Văn hóa gắn bó tự nhiên, sùng bái thần linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 81 - 88)

VI HỒNG

3.1.1. Văn hóa gắn bó tự nhiên, sùng bái thần linh

Người dân miền núi nói chung và dân tộc Tày nói riêng luôn sống gắn bó, giao hòa với thiên nhiên. Thiên nhiên không phải là một khách thể độc lập riêng biệt mà luôn hiện hữu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người khi vui cũng như khi buồn. Thiên nhiên như là một người bạn, là một phần đời sống của người miền núi.

Thiên nhiên miền núi cao vời, xanh thẳm nơi quê hương Vi Hồng vừa là môi trường sinh sống, vừa là người bạn tâm tình, vừa là nguồn cảm hứng vô tận cho ông sáng tác. Thế giới tự nhiên trong văn xuôi Vi Hồng đặc biệt ở chỗ nó không chỉ phong phú mà còn vô cùng sống động. Thiên nhiên như có tâm hồn, có thể trò chuyện cùng con người, lắng nghe và hiểu được tâm tư, nguyện vọng của con người. Và nhà văn đã dành hẳn một lớp từ ngữ xưng hô để gọi tên thế giới tự nhiên ấy. Thế giới tự nhiên đó bao gồm thế giới thực vật và thế giới động vật. Đó là những cánh rừng xanh biếc, những dòng suối trong vắt, những dòng thác dữ dội hoang vu nhưng lại mang nét trữ tình, thơ mộng. Đó là thế giới động vật phong phú với những loài vật dễ thương và cả những con thú rừng hung dữ.

Khảo sát 13 tác phẩm văn xuôi trong sáng tác của Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy: Ngoài những trang văn mà tác giả dành để miêu tả về thiên nhiên, thế giới tự nhiên trong tác phẩm của ông còn xuất hiện cả trong lời đối thoại của nhân vật, qua các lời hát, câu hát then, qua lời khấn, qua điệu lượn.

Vi Hồng rất có tài miêu tả cuộc sống các loài vật như khỉ, hổ, gấu, chó, ngựa... nhà văn rất am hiểu về những cuộc tổ chức săn bắt và bẫy thú rừng của con người cũng như các cuộc đánh bắt cá trên sông. Thế giới loài vật trong tác phẩm của ông không chỉ phong phú mà còn vô cùng hấp dẫn, li kì. Qua xưng hô, các loài vật phần nào hiện ra được một cách sắc sảo, sinh động với những tình huống căng thẳng, gay gắt, bất ngờ.

Các nhân vật trong tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng thường gọi các con vật bằng những cái tên riêng: Nhì, Ất, Sam, Đăm, Cắng, Mạ Lài, Vài Mu và

được gọi là chúng, lũ chúng khi miêu tả.

Trong truyện vừa Thách đố, Hoàng đã 11 lần gọi trâu Vài Mu và trò

chuyện với con vật: “Vài Mu! Cái cổ mày to! Cái chân mày mập! mày lại về với tao hả?” [62; 131]. Hoặc ra lệnh cho Vài Mu: “Đánh hổ đi Vài Mu” [62; 155]. Trâu Vài Mu không chỉ là con vật đầu cơ nghiệp, khỏe và được việc mà còn có tình cảm gắn bó yêu thương chủ mình. Rất nhiều lần trâu Vài Mu về thăm Hoàng giữa đêm, nhà văn miêu tả những giọt nước mắt của nó như mang bao nỗi nhớ, cảm xúc của con người.

Trong tiểu thuyết Mùa hoa Bioóc loỏng, Xinh Xông đã gọi tên Mạ Lài 4 lần và cũng thường trò chuyện với ngựa Mạ Lài: “Mạ Lài của ta! Mày ở ngoài này ăn cỏ. Có làm sao thì mày phải gọi tao nhá! hiểu không!” [60; 9]. Hoặc khi

gặp nguy hiểm, Xinh Xông đã động viên ngựa của mình: Mạ Lài ơi! Mày dũng cảm lên. Đừng sợ. Tao có dao sắc chặt rụng đầu hổ hư chặt củ chuối”

[60; 21, “Mạ Lài đừng sợ, có tao đây mày đừng sợ” [60; 22].

Trong truyện dài Người làm mồi bẫy hổ, Nen đã 7 lần gọi tên của con khỉ đầu đàn Cắng. Những ngày tháng lưu lạc cùng sống chung với lũ khỉ trong rừng Nen coi chúng như người bạn: cùng ăn, cùng chiến đấu kẻ thù (gấu, lũ cướp). Nen đã thường xuyên dạy bảo nó: “Cắng trèo lên” [61; 43], “Cắng, hái những quả đã thâm, đã chết” [61; 43] và khi kẻ thù đến Nen đã ra lệnh: Cắng, đánh” [61; 44], “Cắng. Đánh mạnh”, “Cắng, tránh! Cắng, khẹc, khẹc, dừng lại!” [61; 45]. “Cắng, mày sai lũ mày đi theo tao xuống khe” [61; 45].

Nen cũng hay trò truyện với lũ khỉ:

“Tao cho đứa nào thì đứa ấy được ăn, hiểu chưa” [61; 39].

“Chúng mày là bậy bạ lắm. Chúng mày quen dọa đàn bà con gái hả” [61; 39].

Khi Nen từ rừng trở về sau 2 năm lạc trong rừng sâu, cô gọi Đăm (con chó) “Đăm, Đăm, Đăm!” [61; 49].

Trong tiểu thuyết Dòng sông nước mắt, Thu Khoan đã gọi tên từng con ca nặm: “Ất!”, “Nhì”, “Sam” [58; 192]. Mỗi khi chúng lười bắt cá hoặc tham

ăn thường bị “Bà lại quát mắng và tát như tát trẻ con để đe dọa con ca nặm.

Nó biết lỗi, nên nó chẳng kêu và không giãy giụa” [58; 192]. Những con ca

nặm không chỉ biết bắt cá cho chủ mà còn biết cứu người khi bị đuối nước. Trong tiểu thuyết Vãi Đàng, khi bị thả mảng trôi trên sông vì mang tiếng ma gà, Đàng đã gọi và ra lệnh cho con chó Đăm: Đăm! Đăm!”, “Đăm! cắn! cắn!” [56; 67] để dọa con khỉ đực và xua đuổi chúng, nhằm bảo vệ cho mẹ con

Đàng. Có lúc Đàng lại thủ thỉ với con vật như với một người bạn: Đăm ơi, mẹ con tao sắp chết rồi! bao giờ mẹ con tao chết mày hãy bơi vào bờ, tìm đến một chủ khác mà sống! Mày đừng về nhà tổng Nhự mà chúng nó sẽ đập mày chết! Mày đừng về Đăm à!” [56; 67].

Câu hát lượn của Đàng trong tiểu thuyết Vãi Đàng là lời chào thân

thương đến các con vật nuôi gần gũi gắn bó với cuộc sống của người dân Tày:

“Chào đàn vịt bơi trên nước Chào đàn gà mổ thóc ngoài sân Chào lợn trắng, lợn đen dưới sàn

Chào đàn trâu sừng ngang, sừng vênh... Gặp gì tôi chào đấy

người hãy đừng chê” [56; 31].

Thế giới loài vật trong văn xuôi Vi Hồng gần gũi, thân thiết với con người như những người bạn, cùng mưu sinh, chiến đấu, trò chuyện. Nhưng cũng có khi con người phải chiến đấu vật lộn giữ gìn sự sống với những “thằng hổ”, “lão hổ”, “rết chúa” hung dữ, hiểm ác.

Không chỉ có loài vật được người dân Tày dành sự yêu thương, gần gũi và coi là người bạn, mà thực vật cũng được con người coi như có linh hồn trú ngụ, là một thế giới vô cùng gần gũi nhưng lại linh thiêng, huyền bí. Vì thế mà trong tiểu thuyết Đất bằng, nhà văn miêu tả cảnh nhân vật già Viền nói chuyện

với cây: Cây ơi, không phải ta giết mày. Cây chết ở đất này một lần để cây

vào núi sống mãi mãi. Núi cao đất dốc cho cây sống, nơi đây đất bằng cho người sống, cây à!” [56; 142].

Trong đoạn thoại trên của già Viền, nhân vật đã 5 lần gọi tên cây, trò chuyện với cây theo lối xưng hô ta - mày thân mật của người Tày. Đó là lời “rì

rầm nửa khấn nửa nhủ chuyện với cây.” [56; 142]. Già Viền như phân tích giãi

bày để cây hiểu lí do mà con người chặt cây, vừa như khuyên nhủ vừa như mong cây không oán hận hành động chặt cây của con người. Đọc lời khấn của già Viền, “cây” không còn là một sinh vật vô tri vô giác nữa, mà “cây” đã trở thành một thực thể có tâm hồn, biết cảm thụ và lắng nghe, hiểu được ngôn ngữ của con người.

Hay trong lời trần thuật của tác giả, Vi Hồng cũng nhắc đến cây: “giọt sương từ ngọn cây rơi xuống, khi ta chặt là nước mắt của cây, nhiều người có tuổi, cứ chặt đổ một cây lại chặt một cành nhỏ của cây ấy, cắm vào gốc hoặc giữa tim gốc nó và khấn khứa”[56; 141,142]. Rõ ràng trong tiềm thức và quan

niệm của người dân vùng Đin Phiêng, cây như một người bạn có tâm hồn, có trái tim, biết chảy nước mắt khi đau đớn.

Lời hát của trẻ con trong truyện ngắn Cọn nước Eng Nhàn:

Trời ơi! hửng hửng Hửng cho chim mò cá Hửng cho chó săn nai Hửng cho nai về tổ

hửng lên! trời nắng lên.” [63; 356]. Trời ơi! mưa to to

Cho gạo lại đầy vò vò

Cho quả trầu trĩu cành cành

Cho mọi bản ăn no no.” [63; 359].

Lời hát của bọn trẻ cất lên vừa như thể hiện ước muốn, vừa như lời cầu khấn của con người muốn gửi đến đấng tự nhiên cầu cho mưa thuận gió hòa để

vạn vật sinh sôi để mùa màng bội thu. Trong quan niệm của người Tày, “trời” là lực lượng siêu nhiên có sức mạnh to lớn trong việc quyết định cuộc sống no đủ hay thất bát. Vì thế người Tày thường tôn thờ “trời” và gọi là “ông trời”, “bố trời” “mẹ đất”. Không chỉ thể hiện “trời” là bậc trên, mà còn là ruột thịt, thân thiết như bố như mẹ. Đó là lời của mẹ Đàng trong Vãi Đàng: “Bố trời ơi! mẹ đất

à! thế là nhà ta thành ma gà rồi con ơi.” [56; 19]. Trong tâm khảm, mẹ Đàng coi

lực lượng siêu nhiên vừa như là thứ gì đó thiêng liêng nhưng lại vô cùng gần gũi. Ngay khi gặp nạn, câu đầu tiên bà kêu lên là gọi trời, gọi đất như để chia sẻ như để trút bớt đi nỗi bất hạnh mang tiếng ma gà mà gia đình bà đang gặp phải. Khi mẹ Đàng nghe Điển trả lời về tên chánh tổng đang đến gần, bà lại một lần nữa vừa thể hiện sự bất ngờ vừa thể hiện sự sợ hãi: “ông trời, mẹ đất ơi!” [56; 34].

Trong tiểu thuyết Dòng sông nước mắt, khi nghe con gái Kim Ngần đòi

lấy Kin Xa, Thu Khoan đã thể hiện sự bất ngờ, bất lực và đau khổ đến tột độ: “Bố trời mẹ đất ơi! Ôi đất đentrời cao ơi, sao tôi lại phải gặp những nỗi đắng cay đắng quá sức người như thế này” [58; 224].

Ông Cắm Hỷ kêu thất thanh khi bất ngờ phát hiện thấy một người trên sông: “Ôi, bố trời, mẹ đất ơi! Trời đất dựng đá ơi tại sao lại có một người tự tử” [58; 12].

Trong các tác phẩm văn xuôi của mình, Vi Hồng thường lồng những câu hát then, những câu sli tiếng lượn, những bức phong slư mang những nội dung và thông điệp riêng. Hát then là một nét đẹp trong trong sinh hoạt văn hoá thường nhật của người Tày. Khi vui người ta mời Then, khi nhà có chuyện mời Then, người có bệnh mời Then, người hiếm muộn mời Then. Then gắn với đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Tày. Các bà Then, ông Tào, Pụt, Mo là những người có khả năng liên hệ với thần linh, tiếp cận với thế giới siêu nhiên, là cầu nối giữa người trần với các đấng tự nhiên. Bởi vậy, họ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của cộng đồng. Then của người Tày mượn lời ca, tiếng đàn tính, đàn mạy loi cùng chùm xóc nhạc dẫn đường đến với các đấng siêu nhiên để thỉnh cầu hay bày tỏ lòng biết ơn.

Những câu lượn của Đàng trong tiểu thuyết Vãi Đàng là lời chào thân ái, hồ hởi tới con người, tới thiên nhiên vô vàn yêu quý:

“ Nghiêng nón tôi xin chào gốc bản, gốc rừng

Cất đầu, tôi chào người quen, người lạ Tôi chào người già người trẻ

Người người đẹp đẽ hơn hoa

Tôi chào đồng ruộng cho chủ nhiều thóc

Chào nước trong như ngọc chảy xuôi” [56; 31].

Hay lời hát của Then Kì trong trong tiểu thuyết Đất bằng: “Chào núi chào sông chào mặt trăng rạng sáng” [56; 167].

Trong câu hát lượn của Đàng và của Kì là lời chào các đối tượng vô cùng phong phú bao gồm cả con người và thiên nhiên: Gốc rừng, đồng ruộng, nước,

núi, sông, mặt trăng rạng sáng đã gắn bó từ bao đời với con người. Lời chào ấy

như mang theo niềm hồ hởi và lòng biết ơn thiên nhiên đã ưu ái để mùa màng tốt tươi, mang lại nhiều thóc lúa cho con người.

Lời hát then của Kì trong Đất bằng cũng có rất nhiều những từ ngữ dùng để gọi thiên nhiên:

Hoa ơi, hoa hỡi, thơm nữa hỡi hoa Cho ong bướm xa về hội họp...

... Anh làm gió mát hoa cười” [56; 159].

“Hoa ơi, hoa hỡi, hỡi hoa” là những tiếng gọi tha thiết mà chủ thể muốn gửi đến “hoa” - biểu tượng về vẻ đẹp thiên nhiên thuần khiết nhất của Người Tày. người Tày quan niệm con người vốn là con của Mẹ Hoa, mỗi người là một bông hoa: “Mẹ Hoa phân Hoa. Mẹ Hoa chi lại để đầu thai vào lòng người”

Trong tác phẩm của Vi Hồng, “hoa” và con người có một sợi dây liên hệ vô cùng đặc biệt. Trong lời hát then của Kì, con người xưng hô với “hoa” là anh - hoa thể hiện sự thân thiết, gần gũi. Hơn nữa phép ẩn dụ “hoa cười” một lần nữa

Các vị thần thuộc thế giới tự nhiên cũng xuất hiện trong lời khấn của ông Đáng trong tiểu thuyết Đất bằng khi làm lễ “ò lò pù gáng” để mừng đêm liên hoan mừng cơm mới của Đin Phiêng:

“Ơi thần cây ở muôn cành cao Hỡi thần suối ở muôn khe thấp

Thần sông không xương dẻo như tấm vải chàm” [56; 218]. “Hỡi thần xanh tươi tôn kính

Nhận của tôi thêm một lời Sinh ra ở đất Đin Phiêng

Mùa này chúng tôi làm ruộng thay nương Trồng đồng Đin Phiêng thuở trước

Cấy ruộng Đin Phiêng thuở xưa...” [56; 218].

Ông Đáng đã thay mặt cho toàn thể nhân dân Đin Phiêng đã gửi lời khấn, lời cảm tạ của con người với những đấng siêu nhiên: thần cây, thần suối, thần sông, thần xanh tươi (thần mùa màng). Mặc dù lễ “ò lò pù gáng” xuất phát từ người Dao, nhưng người Tày ở Đin Phiêng lại thực hiện nghi lễ một cách tôn kính và thiêng liêng. Người khấn xưng là “tôi” với các vị thần như thể hiện sự trang trọng, nghiêm túc. Lời khấn không chỉ là nghi thức, nghi lễ mà còn mang trong đó tâm tư, nguyện vọng, sự thành kính, trang nghiêm của con người, mong muốn được các vị thần linh của thiên nhiên thấu hiểu.

Trong tác phẩm Đất bằng, sức mạnh của ông thần được thể hiện trong

lời nguyền của mẹ Xanh: “Ôi ông thần ngày xưa đã nằm ngửa làm nên cánh đồng này hãy về đây thu lại ruộng đất của thần”.

Như vậy, qua lớp từ ngữ xưng hô mà các nhân vật trong tác phẩm Vi Hồng dùng để gọi các đấng tự nhiên, có thể thấy rằng, đời sống văn hoá tâm linh của người Tày không thể thiếu các vị thần: thần Thổ địa, thần Cây, thần Nông nghiệp (bảo vệ mùa màng)… Vì thế trong mỗi gia đình người Tày bao giờ cũng có bàn thờ để thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh đó. Văn hóa gắn bó

thiên nhiên, tôn thờ sùng bái thần linh như một nét đẹp văn hóa mang đặc trưng riêng của Người Tày nói riêng và người miền núi nói chung.

Với giọng điệu miêu tả thiên nhiên, gọi tên tự nhiên, tôn sùng tự nhiên, nhà văn Vi hồng như gửi vào trong tác phẩm một tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương xứ sở và truyền tới người đọc ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường tự nhiên. Vì thiên nhiên và con người luôn gần gũi, giao hòa, không thể tách rời độc lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)