trị tăng thêm ước đạt 5.102,5 tỷ đồng, tăng 1% và đóng góp 0,06 điểm phần trăm tăng trưởng. [Nguồn: Số liệu theo Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh].

Bên cạnh đó, Bắc Ninh xuất phát điểm là tỉnh nông nghiệp, đến nay Bắc Ninh được biết đến là địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn và phát triển năng động,

toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu đứng top đầu của cả nước. Điểm nổi bật nhất, thu hút vốn đầu tư vào tỉnh, đặc biệt vào các KCN liên tục tăng qua các năm, hiện tổng vốn đầu tư đăng ký vào KCN tỉnh Bắc Ninh đạt hơn 16,6 tỷ USD.

Một trong những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là đổi mới cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong những năm vừa qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với xu hướng nhanh, mạnh và đúng hướng ở trên tất cả các lĩnh vực, cơ cấu kinh tế ngành, theo 3 khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế. Xét heo ba khu vực: Khu vực I: Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng; Khu vực III: Dịch vụ, tỷ trọng giá trị tăng thêm của mỗi khu vực theo giá hiện hành chiếm trong tổng sản phẩm trong nước đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng của tất cả các khu vực và các ngành kinh tế. Năm 2000, tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 38%, công nghiệp - xây dựng chiếm 35,6%, dịch vụ chiếm 26,4%; thì đến năm 2015 tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 4,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 76,5% và dịch vụ là 18,6%. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong năm 2017, một trong những thành tích nổi bật trong bức tranh kinh tế, xã hội năm 2017 đó là quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 18,6%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 979 nghìn tỷ đồng, gần tương đương với TP. Hồ Chí Minh và khả năng sẽ vượt trong năm 2018. Thu hút đầu tư được đẩy mạnh, đặc biệt là thu hút FDI. Năm 2017, cấp mới đăng ký đầu tư khoảng 160 dự án mới với tổng vốn đầu tư là 600 triệu USD; cấp điều chỉnh vốn 115 dự án với số vốn điều chỉnh tăng thêm là 2,743 tỷ USD. Hoạt động ngoại thương tạo kỳ tích mới với kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên

cán mốc gần 30 tỷ USD, chiếm 14,9%/XK cả nước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 29,5 tỷ USD, vượt 47,5% kế hoạch và tăng 59,5%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước 21.390 tỷ đồng, đạt 131,5% dự toán năm, tăng 20,1% so với năm 2016 (tương ứng tăng 3.585 tỷ đồng); trong đó thu nội địa là 16.137 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX đề ra (đến năm 2020, thu nội địa đạt 14.930 tỷ đồng). Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; các tiêu chí tiếp tục gia tăng, đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 18,14 tiêu chí/xã, tăng 0,94 tiêu chí. Dự kiến hết năm 2017, có tổng số 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 72,1% số xã, tăng 12 xã so với năm 2016, có 02 đơn vị là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Công tác cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt. Trong năm 2017, tỉnh đã thành lập và đưa Trung tâm hành chính công tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố hoạt động hiệu quả; đồng thời thực hiện giải thể, sáp nhập các đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm 11 đầu mối, qua đó, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Công tác giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2017 giảm hộ nghèo xuống còn 2,5%. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, trong công tác đầu tư xây dựng ở một số dự án, công trình tiến độ chậm; giải quyết ô nhiễm môi trường có chuyển biến nhưng còn chậm nhất là ô nhiễm môi trường ở các làng nghề; chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa đạt yêu cầu. Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu rà soát, chuẩn hóa lại số liệu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và dự kiến các chỉ tiêu năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trên cơ sở đó, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục chủ động, tận dụng những thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp đột phá, phấn đấu xây dựng và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong thời gian tới.

Trước mắt, cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tư sản xuất kinh doanh, giảm tối đa các chi phí khởi nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển các khu, cụm công nghiệp theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động gắn với phát triển đô thị. Tập trung hoàn thành Đề án xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)