Từ ngữ xưng hô xét về các vai giao tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 61 - 63)

VI HỒNG

2.1.2. Từ ngữ xưng hô xét về các vai giao tiếp

Khi khảo sát các từ ngữ xưng hô trong 13 tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng, chúng tôi chỉ xem xét các từ ngữ này ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Xét về các vai giao tiếp của các từ ngữ được dùng để xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy số lượng và tần suất sử dụng các từ ngữ thuộc nhóm xưng ít hơn so với nhóm hô. Cụ thể:

Bảng 2.6. Vai giao tiếp trong từ ngữ xưng hô

Kiểu loại Số lượng Số lượt sử dụng

Nhóm hô 703 80,07% 7687 51,07%

Nhóm xưng 175 19,93% 7365 48,93%

Tổng 878 100% 15052 100%

Xét về các vai giao tiếp của các từ ngữ được dùng để xưng hô trong tác

phẩm văn xuôi Vi Hồng cho thấy: nhóm hô chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm xưng cả về số lượng từ và tần số sử dụng. Về mặt số lượng từ ngữ, nhóm hô nhiều gấp hơn 4 lần so với nhóm xưng: nhóm hô 703/878 từ, tương đương 80,07%, nhóm xưng 175/878 từ, tương đương 19,93%. Về số lần xuất hiện, nhóm hô nhiều hơn nhóm xưng 322 lượt sử dụng: nhóm hô 7687 lượt sử dụng, chiếm 51,07%, nhóm xưng 7365 lượt sử dụng, chiếm 48,93%.

Trong các tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng khi xét về vai giao tiếp cũng có sự chênh lệch nhau. Cụ thể ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.7. Từ ngữ xưng hô xét về vai giao tiếp trong các tác phẩm

STT Tác phẩm Số lượt sử dụng

Xưng

1 Mùa hoa Bioóc loỏng 2051 27,84% 1994 25,94% 2 Tháng năm biết nói 1164 15,80% 1225 15,94%

3 Người trong ống 1274 17,30% 1150 14,96%

4 Dòng sông nước mắt 912 12,38% 1054 13,71%

5 Vãi Đàng 613 8,33% 770 10,02%

6 Đất bằng 626 8,50% 685 8,91%

7 Thách đố 429 5,83% 441 5,74%

8 Người làm mồi bẫy hổ 152 2,06% 194 2,52%

9 Đường về với mẹ chữ 28 0,38% 48 0,62%

10 Cọn nước Eng Nhàn 37 0,50% 41 0,53%

11 Nghĩ sủi bọt đá 42 0,57% 40 0,52%

12 Béc - Kha - Cải 18 0,25% 25 0,33%

13 Sự tích hang cứu tôi với 19 0,26% 20 0,26%

Tổng số 7365 100% 7687 100%

Trong 13 tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng, tiểu thuyết Mùa Hoa Bioóc loỏng là tác phẩm có các từ ngữ xưng và hô xuất hiện với tần suất cao nhất với

2051 lượt xưng (chiếm 27,84%) và 1994 lượt hô (chiếm 25,94%), truyện ngắn

Béc - Kha - Cải là tác phẩm có tần suất sử dụng từ ngữ xưng hô nhỏ nhất với

18 lượt xưng (chiếm 0,25%) và 25 lượt hô (chiếm 0,33%). Những từ ngữ xuất hiện nhiều nhất trong nhóm xưng là: em (1378 lượt), tôi (1290), tao (733

lượt)... Những từ xuất hiện nhiều nhất trong nhóm hô là: anh (1395 lượt), mày

(634 lượt), cháu (533 lượt)...

Trong văn xuôi Vi Hồng, các từ ngữ xưng hô có hiện tượng kiêm chức. Nghĩa là có những từ xuất hiện với cả hai vai trò là xưng và hô như: anh, em,

cháu, con, già....và một số từ chỉ tên riêng: Băng, Hoàng, Ai Hoa... cũng đảm nhận cả chức năng xưng và hô.

Có thể thấy rằng, bằng việc sử dụng hệ thống từ xưng hô trong giao tiếp, Vi Hồng đã xây dựng thành công hình tượng các nhân vật qua chính ngôn ngữ

đối thoại của các nhân vật ấy. Qua xưng hô, các nhân vật bộc lộ rõ nét tính cách, quan điểm, thái độ, phong cách của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)