5. Bố cục của luận văn
4.3.1. Về pháp luật, chính sách
Để đón làn sóng đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, Chính Phủ nên xem xét sớm ban hành chỉ thị về việc thu hút đầu tư nước ngoài, ban hành danh mục kêu gọi vốn đầu tư quốc gia cho giai đoạn 2016-2020 và chương trình thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2016-2020 làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương trong hoạt động thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài. Chính Phủ cần có chính sách phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp vệ tinh để kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp chính, đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao như ngành sản xuất linh kiện điện tử, viễn thông, sản xuất nguyên phụ liệu cho các sản phẩm dệt may, da giầy, ngành chế tạo các chi tiết, phụ kiện đơn giản cho ngành cơ khí, điện tử, điện lạnh… đi kèm với nó là cần có nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của chủ doanh nghiệp FDI.
Tăng cường cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Việc gia nhập các tổ chức và hiệp định thương mại, hiệp định bảo hộ đầu tư song phương, đa phương thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc tuân thủ các quy định, luật chơi quốc tế cũng như mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại và đầu tư trong thời gian tới sẽ có tác động khuyến khích tích cực đối với thu hút vốn FDI, mở ra nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta.
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư; Rà soát và sửa đổi, bổ sung quy chế phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài, bảo đảm tính chủ động của các địa phương nhưng cần gắn với trách nhiệm giải trình, hoàn thiện hệ thống chế tài để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, điều chỉnh của các Bộ, cơ quan Trung ương trong trường hợp cần thiết. Điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước
ngoài đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng; hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút ĐTNN vào công nghiệp hỗ trợ; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao và phù hợp vào Việt Nam, đồng thời đảm bảo kiểm soát công nghệ nhập khẩu; hoàn thiện các quy định nhằm hướng dẫn và kiểm soát môi trường,…
- Cần có sự kết hợp chặt chẽ chính sách FDI với các chính sách điều chỉnh ngành khác, bao gồm chính sách đầu tư chung, chính sách KCN theo hướng hình thành cụm công nghiệp có tính chuyên môn hóa và chính sách phát triển kinh tế vùng.