Dùng từ xưng hô thể hiện tính cách chân thật, hiền lành, chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 94 - 97)

VI HỒNG

3.2.1. Dùng từ xưng hô thể hiện tính cách chân thật, hiền lành, chất

ngay thẳng

Thế giới nhân vật trong văn xuôi Vi Hồng chủ yếu là những người dân tộc miền núi giản dị, chất phác, thô mộc nhưng giàu tình yêu thương, trọng tình nghĩa. Bởi thế ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn mang đậm phong cách diễn đạt của người miền núi. Phong cách đó thể hiện ở lời nói, cách nói rất chân thật, ở từ ngữ giản dị, dễ hiểu. Trong đối thoại, người Tày thường có lối xưng hô bộc lộ thái độ yêu ghét trực tiếp, từ xưng hô bộc lộ đặc điểm, tính cách một cách cụ thể.

Tính cách chân thật, ngay thẳng của người Tày nói riêng và người miền núi nói chung thể hiện ở cách xưng hô bộc lộ thái độ yêu ghét một cách trực tiếp. Khi đối thoại, người miền núi thường dùng các xưng hô thể hiện thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng, ngợi ca: bạn thân mến, mọi người thương yêu

Thu lạ em yêu, em yêu Thu Lạ, bạn Thu Lạ thân thương, cô bạn gái thân mến, chị dâu kính yêu, khách quý khách sang, anh bạn Kin Xa thân yêu.

Trong tiểu thuyết Mùa hoa Bioóc loỏng, Chim Ca gọi Thu Lạ: “Thu Lạ ơi, ơi bạn Thu Lạ thân thương!” [60; 89].

Chim Ca động viên Thu Lạ: “Đừng bi quan thế, bạn thân mến ạ!” [60; 92].

Cặm Cang nói với Thu Lạ: “Thu Lạ ơi, ta không thể sống nhìn trời nhìn

đất và nhìn em yêu Thu Lạ mà có thể sống được.” [60; 106].

Trong tiểu thuyết Đất bằng, một người trong đám thanh niên nói:

“Thưa mọi người thương yêu! Chúng tôi phải cản bà con lại, thật không phải.” [56; 224].

Trong tiểu thuyết Người trong ống, nhân vật Ba nói với Hoa: “Tôi cười gió núi mây ngàn cô bạn gái thân mến ạ” [57; 152].

Khi đặt các nhân vật vào trong các tình huống xung đột gay gắt, Vi Hồng thường để cho các nhân vật của mình đối thoại để thể hiện và bộc lộ rõ tính cách. Lớp từ ngữ xưng hô trong được dùng giữa các nhân vật khi mâu thuẫn là thái độ coi thường, căm thù, cay nghiệt, mỉa mai... và thường được thể hiện bằng các từ ngữ vừa để gọi tên vừa là những tiếng chửi thề: bọn gia nhân độc ác, thằng già canh cũi, con chó ghẻ bướng bỉnh, thằng trẻ con do cho sinh ra do ma sinh lại, bà già đanh đá mỏ nhọn lưỡi sắc, bà già nửa điên nửa khùng, mụ già kia, bà già có cái đầu óc thâm u như rừng cây, cái con cơm thiu mẻ thối, cái thằng khốn nạn, cái thằng lau sậy chết khô, thằng Châu Đoàn già, những kẻ ngu ngốc, kẻ độc ác, kẻ bịt bợm, đồ hèn, đồ dã man, đồ ăn mày, đồ ma gà chuyên làm hại người, đồ gái đẹp ma gà, đồ ma gà chúng mày, đồ chết trôi chết sấp, đò thằng Ba dê cụ, đồ thằng Ba đểu cáng, đồ con dê già, đồ con chó không nghe lời chủ, đồ vô phúc, đồ phản phúc, cái đồ lông cánh lông đuôi cun củn, cái đồ cơm nguội cơm thiu, lão già phản bội, chó già phản chủ, cái ông ma gà đẻ ra cái con ma gà, thằng Mán con kia, cái thằng Cặm Cang xấu xí kia, cái thằng con trai chó đẻ lợn nuôi kia.

Sau đây là một số ví dụ thể hiện lối nói bộc lộ thái độ căm ghét của nhân vật qua những tiếng chửi thề:

Trong tiểu thuyết Dòng sông nước mắt, thằng nghiện đã nói với Kin Xa

Cái thằng lau sậy chết khô kia, mày “cáu tháy” ở đâu ra được cái của mập thế?” [58; 146].

Trong tiểu thuyết Tháng năm biết nói, nhân vật Tẹo đã nói với Hoàng:

“Tiên sư mày, mày có về không, đồ chết trôi, chết sấp nhà mày” [57; 96].

Trong tiểu thuyết Mùa hoa Bioóc loỏng, Tua Be nói với bà Phí Thao:

“Hoa của tôi, tôi đã cho con trai Cặm Cang của bà dùng rồi! Bà già đanh đá mỏ nhọn lưỡi sắc ạ!” [60; 208].

Tua Be nói với Bà Xẳn Lần: “Không biết thì bà câm đi. Bà già nửa điên nửa khùng ạ!...Bà già có cái đầu óc thâm u như rừng cây ạ!” [60; 266].

Trong cách gọi của Mẹ Chim Ca với con: “Mày không nghe lời bố mẹ

mày nữa có phải không? Cái thằng con trai chó đẻ lợn nuôi kia!” [60; 250].

Ngoài việc bộc lộ thái độ yêu ghét một cách trực tiếp qua xưng hô, người miền núi thường có cách gọi kèm theo đặc điểm cụ thể của đối tượng. Đó là đặc điểm về ngoại hình và đặc điểm về tính cách.

Những từ ngữ xưng hô chỉ đặc điểm ngoại hình như: Mạc trọc, người đẹp, người đẹp gái, em gái xinh đẹp, cô em xinh đẹp, bạn gái xinh đẹp của tôi, chàng trai xấu xí, bà Xẳn Lần mặt rộng mắt trắng lưỡi mỏng, người già...

Trong tiểu thuyết Mùa hoa Bioóc loỏng, Cặm Cang nói với Thu Lạ: “Tại

sao thế? Hay có con ma nó xui, con quỷ nào nó khiến bạn gái xinh đẹp của tôi trở nên như thế?” [60; 102].

Thu Lạ nói với Cặm Cang: “Hỡi chàng trai xấu xí! Đừng kiêu ngạo thế.” [60; 104].

Bà Xẳn Lần nói với Cặm Cang: “Cái thằng Cặm Cang xấu xí kia, tao không nói với mày.” [60; 265].

Cặm Cang nói với bà Xẳn Lần: Bà Xẳn Lần miệng rộng, mắt trắng, lưỡi mỏng ơi! Bà đừng có mà mắng chửi người ta và con gái độc địa như thế.”

[60; 264].

Trong tiểu thuyết Tháng năm biết nói, nhân vật Thìm nói với Châu

Đoàn: “Cái thằng Châu Đoàn già! cút cái con mẹ mày đi” [59; 22].

Những từ ngữ xưng hô chỉ đặc điểm tính cách như: thằng Lảm lười, lão Moong cứt sái, thằng Moong cứt sái, thằng Toan ích kỉ...

Trong tiểu thuyết Đất bằng, cách gọi của nhân vật vừa như một lời nhận xét vừa như lời yêu cầu: “Thằng Toan ích kỉ, thằng Lảm lười, lão Moong cứt sái, và tất cả những thằng ăn cắp từ nơi khác đến muốn sống thì dừng mảng lại!” [56; 241].

Những đặc điểm về tính cách và ngoại hình của các nhân vật trong văn xuôi Vi Hồng không chỉ được bộc lô qua cách gọi các gọi các nhân vật khác, mà còn bộc lộ qua chính cách xưng của các nhân vật đó trong giao tiếp: cái bà già này, người nghèo này, cái con ma gà này, cơm thiu mẻ thối này, cặm cang xấu xí này... Khi nhân vật nhận rõ và ý thức được những đặc điểm về tính cách

và ngoại hình của mình là xấu, các nhân vật sử dụng những từ tự xưng kèm thái độ mặc cảm.

Trong tiểu thuyết Mùa hoa Bioóc loỏng, Cặm Cang đã tự xưng mình:

“Ối hôm nay là ngày gì mà Cặm Cang xấu xí này được hưởng nhiều cái phúc.” [60; 108].

Thằng Cặm Cang xấu xí này đã lấy được nàng tiên rồi” [60; 203].

Nhân vật Tua Be đã tự xưng mình là cơm thiu mẻ thối khi nói với bà Xẳn Lần: “Cơm thiu mẻ thối này thế mà lại còn văn minh hơn bà kia đấy” [60; 266].

Hầu hết, các nhân vật trong văn xuôi Vi Hồng giữ được những nét “hồn

nhiên như cây cỏ”. Thế giới nhân vật chính diện trong tác phẩm của Vi Hồng

đều lấy nguyên mẫu từ cuộc sống hiện thực của người dân tộc Tày. Họ sống hồn nhiên, chân thật, yêu ghét rạch ròi, họ tin, yêu người khác như chính bản thân mình. Thế giới nhân vật phản diện mang những cái xấu xa có khi là do bản chất nhưng cũng có khi xuất phát từ sự nhận thức nông cạn, sự cả tin, cổ hủ, lạc hậu. Những quan niệm mang tính gốc rễ đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân miền núi đã tạo nên một cuộc sống vô tư, hồn nhiên nhưng nhiều khi lại mang đến cho họ những bi kịch đáng thương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)