Thống kê hệ thống từ ngữ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 49 - 61)

VI HỒNG

2.1.1. Thống kê hệ thống từ ngữ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng

Theo số liệu khảo sát, số lượng và tần số xuất hiện của các từ xưng hô qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong tác phẩm khá lớn. Trong 13 tác phẩm với dung lượng 1702 trang, có tất cả 15052 lượt sử dụng. Như vậy trung bình mỗi có trang văn xuôi có hơn 8,8 lượt từ ngữ xưng hô xuất hiện. Con số đó không nhỏ nhất là với thể loại tiểu thuyết. Trong số 13 tác phẩm khảo sát, tiểu thuyết Mùa hoa Bioóc loỏng có số lượng từ ngữ xưng hô nhiều nhất cả về số từ lẫn số lượt sử dụng với 191/837 từ ngữ (chiếm 22,82%) và 4045 lượt sử dụng (chiếm 26,87%). Tác phẩm có số lượng từ ngữ xưng gọi và số lượt sử dụng thấp nhất là tác phẩm Sự tích hang cứu tôi với với 15 từ ngữ (chiếm

1,79%) và 39 lượt sử dụng (chiếm 0,26%). Có sự chênh lệch nhau khá lớn về việc sử dụng từ ngữ xưng trong tác phẩm Vi Hồng là do sự khác biệt về dung lượng giữa thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài và truyện vừa.

Nhìn chung, các từ ngữ xưng gọi trong tác phẩm văn xuôi Vi Hồng được sử dụng rất phong phú và thường xuyên. Ngoài việc sử dụng những từ ngữ xưng hô thông thường, trong tác phẩm Vi Hồng còn có cả cách xưng hô đặc biệt của dân tộc Tày với sự chất phác và cách bộc lộ thái độ trực tiếp qua xưng hô. Lối diễn đạt rất giàu hình ảnh, nói theo đường “ong bay hoa nở” của những

trai non gái trẻ, trai thanh gái nụ đã góp phần tạo nên nét đặc trưng cho việc sử

dụng từ ngữ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng.

Nhìn một cách tổng thể các từ ngữ xưng hô trong 13 tác phẩm được chọn để khảo sát, có thể thấy các từ ngữ xưng hô được xếp vào những nhóm sau đây: đại từ nhân xưng; từ ngữ thân tộc; từ ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp; từ ngữ chỉ tên riêng; từ ngữ xưng hô khác.

Bảng 2.1. Từ ngữ xưng hô phân loại theo nhóm

Nhóm xưng hô Số lượng từ ngữ Số lượt

Từ ngữ thân tộc 91 10,87% 7762 51,57%

Đại từ nhân xưng 35 4,18% 4658 30,95%

Từ ngữ chỉ tên riêng 270 32,26% 1585 10,53%

Kiểu loại xưng hô khác 374 44,69% 715 4,75%

Từ ngữ chỉ chức vụ nghề nghiệp 67 8,00% 332 2,20%

Tổng 837 100% 15052 100%

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy các nhóm được sử dụng làm phương tiện xưng hô có số lượng và tần số xuất hiện khác nhau: một số nhóm được sử dụng làm phương tiện xưng hô có số lượng xuất hiện lớn nhưng tần số sử dụng lại thấp; ngược lại, có một số nhóm tuy số lượng ít nhưng tần số sử dụng lại rất cao. Cụ thể:

1. Xét về tổng số các từ ngữ dùng để xưng hô theo thứ tự từ cao xuống thấp, chúng ta có:

Kiểu loại xưng hô khác có số lượng nhiều nhất, chiếm 374/837 từ ngữ dùng để xưng hô, tương đương với 44,69% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.

Từ ngữ chỉ tên riêng có số lượng từ lớn thứ hai với 270/837 từ ngữ, chiếm 32,26% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.

Từ ngữ thân tộc có số lượng từ lớn thứ ba với 91/837 từ ngữ, chiếm 10,87% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.

Từ ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp có số lượng từ lớn thứ tư với 67/837 từ ngữ, chiếm 8,00% trog tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.

Đại từ nhân xưng có số lượng từ nhỏ nhất với 35/837 từ ngữ, chiếm 4,18% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.

2. Xét về tần số sử dụng của các nhóm từ xưng hô theo thứ tự từ cao xuống thấp thì có sự chuyển đổi. Chúng ta có:

Cao nhất là từ ngữ thân tộc với 7762 lượt sử dụng, chiếm 51,57% trong tổng số lượt sử dụng các từ ngữ dùng để xưng hô.

Thứ hai là đại từ nhân xưng với 4658 lượt sử dụng, chiếm 30,95% trong tổng số lượt sử dụng các từ ngữ dùng để xưng hô.

Thứ ba là từ ngữ chỉ tên riêng với 1585 lượt sử dụng, chiếm 10,53% trong tổng số lượt sử dụng các từ ngữ dùng để xưng hô.

Thứ tư là nhóm kiểu loại xưng hô khác với 715 lượt sử dụng, chiếm 4,75% trong tổng số lượt sử dụng các từ ngữ dùng để xưng hô.

Nhóm từ ngữ chỉ nghề nghiệp, chức vụ có 332 lượt sử dụng, chiếm 2,20% trong tổng số lượt sử dụng các từ ngữ dùng để xưng hô.

Kết quả trên cho thấy các từ ngữ để xưng hô trong tác phẩm của Vi Hồng là rất đa dạng về loại đơn vị từ vựng và phong phú về hình thức biểu đạt. Điều đó chứng tỏ vốn ngôn ngữ rất dồi dào của nhà văn.

Khi đi sâu vào tìm hiểu từng nhóm từ ngữ dùng làm phương tiện xưng hô trong 13 tác phẩm của Vi Hồng, chúng tôi thấy rằng trong cùng một nhóm từ ngữ xưng hô có những cách cấu tạo khác nhau tạo nên sự đa dạng cho chính các loại đơn vị từ vựng.

2.1.1.1. Đại từ nhân xưng

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy đại từ nhân xưng có số lượng từ ngữ xưng hô nhỏ nhất với 35/837 từ ngữ, tương đương với 4,18% nhưng khi đi vào hành chức lại chiếm vị trí thứ hai 4658 lượt, chiếm 30,95% trong tổng số lượt sử dụng các từ ngữ dùng để xưng hô.

Về cấu tạo, các đại từ nhân xưng có thể phân chia thành đại từ nhân xưng số ít và đại từ nhân xưng số nhiều.

Bảng 2.2. Đặc điểm cấu tạo của đại từ nhân xưng Sự phân bố

Đặc điểm cấu tạo Số lượng xuất hiện Tần số sử dụng

Số ít 13 37,14% 3846 82,57%

Số nhiều 22 62,86% 812 17,43%

Tổng số 35 100% 4658 100%

Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy các đại từ nhân xưng số ít giữ vai trò chủ yếu trong hệ thống đại từ nhân xưng trong văn xuôi Vi Hồng.

- Về số lượng, các đại từ nhân xưng số ít chiếm 13 từ (37,14%), ít hơn nhóm đại từ nhân xưng số nhiều. Tuy nhiên xét về khả năng hành chức của chúng trong văn bản thì chiếm tới 3846/4658 (lượt sử dụng) tương đương với 82,57%. Cao nhất là đại từ tôi (1290 lượt sử dụng), tao (733 lượt sử dụng), mình (số ít) (682 lượt sử dụng), mày (634 lượt sử dụng)...

- Các đại từ nhân xưng số nhiều tuy xuất hiện với số lượng gần gấp đôi nhóm đại từ nhân xưng số ít (22/13), tuy nhiên khi đi vào hành chức số lượt sử dụng lại thấp hơn (812/4658) tương đương 17,43%. Cao nhất là đại từ chúng ta (266 lượt sử dụng), ta (263 lượt sử dụng), chúng tôi (88 lượt sử dụng)...

- Về cấu tạo, đại từ nhân xưng số ít thường được cấu tạo bằng các từ một hình vị, đại từ nhân xưng số nhiều được cấu tạo từ 2 hình vị trở lên. Các đại từ nhân xưng số nhiều có cách cấu tạo chủ yếu là sự kết hợp danh từ chỉ đơn vị với đại từ nhân xưng (chúng, bọn...+ đại từ nhân xưng). Ví dụ: chúng ta, chúng

Ngoài cách cấu tạo tạo đại từ nhân xưng số nhiều kể trên, trong văn xuôi Vi Hồng còn sử dụng một hệ thống các đại từ nhân xưng là những từ vay mượn gốc Hán: nàng, chàng, ngài, nhà ngươi...

2.1.1.2. Từ ngữ thân tộc

Từ ngữ thân tộc chiếm vị trí thứ 3 (91/837), tương đương với 10,53% trong tổng số các từ ngữ xưng hô và đứng thứ nhất (7762/15052), tương đương với 51,57% về số lượt sử dụng các từ ngữ dùng để xưng hô trong 13 tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng mà chúng tôi đã chọn để khảo sát.

Xét về cách cấu tạo thì các từ ngữ thân tộc dùng để xưng hô trong 13 tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng được chia thành hai loại chính: danh từ thân tộc gồm 1 hình vị và từ ngữ thân tộc ≥ 2 hình vị. Ngoài ra trong văn xuôi Vi Hồng còn sử dụng các danh từ thân tộc gốc Hán. Chúng ta có bảng sau:

Bảng 2.3. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ thân tộc Sự phân bố

Đặc điểm cấu tạo

Số lượng xuất hiện Tần số sử dụng 1 hình vị 19 20,88% 7319 94,29% ≥2 hình vị Kết hợp các danh từ thân tộc 18 19,78% 199 2,56% Danh từ thân tộc + danh từ đơn vị 25 27,47% 182 2,35% Danh từ thân tộc + số từ 6 6,59% 25 0,32% Danh từ thân tộc gốc Hán 4 4,40% 16 0,21% Danh từ thân tộc + yếu tố chỉ đặc

điểm, tính chất 14 15,39% 15 0,19%

Danh từ thân tộc + từ chỉ thứ bậc 5 5,49% 6 0,08%

Tổng số 91 100% 7762 100%

- Nhóm danh từ thân tộc gồm 1 hình vị cũng là nhóm từ thân tộc chuyên dụng, chiếm 19/91 tổng số danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô, tương đương với 20,88%, khả năng đi vào hành chức của chúng rất lớn, 7319/7762 lượt, chiếm 94,29% lượt sử dụng của các danh từ thân tộc xưng hô. Nhiều nhất là từ em (1945 lượt sử dụng), anh (1894 lượt sử dụng) và cháu (1133 lượt sử dụng).

- Nhóm từ ngữ thân tộc ≥ 2 hình vị chiếm 72/91 tổng số từ ngữ thân tộc làm phương tiện xưng hô, tương đương với 79,12%. Tuy chiếm số lượng lớn, nhưng khả năng đi vào hành chức của chúng rất thấp chỉ chiếm 443/7762 lượt sử dụng, tương đương với 5,21%. Nhóm từ này có những cách cấu tạo khác nhau:

+ Kết hợp các danh từ thân tộc: chiếm 18/91 từ ngữ, tương đương 19,78%. Về tần số sử dụng của chúng chiếm 199/7762 lượt, tương đương 2,56%, đứng thứ 2 sau nhóm từ thân tộc chuyên dụng. Nhiều nhất là những từ:

bố mẹ (90 lượt sử dụng), anh em (21 lượt sử dụng), ông bà (18 lượt sử dụng).

+ Danh từ thân tộc + danh từ đơn vị: chiếm 25/91 từ ngữ, tương đương 27,47% (chiếm số lượng từ lớn nhất trong tổng số các nhóm từ ngữ thân tộc để xưng hô). Về tần số sử dụng thì đứng thứ 3 chiếm 182/7762 lượt, tương đương 2,35%. Nhóm này được sử dụng nhiều nhất là các từ: chúng cháu (36 lượt sử

dụng), các anh (23 lượt sử dụng), các ông (20 lượt sử dụng).

+ Danh từ thân tộc + yếu tố chỉ đặc điểm, tính chất: chiếm 14/91 từ ngữ, tương đương 15,39% số lượng các từ ngữ xưng hô. Về tần số sử dụng chiếm 15/7762, tương đương 0,19%. Ngoài từ cháu gái được sử dụng 2 lần, còn lại

các từ khác chỉ được sử dụng một lần: bố già, ông anh đẹp trai, dì trẻ...

+ Danh từ thân tộc + số từ: về số lượng chiếm 6/91 từ, tương đương 6,52% số lượng các từ ngữ xưng hô. Về tần số sử dụng 25/7762 lượt sử dụng, tương đương 0,32%. Những từ được sử dụng nhiều nhất là: hai bác (15 lượt

sử dụng), hai cháu (6 lượt sử dụng), còn lại những từ khác chỉ được sử dụng một lượt.

+ Danh từ thân tộc + từ chỉ thứ bậc: về số lượng từ 5/91, tương đương 5,49%, về số lượt sử dụng ít nhất trong tất cả các danh từ thân tộc dùng để xưng hô: chiếm 6/7762, tương đương 0,08%. Ngoài từ anh cả được

sử dụng 2 lần, còn lại các từ khác chỉ được sử dụng một lần: ông tổ, cô út, chú thứ ba...

+ Danh từ thân tộc gốc Hán: chiếm số lượng nhỏ nhất về số lượng từ: 4/91, tương đương 4,40%. Về tần số sử dụng là 16/7762 lượt, tương đương 0,21%. Trong nhóm từ này, các từ được sử dụng nhiều nhất là: đại huynh (4

lượt sử dụng), đại ca (4 lượt sử dụng).

2.1.1.3. Từ ngữ chỉ tên riêng

Danh từ chỉ tên riêng đứng vị trí thứ hai trong các phương tiện dùng để xưng hô với 270 từ ngữ, chiếm 32,26% và đứng thứ ba trong tổng số lượt sử dụng các từ ngữ dùng để xưng hô với 1585 lượt, chiếm 10,53%.

Từ ngữ chỉ tên riêng phản ánh tên gọi của các nhân vật giao tiếp mà trong quá trình giao tiếp người ta sử dụng để thay thế cho các đại từ xưng hô thực thụ. Cũng như các từ xưng hô lâm thời khác, hiện nay tên riêng được sử dụng để xưng hô khá phổ biến trong tiếng Việt.

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy danh từ chỉ tên riêng được sử dụng vô cùng phong phú: ở cả 2 vị trí xưng, hô và bằng những cách kết hợp khác nhau.

Nhóm danh từ chỉ tên riêng trong 13 tác phẩm của Vi Hồng chiếm số lượng từ ngữ lớn: 270 từ, 1585 lượt. Nhóm này bao gồm các tiểu loại sau:

Bảng 2.4. Cấu tạo của nhóm từ ngữ chỉ tên riêng Sự phân bố

Đặc điểm cấu tạo Số lượng xuất hiện Tần số sử dụng

Tên riêng 66 24,44% 847 53,44%

Tên riêng + danh từ thân tộc 135 50.00% 540 34,07%

Tên riêng + danh từ đơn vị 16 5,93% 28 1,77%

Tên riêng + yếu tố chỉ đặc điểm 18 6,67% 54 3,41% Tên riêng + nghề nghiệp, chức vụ 13 4,81% 37 2,33%

Tên riêng chỉ vật 7 2,59% 37 2,33%

Tên riêng + đại từ nhân xưng 12 4,45% 34 2,15%

Biệt danh 3 1,11% 8 0,50%

Nhóm tên riêng có số lượng từ ngữ 66/270, tương đương 24,44%. Tuy nhiên tiểu loại này khi đi vào hành chức trong tác phẩm Vi Hồng lại có tần suất sử dụng lớn nhất trong nhóm từ ngữ chỉ tên riêng, với 847/1585 lượt sử dụng, tương đương 53,44%. Tên riêng trong tác phẩm văn xuôi Vi Hồng có cả tên riêng 1 âm tiết và 2 âm tiết mang sắc thái dân tộc Tày rất rõ. Những tên riêng được sử dụng nhiều nhất ở nhóm tiểu loại này là: Hoàng (122 lượt sử dụng), Thu Lạ (99 lượt sử dụng), Đàng (68 lượt sử dụng).

Nhóm tên riêng + danh từ thân tộc có số lượng từ ngữ lớn nhất với 135/270 từ ngữ, chiếm 50,00%, tuy nhiên khi đi vào hành chức, tiểu loại này chỉ xếp ở vị trí thứ hai với 540/1585 lượt sử dụng, tương đương với 34,07%. Nhóm tiểu loại này sử dụng nhiều nhất là các từ: anh Hoàng (48 lượt sử dụng),

anh Tú (28 lượt sử dụng), anh Mi Tráng (26 lượt sử dụng).

Nhóm tên riêng + danh từ đơn vị có số lượng 16/270 từ ngữ, tương đương 5,93%. Khi đi vào hành chức, nhóm từ này chiếm 28/1585 lượt sử dụng, tương đương 1,77%. Nhóm tiểu loại này sử dụng nhiều nhất là các từ: thằng Hoàng (9 lượt sử dụng), thằng Ang (2 lượt sử dụng), thằng Kim Công (2 lượt

sử dụng).

Nhóm tên riêng + yếu tố chỉ đặc điểm có số lượng từ ngữ 18/270, tương đương 6,67%. Khi đi vào hành chức, nhóm từ này chiếm 54/1585 lượt sử dụng, tương đương 3,41%. Nhóm tiểu loại này sử dụng nhiều nhất là các từ: già Viền (20 lượt sử dụng), già Xanh (11 lượt sử dụng), Mạc trọc (5 lượt sử dụng).

Nhóm tên riêng + danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ có số lượng 13/270 từ ngữ, tương đương 4,81%. Khi đi vào hành chức, nhóm từ này chiếm 37 lượt sử dụng, tương đương 2,33%. Nhóm tiểu loại này sử dụng nhiều nhất là các từ: tảo Mu (17 lượt sử dụng), then Kì (5 lượt sử dụng), tảo Lăm Đăm (3

lượt sử dụng).

Nhóm tên riêng + đại từ nhân xưng có số lượng từ ngữ 12/270, tương đương 4,45%. Về tần số sử dụng của nhóm từ này là 34 lượt, tương đương

2,15%. Nhóm tiểu loại này sử dụng nhiều nhất là các từ: bạn Kì (7 lượt sử

dụng), bạn Thu Lạ (7 lượt sử dụng), bạn Đàng (5 lượt sử dụng).

Nhóm biệt danh là nhóm có số lượng nhỏ nhất cả về số lượng từ ngữ và tần số sử dụng với 3/270 từ ngữ chiếm 1,11%, 8 lượt sử dụng chiếm 0,50%. Trong nhóm tiểu loại này các từ anh Pu Pa, Hoa Nước được sử dụng 3 lượt,

còn từ cháu Hoa Nước được sử dụng 2 lượt.

Nhóm tên riêng chỉ vật có số lượng từ ngữ 7/270, tương đương 2,59%. Về tần số sử dụng, nhóm này chiếm 37/1585 lượt, tương đương 2,33%. Đây là tiểu loại rất đặc biệt dùng để hô các con vật trong tác phẩm. Nhóm tiểu loại này sử dụng nhiều nhất là các từ: Vài Mu (11 lượt sử dụng), Đăm (9 lượt sử dụng),

Cắng (7 lượt sử dụng).

2.1.1.4. Từ ngữ chỉ nghề nghiệp, chức vụ

Từ ngữ chỉ nghề nghiệp, chức vụ chiếm vị trí thứ tư trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô (67/837), tương đương 8,00 % và được sử dụng ít nhất trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô 332 lượt (2,20%) trong 13 tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng.

Trong 13 tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng, có tất cả 67 từ thuộc nhóm danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ với 332 lượt sử dụng. Trong đó:

Bảng 2.5. Cấu tạo của từ ngữ chỉ nghề nghiệp, chức vụ Sự phân bố

Tiểu loại Số lượng xuất hiện Tần số sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)