Văn hóa cộng đồng, làng bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 88 - 93)

VI HỒNG

3.1.2. Văn hóa cộng đồng, làng bản

Do điều kiện sinh sống của người Tày ở các tỉnh miền núi đất rộng người thưa, điều kiện sống khó khăn nên người Tày luôn coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ. Trong quan hệ với cộng đồng, với các dân tộc anh em khác, đồng bào Tày rất trọng tình đoàn kết gắn bó. Tính đoàn kết của người Tày được thể hiện trong nội bộ gia đình, dòng tộc, bản mường và với các dân tộc anh em khác.

Trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống, quan hệ giữa các thành viên trong bản làng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự gắn kết cộng đồng. Một cộng đồng có được sự đoàn kết cao hay thấp phụ thuộc vào tính chung mục đích, chung lí tưởng, sự gắn bó cảm xúc, sự hòa nhập, sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. Qua lớp từ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng phần nào thể hiện được tính mến khách, sự gắn kết cộng đồng của người Tày trong các hoạt động lao động sản xuất, nghi lễ hội hè, hoạt động cách mạng, chiến đấu với kẻ thù.

Thống kê các từ ngữ xưng hô trong 13 tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng, qua lời thoại của các nhân vật, chúng tôi nhận thấy, trong phạm vi giao tiếp gia đình, dòng tộc hay làng bản đều xuất hiện số lượng lớn các từ ngữ xưng hô chỉ số nhiều. Chứng tỏ người Tày thường có thói quen tập trung đông người khi lao động hoặc trong sinh hoạt đời thường. Đó là những từ ngữ chỉ một nhóm người có chung đặc điểm hoặc về giới tính, hoặc về lứa tuổi, hoặc về dòng họ, dân tộc.

Trong phạm vi gia đình: các từ ngữ chỉ số nhiều được dùng để xưng:

con 7 lượt, bố con ta 3 lượt, bọn anh 2 lượt, anh em ta 2 lượt. Còn lại các từ

các anh, bọn em, hai bố con ta, anh chị em chúng ta, con cháu chúng ta, trung đội chúng ta, chị em chúng mình, anh em nhà ta, gia đình nhà ta được sử dụng

một lượt.

Các từ ngữ số nhiều được dùng để hô trong phạm vi gia đình: các ông 20 lượt, các anh 22 lượt, pỉ noọng (anh em) 14 lượt, các con 12 lượt, các bác 9

lượt, các em 7 lượt, các anh chị 7 lượt, các chú 5 lượt, các anh các chị 4 lượt,

các cháu 3 lượt, các cháu gái 3 lượt, các con cháu 2 lượt, các chị 2 lượt, các bà

2 lượt, anh em con cháu 2 lượt, còn lại các từ: các bá, con cháu gái, con cháu

trai, các cháu trai, các ông bà, các bác chú, các bác bá, các con các cháu, các ông bà, con cháu ta, anh em họ hàng chú bác cô dì, toàn thể pỉ noọng được sử

dụng một lượt.

Trong dòng tộc: các từ ngữ chỉ số nhiều được dùng để xưng: hai họ chúng ta 2 lượt, còn lại các từ họ Sầm ta, người họ Nông ta, anh em họ ta, anh em họ Sầm, anh em mọi người hai họ được sử dụng một lượt.

Các từ ngữ chỉ số nhiều được dùng để hô: anh em họ Nông 2 lượt.

-Trong cộng đồng, làng bản: Các từ ngữ chỉ số nhiều được dùng để xưng: chúng ta 266 lượt, ta 263 lượt, chúng tôi 88 lượt, chúng mình 22 lượt, mình 18 lượt, mường ta 18 lượt, chúng tao 6 lượt, bọn mình 5 lượt, bản ta 5

lượt, quê ta 4 lượt, bọn tao 3 lượt, tập thể ta 3 lượt, dân quân chúng tôi 2 lượt,

dân tộc mình 2 lượt, người Tày mình 2 lượt, người Tày ta 2 lượt, người Tày chúng ta 2 lượt, ban lãnh đạo chúng tôi 2 lượt, mọi người chúng ta 2 lượt, các

từ được sử dụng một lượt là: bọn ta, lũ tao, bọn chúng tôi, bọn tôi, đất ta, xóm

ta, quê mình, bản mường chúng ta, hội đồng chúng ta, Đảng ủy chúng ta, lãnh đạo chúng ta, hai chúng ta, trường chúng ta, làng ta, thành phố ta, Lục Khê ta, bản mường ta, hai đứa chúng mình, hai chúng mình, bọn chúng tôi, người Tày chúng tôi, mọi người chúng tôi, anh em chúng tôi, hai vợ chồng chúng tôi.

Các từ ngữ chỉ số nhiều được dùng để hô: các bạn 18 lượt, mọi người 16 lượt, các người 14 lượt, các ngài 8 lượt, bà con 6 lượt, anh em mọi người 4

lượt. Những từ ngữ được sử dụng một lượt: trẻ con chúng mày, hai đứa chúng

mày, con trai con gái chúng mày, bọn mày thanh niên, các già, các bạn trai trẻ trai non, các bạn trai non, trai non gái trẻ, mọi người thương yêu, bà con anh em mọi người, bà con anh chị em hàng phố, anh em trên bờ, anh em mọi người, anh chị em mọi người, anh em chú bác mọi người, anh chị em làng bản, chú bác anh em làng bản.

Trong các tác phẩm văn xuôi Vi Hồng, các từ ngữ xưng hô chỉ số đông có mặt trong đa dạng các cảnh huống giao tiếp: có khi là chuyện trò bình thường, có khi là lời chỉ bảo, sai khiến, có khi là lời cầu cứu, van xin, khi là lời than vãn, cũng có khi xuất hiện để thể hiện niềm ngỡ ngàng vui sướng tột độ.

Trong tiểu thuyết Đất bằng, già Viền đã rất nhiều lần vừa chuyện trò vừa như dạy dỗ chỉ bảo con cháu:

Các con cháu người Mèo cứ ăn cơm người Dao, người Tày... để già và con cháu ăn mẻn mén” [56; 104]. Cách gọi của già Viền vừa như thể hiện sự

mến khách, nhường phần cơm ngon cho mọi người vừa như thể hiện sự gần gũi, thân thiết giữa người Tày, người Dao và người Mèo. Đó không chỉ là bữa cơm bình thường, mà đó là bữa cơm đoàn kết các dân tộc ở Đin Phiêng.

Con cháu Đin Phiêng ta ơi, ta gặt lúa của ta đi!” [56; 220]. Trong

khung cảnh gặt lúa tập thể được diễn ra hết sức khẩn trương, già trẻ gái trai các dân tộc anh em đều lao động hăng say, thể hiện tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng nhau chia sẻ công việc, nhường nhau thức ăn..

Các cháu trai phải biết nhường các cháu gái với! Phải mời các bạn gái ăn! Các cháu gái ăn đi đừng xấu hổ!” [56; 104]. Lời dạy bảo của già Viền

trong bữa cơm như truyền lại cho con cháu truyền thống biết nhường nhịn, đùm bọc thương yêu nhau của người miền núi.

Già Viền nói:“Thưa anh em mọi người hai họ, không nên ,mắc mưu con cáo già, để đến nỗi chúng ta gặp nhau phải cúi mặt xuống đất.” [56; 119].

Câu nói của già Xanh khi bàn về tình hình làm ăn của tập thể Đin Phiêng: “Các con cháu à! Cái việc ta làm thì to lớn...” [56; 106].

“Thôi, các bác ạ!... Ta ăn đi rồi lo chặt cây làm ruộng. [56; 105].

Câu nói của ông nội Xanh như một mệnh lệnh ban xuống cho mọi người trong dòng họ:“Bây giờ các con các cháu về nhà lấy thêm dao gậy ra đây”[56;

117], Tất cả anh em họ Nông hãy dừng tay lại và sang bờ suối bên ta hết.”

[56; 114], Các con cháu nghe ta” [56; 118], “Anh em họ ta hãy cắm giáo mác xuống đất” [56; 115].

Bố Hạ Chi trong tiểu thuyết Mùa hoa Bioóc loỏng nói như ra lệnh: “Anh em họ hàng hãy đè nó xuống mà trói vào” [60; 139].

Không chỉ trong lao động mà khi gặp chuyện dữ, các nhân vật trong văn xuôi Vi Hồng cũng thường gọi dòng họ, làng bản vừa như thông báo, vừa như một sự cầu cứu, mong được giúp đỡ: Ké Viền trong tiểu thuyết Đất bằng đã

kêu: “Anh em họ Sầm đâu, mau mau đến cứu tôi” [56; 113].

Tiếng gọi của mọi người:“Trai tráng họ Nông ta đâu, người họ Sầm đã đánh chết người họ Nông ta rồi” [56; 114].

Một người họ Nông gọi: “Ới anh em họ Nông, họ Sầm “mùn thớt” đã đánh chết người họ Nông ta rồi’ [56; 113].

Trong tiểu thuyết Dòng sông nước mắt, khi Kin xa phát hiện ra Thu

Khoan tự tử đã kêu lên: “Chú, bác, anh em làng bản ơi!Thu Khoan tự tử rồi”

[58; 62].

Thu Khoan kêu lên khi thấy con gái lấy Kin Xa: “Anh Linh Khay ơi!

Anh chị em chú bác mọi người ơi!” [58; 226].

Trong tiểu thuyết Người trong ống, nhân vật bệnh nhân già đã kêu lên

như một sự cầu cứu: “Các ông các bà, các anh các chị bác sĩ ơi! Cứu tôi với! Cứu con tôi với” [57; 5].

Không chỉ trong nỗi đau xót, mà khi vui, các nhân vật trong tác phẩm Vi Hồng cũng gọi tên cộng đồng làng bản như một thói quen có từ lâu đời. Trong tiểu thuyết Mùa hoa Bioóc Loỏng, Cặm Cang thể hiện niềm vui tột độ khi được Thu Lạ yêu thương: “Ta sung sướng quá các anh các chị các em ơi! Sung

sướng hơn ông vua ở kinh đô, hơn cả ngọc hoàng thượng đế trên trời!” [56;

109]. “Anh em mọi người chú bác cô dì ơi!Thằng Cặm Cang xấu xí này lấy được nàng tiên rồi” [56; 203].

Văn hóa cộng đồng làng bản không những được thể hiện qua cách gọi mà còn thể hiện trong lối xưng của Người Tày. Khi đối thoại, các nhân vật trong tác phẩm Vi Hồng thường xưng là chúng tôi, chúng cháu, chúng ta, người Tày ta, mọi người chúng tôi... Những trường hợp sử dụng kiểu xưng hô

này thường là một người đại diện cho ý kiến của nhiều người để nói lên ý kiến, quan điểm của nhóm mình.

Trong hầu hết các tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng, lối xưng chỉ số nhiều đều được sử dụng phổ biến. Lấy ví dụ trong tiểu thuyết Đất bằng, mô hình đối thoại tập thể xuất hiện rất nhiều trong không gian sinh hoạt, lao động chung của làng bản. Vì vậy, lối xưng nói trên cũng được thể hiện đa dạng:

Già Viền nói hợp bụng chúng cháu đó” [56; 105].

“Anh em chúng tôi sang đây không phải để đánh nhau [56; 119]. “Chúng ta hãy đi làm. Không thì thua Đin Phiêng phải” [56; 105].

Chúng em tán thành ý kiến anh Đáp” [56; 125].

Còn rất nhiều các từ ngữ xưng hô khác thể hiện rõ văn hóa cộng đồng làng bản của người Tày, trong khuôn khổ luận văn của đề tài này, chúng tôi xin phép chỉ liệt kê ra một vài ví dụ như trên để thấy được nét độc đáo trong cách gọi cộng đồng làng xóm của người Tày.

Đặc điểm dễ nhận thấy trong cách xưng hô của người Tày là thường mang tính gia đình hóa. Những người già thường gọi những người trẻ tuổi là con cháu, những người cùng lứa tuổi thì gọi nhau là anh em, những người dưới gọi người trên là chú bác cô dì mặc dù không có quan hệ huyết thống. Qua cách xưng hô đó mà quan hệ trong cộng đồng bản làng trở nên gần gũi, đoàn kết, gắn bó thương yêu.

Văn hóa đoàn kết của dân tộc Tày nói chung và của dân tộc Việt nói chung là một nét đẹp đặc trưng mang tính truyền thống cần được gìn giữ và

phát huy. Ngày nay, người Tày gọi ngày hội đại đoàn kết là “mự đại đoàn kết”. Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong những sự kiện lớn của bản làng, đồng bào miền núi luôn có ý thức tương trợ nhau. Trong quan hệ giao tiếp của cộng đồng, quan hệ bản làng luôn được coi trọng hàng đầu.

Nét văn hóa gắn bó tự nhiên, tôn thờ thần linh, tinh thần đoàn kết của người Tày được truyền từ đời này sang đời khác bằng một kho tàng văn học dân gian phong phú bao gồm: truyện cổ tích, thần thoại và vốn thi ca cổ truyền gồm: dân ca trữ tình, thơ ca đám cưới, hát ru, văn cúng bái, văn than...với nội dung chủ yếu nhằm giải thích vũ trụ, nguồn gốc loài người, nguồn gốc các dân tộc, nêu lên lòng chính nghĩa, ghét gian tà, tinh thần đấu tranh chống lực lượng siêu nhiên thần kỳ, chống cường quyền ác bá, đấu tranh để giữ trọn vẹn mối tình chung thuỷ lứa đôi, bạn bè, đấu tranh chống ngoại xâm, truyền thống đoàn kết dân tộc trong cộng đồng người Tày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)