Từ “chàng”, “nàng”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 72 - 80)

VI HỒNG

2.2.4. Từ “chàng”, “nàng”

“Chàng” và “nàng” là hai từ gốc Hán, thường chỉ những người trẻ tuổi, hoặc cũng có thể dùng để xưng hô trong tình yêu.

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, nhà văn thường sử dụng từ “chàng”, “nàng” khi viết về đề tài tình yêu. Nếu như các từ “lão”, “mụ”, “hắn” thường được Vi Hồng sử dụng chủ yếu để gọi các nhân vật phản diện, thì “chàng”, “nàng” lại bao gồm cả những nhân vật chính diện và phản diện. Nhân vật chính diện thường mang nét đẹp toàn mĩ từ hình thức đến tâm hồn. Họ là những trai trẻ gái tơ, trai thanh gái nụ, trai non gái trẻ xinh đẹp, thông minh, thủy chung, nhân hậu. Giọng văn mà nhà văn dành cho những nhân vật này là ngợi ca, trân trọng; trái ngược là tuýp nhân vật phản diện với giọng văn mỉa mai, châm biếm.

Trong tiếng Việt, “nàng’ chỉ người phụ nữ trẻ thường được dùng ở ngôi thứ hai và ngôi thứ ba số ít. Trong văn xuôi Vi Hồng, “nàng” được sử dụng ở cả hai ngôi đó.

- “Nàng” để gọi tên những nhân vật chính diện:

Trong tiểu thuyết Mùa hoa Bioóc loỏng, Vi Hồng đã xây dựng và khắc

họa rất nhiều cô gái trẻ trung, xinh đẹp.

Đó là nàng Xinh Xông với tính tình phóng khoáng và “tài hát lượn có

tiếng cả tỉnh”: “Xinh Xông lại chạy đến với Khăm Tha. Nàng lại nắm hờ hờ lấy bàn tay của người con trai cao lớn đi dạo giữa ngày hội.” [60; 18].

Đó là cô giáo Hạ Chi với tấm lòng lương thiện cao cả, nàng đã hi sinh tình yêu với Chim Ca để đến với Mi Tráng nhằm xóa tan định kiến về con ma gà mà Mi Tráng đang mang trong mình: “Chim Ca muốn cầm lấy tay của Hạ Chi thì nàng bảo để ngày mai. Chim Ca muốn ôm hôn nàng.Nàng bảo để sau ngày cưới.” [60; 61].

Đó là nàng Thu Lạ xinh đẹp, hiếu thảo, tốt bụng nhưng gặp nhiều bất hạnh khi bị sống trong dòng họ nhà ma gà: “Thu Lạ buồn lắm. Nàng để mặc

cho những giọt nước mắt rơi dưới chân mình. Nàng bảo mình đừng khóc, nhưng nàng vẫn khóc.” [60; 89].

Đó là nàng Thu Lương xinh đẹp rạng rỡ, với tình yêu thương say đắm nồng nàn nhưng bạc phận: Nàng ăn lá ngón ở tận trong núi, chứ không phải hái ngay cây ở rừng sau nhà. Cho nên lúc đầu khi nàng mới lên tiếng rên rẩm người ta không ai nghĩ nàng đã ăn lá ngón.” [60; 226].

Nhân vật Tua Be luôn yêu và khát khao cái đẹp, quý trọng cái tài nhưng lại mang một ngoại hình xấu xí: “Cặm Cang đã ngừng chơi quay đợi Tua Be nói một điều gì đó. Nhưng nàng chẳng nói mà chỉ cười.” [60; 234].

Đó là nàng Xiêm xinh đẹp, nhân hậu trong tiểu thuyết Dòng sông nước mắt: “Nhưng từ ngày nàng Xiêm xinh đẹp lấy ông Cắm Hỷ, nàng cũng chẳng bao giờ về bản Pác Phai. Nàng không về thăm cha mẹ một lần nào.” [58; 6].

Đó là nàng Thu Khoan xinh đẹp, nhân hậu, giàu lòng vị tha trong tiểu thuyết Dòng sông nước mắt. Nàng dùng ân trả oán, đối xử tốt với người chồng cũ - kin xa đã từng bán nàng để lấy tiền hút thuốc phiện. Cuộc đời nàng là một “dòng sông nước mắt” với rất nhiều nỗi khổ: bị ép duyên, chồng mất, con hư hỏng: Nàng đau khổ, than khóc. Nàng đứng ngay mép thành đá đổ ra lõng vực. Nàng khóc, nước mắt rơi tũm tĩm xuống vực.” [58; 61].

Trong tiểu thuyết Người trong ống, nhân vật Ai Hoa cũng là một tiểu

thư xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc phận. Cũng giống như Thu Lương, nàng chọn cách tự kết thúc cuộc sống khi không đến được với người mình yêu:

“Ai Hoa không đánh phấn. Vì Tú nhìn thấy rõ từng sợi lông tơ trên hai cặp má của nàng chưa kịp rụng. Đôi mắt của nàng cũng tròn, đen ánh, lóng lánh như trời thu.” [60; 128].

- “Nàng” để gọi tên những nhân vật phản diện:

Đó là những cô gái có vẻ đẹp hình thức nhưng lại bị đồng tiền làm tha hóa phẩm chất, đó là những nàng “hư hỏng”, thực dụng, sống theo lợi ích bản thân. Vi Hồng đã xây dựng và miêu tả chân thực những cô nàng này trong tiểu

thuyết Dòng sông nước mắt. Đó là các nhân vật: Lệ Hà - Kim Ngọc, Kim Ngần - Hoa Nước, cô gái làng chơi.

Nhân vật Lệ Hà là một cô gái xinh đẹp nhưng bị ép duyên với Kin Xa. Cô đã nhảy sông tự tử nhưng may mắn được cứu. Từ đó cô lấy cái tên Kim Ngọc và trở thành một cô gái thực dụng, xảo trá, mưu mô. Cô thông đồng với quan phủ Trần Hồi để lừa kết hôn với Kin Xa nhằm chiếm đoạt căn biệt thự của Kin Xa: “Kim Ngọc cũng chẳng thắc mắc. Nàng chỉ hỏi han qua loa, nũng nịu giả vờ, cười duyên đắc ý làm cho Kin Xa thấy lạ.” [58; 201].

Nhân vật Kim Ngần là một cô gái mới lớn ham vật chất, chuộng tiền bạc. Vì tham cuộc sống nhung lụa, Kim Ngần đã tìm cách tiếp cận và lấy Kin Xa - một kẻ nghiện ngập, cờ bạc và chồng cũ của mẹ mình: nàng kéo dài giọng, nghe có phần chua chát và mỉa mai”. [58; 190].

Nhân vật cô gái làng chơi làm theo lời sai khiến của Kin Xa để dụ giỗ Kim Công vào chốn ăn chơi của những canh bạc và những cuộc vui qua đêm với các cô gái điếm:“Nàng lại nhớ phận sự của mình là một cô gái làng chơi.

Nàng lại phải ôm lấy Kim Công với những cử chỉ thuần thục làm cho khách làng chơi không bao giờ quên được nàng.” [58; 197].

Trong tiếng Việt, “Chàng” dùng để chỉ những người đàn ông trẻ tuổi, thường được dùng ở ngôi thứ hai và ngôi thứ ba số ít. Trong tiểu thuyết của Vi Hồng, “chàng” được dùng để chỉ những người con trai trẻ tuổi thuộc nhiều loại khác nhau chia làm hai kiểu nhân vật: chính diện và phản diện.

- “Chàng” để gọi tên những nhân vật chính diện. Đó là những chàng trai cường tráng, dũng cảm, tài năng. Tiểu thuyết Mùa hoa Bioóc loỏng là tác phẩm hội tụ rất nhiều những chàng trai tốt bụng, tình nghĩa như vậy.

Đó là nhân vật Mi Tráng đẹp trai, vạm vỡ, chăm chỉ. Bị mang tiếng là con ma gà, chàng không chịu khuất phục buông xuôi, chàng cố gắng làm giàu để chứng minh và xóa tan định kiến về con ma gà của dòng họ nhà chàng:

đứng sát đằng sau mà chàng cũng không hay biết. Chàng vẫn giơ cao cuốc, bập xuống cái hố đã sâu ngang đùi.” [60; 119].

Đó là nhân vật Chim Ca - chàng trai khỏe mạnh và là kĩ sư cơ khí của huyện. Chàng có một tình yêu sâu đậm với cô giáo Hạ Chi. Nhưng họ quyết định làm một cuộc cách mạng xóa tan định kiến về con ma gà bằng cách hi sinh tình yêu đôi lứa để kết hôn với một người ma gà: “Chim Ca hăm hở và quyết tâm. Chàng cho rằng không có thế lực nào ngăn cản được tình yêu của chàng

với Thu Lạ.” [28; 249].

Đó là nhân vật Mạnh Kha - chàng trai lực lưỡng từ miền xuôi lên miền núi lập nghiệp và có một mối tình say đắm với Thu Lạ: “Mạnh Kha im lặng,

khẽ nằm xuống bên cạnh Thu Lạ. Chàng ôm lấy nàng, siết chặt nàng trong hai vòng tay lực lưỡng.” [60; 82,83].

Đó là nhân vật Khăm Tha cao lớn, dũng cảm và mưu trí như một võ sĩ đã bảo vệ và cứu được Xinh Xông thoát khỏi hổ già hung dữ: “Cô gái lại cho phép anh chàng Khăm Tha được nắm giữ thắt lưng của mình, chẳng khác gì anh chàng được ôm eo người con gái xinh đẹp mà chàng đã ước mơ mấy năm nay” [60; 23].

Đó là nhân vật Cặm Cang xấu xí nhưng yêu tha thiết và khát khao cái đẹp. Chàng có tâm hồn và điệu lượn ngọt ngào chan chứa tình yêu thương: “Cặm Cang không thèm đáp lại, chàng dắt tay Thu Lạ đi về nhà nàng.” [60; 182].

Trong tiểu thuyết Người trong ống, nhà văn Vi Hồng đã xây dựng được

một hình tượng nhân vật lí tưởng hội tụ tất cả vẻ đẹp hình thức và tài năng, phẩm chất tốt đẹp của một chàng trai trẻ tuổi yêu quê hương với sự quyết tâm và tâm huyết với nghề thầy thuốc. Đó chính là nhân vật Tú. Tú được tác giả gọi là “anh chàng” khi đặt điểm nhìn trần thuật vào nàng Ai Hoa: “Chẳng qua anh

chàng giả làm già để cao giá đấy thôi” [57; 248].

Nhân vật Kim Công trong tiểu thuyết Dòng sông nước mắt hiện lên là một chàng trai hiền lành, chăm chỉ, giàu tình nghĩa và nhân hậu. Bằng tình yêu thủy

chung, son sắt với Thu Khoan, chàng đã lao động miệt mài để có tiền chuộc Thu Khoan từ Kin Xa, hơn nữa chàng lại sẵn sàng dang cánh tay ra cứu vớt Kin Xa - người đã chia cắt tình yêu của chàng và Thu Khoan: “Nàng Thu Khoan bé bỗng vừa nói vừa đẩy chàng Kim Công cao hơn nàng một cái đầu.” [58; 44].

-“Chàng” để gọi tên nhân vật phản diện. Đó là nhân vật Kin Xa nghiện hút, cờ bạc, ăn chơi trong tiểu thuyết Dòng sông nước mắt. Khi nhân vật nhờ cờ bạc và đổi vận, ngoại hình thay đổi: “Hơn nữa, cái anh chàng Kin Xa sang trọng, béo tốt đang đững trước mặt cô là một chàng Kin Xa hoàn toàn khác thuở xưa." [58; 160].

Có thể thấy rằng các nhân vật mà nhà văn Vi Hồng gọi là “chàng”, “nàng” là những nhân vật trẻ tuổi và chủ yếu sử dụng trong đề tài tình yêu. Có lúc tạo thành các cặp đối xứng “chàng” - “nàng” khi nhà văn miêu tả hai nhân vật cùng một lúc. Trong văn xuôi Vi Hồng, chúng ta bắt gặp những từ xưng hô gốc Hán này là do sự ảnh hưởng của ngôn ngữ Hán đối với vùng Đông Bắc là khu vực tiếp giáp về địa lý. Và trước khi có chữ Quốc ngữ thì chữ Hán và chữ Nôm Tày được sử dụng phổ biến trong dân gian.

Trong tác phẩm của Vi Hồng, những nhân vật phụ rất ít khi được nhà văn gọi bằng tên thật. Tác giả thường gọi lớp nhân vật này theo mối quan hệ với các nhân vật chính trong tác phẩm: bố Ba, vợ Ba, em trai Ba, em út của Ba,

vợ ông trưởng Ty, bố Tú, mẹ Tú... (Người trong ống); bố Đàng, mẹ Đàng, vợ tổng Nhự, mụ vợ lão phó tổng Vọi (Vãi Đàng); bố Viền, ông nội Xanh, bố Xanh, mẹ Xanh, mẹ Kì, bà vợ ông Háo...(Đất bằng)... Điều này tạo thuận lợi

cho người đọc dễ hình dung và theo dõi cốt truyện.

Nét đặc biệt trong cách sử dụng từ xưng hô của tác giả Vi Hồng khi gọi các nhân vật của mình đó chính là sự đa dạng và sự biến hóa linh hoạt trong cách gọi tên các nhân vật. Cùng một nhân vật nhưng được nhà văn dùng nhiều từ khác nhau để gọi tên: ví dụ như: khi miêu tả nhân vật Cặm Cang trong Mùa hoa Bioóc loỏng tác giả sử dụng các đại từ: nó, hắn, hắn ta, chàng, chàng Cặm

Cang xấu xí..., nhân vật Ba trong Người trong ống cũng được miêu tả bằng

nhiều cách gọi khác nhau: Ba, hắn, thằng Ba, anh chàng Ba, anh ta, cậu ta....

sự biến đổi linh hoạt giữa những cách gọi này phụ thuộc vào sự thay đổi tuổi tác, tính tình của các nhân vật. Có lúc nhà văn gọi nhân vật Thu Khoan trong

“Tháng năm biết nói” là nàng (khi nhân vật còn trẻ), gọi là bà (khi nhân vật đã

già). Hai cách gọi khác nhau đó tùy thuộc vào tuổi tác mà thời điểm tác giả miêu tả. Có lúc nhân vật người canh cũi - bố Thỉ trong “Người làm mồi bẫy hổ” được gọi là lão, lão mắt dọc, lão già canh cũi (lúc nghiện ngập và khi làm

nghề canh cũi hổ), gọi là ông, ông lão (lúc nhân vật trở thành người tốt).

Những cách gọi khác nhau đó phụ thuộc vào sự biến chuyển trong tư tưởng đạo đức và hành động của nhân vật.

Ngoài ra sự khác nhau trong điểm nhìn trần thuật cũng tạo nên sự đa dạng trong cách gọi tên các nhân vật trong tác phẩm Vi Hồng. Chẳng hạn như: khi đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Nai Nị trong “Thách đố”, tảo Lăm

Đăm được gọi là bố Lăm Đăm, nhân vật Hoàng được gọi là Anh Hoàng... trong tác phẩm “Vãi Đàng”, có lúc tác giả đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật

Đàng và gọi các nhân vật là anh Hinh, chị The, anh Thả, con gái Thèn...

Tiểu kết chương 2

Khảo sát các từ ngữ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng với phạm vi 13 tác phẩm, chúng tôi nhận thấy số lượng các từ ngữ xưng hô được sử dụng trong các tác phẩm là khá lớn, cách sử dụng từ xưng hô đa dạng, phong phú, độc đáo, mới mẻ.

- Xét về từ ngữ xưng hô qua lời đối thoại của nhân vật: hệ thống từ ngữ xưng hô có thể xếp vào các nhóm loại như: đại từ nhân xưng; danh từ thân tộc; tên riêng; từ chỉ chức vụ - nghề nghiệp; từ ngữ xưng gọi khác.

+ Về số lượng từ ngữ của các nhóm từ xưng hô: kiểu loại xưng hô khác có số lượng nhiều nhất, với 374 từ ngữ (44,69%); danh từ chỉ tên riêng có số lượng

từ lớn thứ hai với 270 từ ngữ (32,26%); danh từ thân tộc có số lượng từ lớn thứ ba với 91 từ ngữ (10,87%); danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp có số lượng từ lớn thứ tư với 67 từ ngữ, (8,00%); đại từ nhân xưng có số lượng từ nhỏ nhất với 35 từ ngữ (4,18%) trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.

+ Về số lượt sử dụng của các nhóm từ xưng hô: Cao nhất là danh từ thân tộc với 7762 lượt sử dụng (51,57%); thứ hai là đại từ nhân xưng với 4658 lượt sử dụng (30,95%); thứ ba là danh từ chỉ tên riêng với 1585 lượt sử dụng (10,53%); thứ tư là nhóm kiểu loại xưng hô khác với 715 lượt sử dụng (4,75%); từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ có 332 lượt sử dụng (2,20%). Như vậy, nhóm danh từ thân tộc chiếm số lượt sử dụng vượt trội (hơn một nửa) trong tổng số lượt sử dụng các từ ngữ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng. Đó chính là xu hướng gia đình hóa của người Tày nói riêng và của tiếng Việt nói chung.

+ Xét về các vai giao tiếp của các từ ngữ được dùng để xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng: số lượng và tần suất sử dụng các từ ngữ thuộc nhóm xưng ít hơn so với nhóm hô. Về mặt số lượng từ ngữ, nhóm hô nhiều hơn gấp hơn 4,0 lần so với nhóm xưng: nhóm hô 703/878 từ, tương đương 80,07%, nhóm xưng 175/878 từ, tương đương 19,93%. Về số lần xuất hiện, nhóm hô và nhóm xưng có tỉ lệ chênh lệch không đáng kể nhóm hô 7687 lượt sử dụng (51,07%), nhóm xưng 7365 lượt sử dụng, (48,53%).

- Xét về từ ngữ xưng hô qua lời trần thuật của tác giả:

Nhà văn Vi Hồng đã sử dụng rất nhiều kiểu xưng hô để gọi tên các nhân vật trong tác phẩm của mình: gọi tên riêng, gọi theo giới tính, theo độ tuổi.... Nhưng nét đặc biệt trong cách gọi nhân vật qua lời trần thuật của tác giả đó chính là sử dụng các từ xưng hô rất riêng biệt và mang sắc thái biểu cảm cao:

lão, mụ, hắn, nàng, chàng. Trong đó nhà văn sử dụng nhiều nhất là từ “lão” với

9/13 tác phẩm, nhà văn gọi 17 nhân vật bằng từ “lão” và gọi 11 nhân vật bằng từ “lão” kết hợp với yếu tố giới tính (ông lão, bà lão). Tiếp theo là từ “hắn” được sử dụng trong 8 tác phẩm để gọi 15 nhân vật. Tiếp theo là từ “mụ” được

sử dụng trong 4 tác phẩm để gọi 6 nhân vật. Từ “nàng” được sử dụng trong 3 tác phẩm để gọi 11 nhân vật. Từ “chàng” được nhà văn sử dụng trong 3 tác phẩm để gọi 8 nhân vật.

Nhìn chung, ở mỗi mảng đề tài, mỗi kiểu loại nhân vật, nhà văn Vi Hồng lại có những cách gọi khác nhau khi trần thuật về các nhân vật của mình. Cách chuyển biến trong điểm nhìn trần thuật của tác giả hết sức linh hoạt và đa dạng tạo nên sự phong phú cho cách gọi trần thuật của Vi Hồng trong các tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)