Từ xưng hô qua ngôn ngữ trần thuật của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 63 - 64)

VI HỒNG

2.2. Từ xưng hô qua ngôn ngữ trần thuật của tác giả

Bên cạnh việc thể hiện sự phong phú và đa dạng của các lớp từ xưng hô qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật, trong tác phẩm của Vi Hồng, ta còn bắt gặp một ngôn ngữ mang nét riêng của nhà văn, đó chính là ngôn ngữ trần thuật của tác giả.

Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc đã định

nghĩa: “Ngôn ngữ tác giả (thuyết minh, dẫn dắt), phải tương đối khách quan. Nhưng nhà văn Việt Nam trong cách gọi tên cũ phải xác định cương vị: dạng cùng tuổi tác hoặc cảm tình ở mức độ nào đó với nhân vật, dạng thân hay không thân...(kiểu Lạp, Lê, Pha, Mị...) hoặc cùng giới (chẳng hạn Nguyễn Công Hoan gọi Pha là Pha và vợ Pha là chị Pha) cái khó khăn là dùng ngôi thứ ba thế nào để có tính khách quan...” [31; 176].

Việc sử dụng từ xưng hô qua ngôn ngữ trần thuật của tác giả góp phần thể hiện quan điểm, thái độ, tình cảm, cách đánh giá của nhà văn với các nhân vật trong tác phẩm, qua đó một lần nữa bộc lộ rõ nét hơn tính cách các nhân vật trong tác phẩm.

Nếu như Nam Cao gọi các nhân vật của mình bằng cách gọi lạnh lùng vô cảm nhưng lại gói ghém trong cách gọi đó một tình thương yêu bao la, sự đồng cảm chia sẻ, một tấm lòng nhân hậu của mình dành cho các nhân vật của ông, thì Vi Hồng lại sử dụng cách gọi tên các nhân vật để bộc lộ thái độ yêu ghét rõ ràng một cách trực tiếp: khi thì ngợi ca, lúc lại coi thường, căm ghét, mỉa mai... điều này xuất phát từ tính ngay thẳng, rõ ràng, bộc trực trong cách ứng xử của người Tày. Tìm hiểu cách gọi nhân vật của nhà văn Vi Hồng, chúng tôi thấy tác giả sử dụng rất khéo léo, linh hoạt và rất phù hợp với từng nhân vật. Mỗi một từ mà Vi Hồng dùng để gọi các nhân vật của mình đều có một ý nghĩa nhất định. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, tác giả đã sử dụng rất nhiều kiểu xưng hô để gọi

tên các nhân vật trong tác phẩm của mình. Bên cạnh những cách gọi thông thường như: gọi tên riêng (Hoàng, Băng, Ba...) gọi theo giới tính, theo độ tuổi (anh, chị, cô, ông, bà...), Vi Hồng còn gọi tên các nhân vật của mình bằng những từ xưng hô rất riêng biệt và mang sắc thái biểu cảm cao. Đó là những từ: lão, mụ,

hắn, nàng, chàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)